3 Sự xuất hiện tầng lớp sỹ phu yêu nƣớc, tiến bộ cuối thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 29 - 49)

Cuộc khủng hoảng sâu, rộng về nhiều mặt của nhà Nguyễn cùng dã tâm xâm lƣợc của thực dân phƣơng Tây đã đƣa đất nƣớc đến bên bờ vực thẳm. Trong bối cảnh rối ren đó, nội bộ triều đình Huế có sự phân hóa rõ rệt, thành

hai phái: phái chủ chiến (gồm Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tƣờng, Phạm Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Lê Hiểu Hữu, Nguyễn Đăng Điều…) và phái chủ hòa (tiêu biểu cho phái này có Trƣơng Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Lƣu Lƣợng, Võ Xuân Hãn, Trần Văn Trung, Lâm Duy Hiệp…).

Song song với hai xu thế này, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX còn xuất hiện “dòng tƣ tƣởng” khác. Đó chính là một bộ phận sĩ phu, quan lại mang tƣ tƣởng tiến bộ, muốn canh tân đất nƣớc; có thể kể đến một số tên tuổi lớn nhƣ Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trƣờng Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền, Trần Đình Túc, Nguyễn Tƣ Giản...

1. 3. 1. Phạm Phú Thứ (1821 - 1882): Mặc dù có khá nhiều tƣ liệu đề cập đến Phạm Phú Thứ, cả ở góc độ tiểu sử lẫn sự nghiệp song đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chƣa xác định đƣợc nguyên quán của ông, chỉ biết rằng ông là ngƣời Bắc 1, tổ tiên vào Quảng Nam lập nghiệp. Phạm Phú Thứ sinh năm 1821, mất năm 1882 [20, 1362] tại làng Đông Bàn, huyện Diên Phƣớc [13, 1047], nay thuộc thôn Nam Hà 1, xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam2

; ông có tên tự Giáo Chi (có nghĩa là “dạy học”), hiệu Trúc Đƣờng (ngôi nhà tre), biệt hiệu là Giá Viên (vƣờn mía). Thuở nhỏ, Phạm Phú Thứ có tên là Hào, khi đi học mới đổi thành Thứ (nghĩa là rộng lƣợng). Cha Phạm Phú Thứ là Phạm Phú Sung, mẹ ông là Phạm Thị Cẩm.

Phạm Phú Thứ là cháu ngoại của một ông đồ nên ngay từ nhỏ đã nổi tiếng học giỏi. Năm 21 tuổi (năm Thiệu Trị thứ hai, tức năm 1842), Phạm Phú Thứ đỗ Giải nguyên ở kì thi Hƣơng. Một năm sau, ông tiếp tục đỗ đầu kì thì Hội (Hội nguyên). Sau đó, ông đậu Tiến sĩ cập đệ ở kỳ thi Đình [40, 758]. Thi đỗ, Phạm Phú Thứ đƣợc bổ làm biên tu, một năm sau (1845), ông đƣợc thăng chức Tri phủ Lạng Giang.

1

Theo Quốc triều sử toát yếu, phần “Chính biên” [41, 758] thì “Bắc” có nghĩa là Trung Quốc.

2

Theo Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - toàn tập của Trần Văn Giáp thì Phạm Phú Thứ sinh năm 1820 [13, 1047].

Đến thời Tự Đức, nhà vua chuyển Phạm Phú Thứ qua Viện tập hiền, giao cho ông chức vụ Khởi cu chú (ghi lại lời nói, hành động của vua), rồi lại cử sang tòa Kinh diên (phòng giảng sách cho vua). Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì năm 1850, ông có dâng sớ can ngăn vua nên bị mất chức và bị khép tội đi đày. Tuy nhiên, Tự Đức cho rằng sớ của ông thực chất chỉ là “lời nói khí quá khích, không nỡ bỏ nhƣng răn về nóng bậy” nên chỉ giáng ông làm Thừa nông dịch ở trạm Thừa nông (Huế) [40, 758]. Sau khi đƣợc phục chức, Phạm Phú Thứ đƣợc cử đi công cán ở Quảng Đông (Trung Quốc).

Hai năm sau, triều đình cử ông làm Tri phủ Tƣ Nghĩa. Xét công lao tổ chức và vận động dân chúng lập đƣợc hơn năm mƣơi kho nghĩa thƣơng, nhà Nguyễn phong cho ông chức Viên ngoại lang ở bộ Lễ.

Năm 1855, nhân cuộc bạo động của ngƣời Thƣợng ở Đá Vách (Quảng Ngãi), Phạm Phú Thứ đƣợc điều sang công tác quân sự. Cuộc bạo động đƣợc dẹp yên, ông đƣợc giao chức Án sát hai tỉnh: Thanh Hóa và Hà Nội.

Một năm sau, khi đƣợc chuyển về làm việc tại Nội các - Huế (1858), Phạm Phú Thứ xin về quê dƣỡng bệnh và cải táng cho cha. Sau khi trở lại triều đình, ông dâng sớ xin đắp đê Cu Nhí, đào sông Ái Nghĩa và xây dựng căn cứ quốc phòng ở Quảng Nam. Năm 1860, Phạm Phú Thứ đƣợc thăng chức Thị lang bộ Lại, rồi Tham tri bộ Lại.

Có thể nhận thấy, trong quãng thời gian từ thơ ấu tới học hành, thi cử đỗ đạt, đƣợc bổ làm quan, bị cách chức rồi đƣợc triệu hồi trở lại của Phạm Phú Thứ, đáng chú ý là sự kiện ông vận động dân chúng thành lập hơn năm mƣơi kho nghĩa thƣơng, đề xuất triều đình đắp đê Cu Nhí, đào sông Ái Nghĩa. Đây chính là một trong những tiền đề để xuất hiện một Phạm Phú Thứ - nhân vật tiêu biểu của dòng canh tân đất nƣớc sau này.

Phạm Phú Thứ đi sứ châu Âu: Đầu năm 1863, triều đình Huế bổ nhiệm Phạm Phú Thứ làm Khâm sai, cử vào Gia Định cùng Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp nhận nhiệm vụ điều đình lại một số điểm trong Hiệp ƣớc Nhâm Tuất (1862). Nhiệm vụ không hoàn thành, Phạm Phú Thứ bị giáng cấp.

Cũng trong năm này, ông đƣợc cử làm Phó sứ cùng Phan Thanh Giản (Chánh sứ) và Ngụy Khắc Đản (Bồi sứ) sang châu Âu xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Tháng hai (âm lịch), đoàn sứ thần của nhà Nguyễn trở về nƣớc, Phạm Phú Thứ đã dâng lên vua Tự Đức bản tƣờng trình đề nghị “cải cách việc học tập và phát triển công nghiệp” [13, 1047]. Ngoài ra, ông còn dâng lên triều đình hai tác phẩm: Tây hành nhật kýTây phù thi thảo. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì vua Tự Đức rất cảm động và đã làm một bài thơ về sự việc này [40, 758].

Không rõ có phải vì những đề nghị đổi mới đất nƣớc hay không mà năm 1865, Phạm Phú Thứ đƣợc thăng làm Thƣợng thƣ bộ Hộ, sung Viện cơ mật đại thần. Trong cƣơng vị mới, ông đã đặt Tuyên phủ sứ ở 4 địa phƣơng: Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An và Hƣng Hóa. Đại Nam chính biên liệt truyện cung cấp thêm thông tin: ông xin đặt “trƣờng giao dịch chợ búa, sửa thuế thƣơng chính, lập thổ tù” ở các nơi ấy để làm mạnh vững nơi biên phòng, nhƣng việc rút cục không thành”. Một năm sau, khi Pháp đƣa thƣ đòi cai quản 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên vì “ở đây bọn cƣớp thƣờng qua lại”, Phạm Phú Thứ cùng Phan Huy Vịnh đƣợc nhà Nguyễn cử đến điều đình “giữ giao ƣớc cũ lâu dài” [41, 452].

Sau cái chết của Chánh sứ Phan Thanh Giản (năm 1867), Phạm Phú Thứ đƣợc triều đình Huế giao nhiệm vụ điều đình với Pháp. Tuy nhiên, có lẽ do thái độ cứng rắn của ông nên các cuộc thƣơng lƣợng sau đó đều không mang lại kết quả. Phải chăng vì lí do này mà Phạm Phú Thứ đã bị triều đình khiển trách, triệu về kinh “hậu cứu” [20, 1362-1663].

Mặc dù do phạm lỗi rồi bị giáng xuống làm Thị lang (1873) nhƣng trong mắt Tự Đức, Phạm Phú Thứ vẫn là ngƣời “am hiểu và có tài cán lão luyện” nên tháng 10 (âm lịch) năm 1874, nhân sự kiện nhà Nguyễn mở nha Thƣơng chính ở Bắc Kỳ, vua Tự Đức đã đổi ông là Thự Tổng đốc (có thể hiểu: Tổng đốc tạm quyền) Hải Yên (Hải Dƣơng và Quảng Yên) kiêm chức Tổng lý thƣơng chánh đại thần. Tại Hải Yên, chứng kiến cảnh vỡ đê Văn

Giang (thuộc Hƣng Yên ngày nay), Phạm Phú Thứ đã xin triều đình chuẩn y đề xuất trích 5 vạn gạo trong kho Hƣng Yên để phát chẩn, đồng thời di dân đến Đông Triều, Nam Sách để khai khẩn, ổn định cuộc sống.

Năm 1876, Phạm Phú Thứ chính thức nhậm chức Tổng đốc. Ông đã thực thi một số biện pháp an dân nhƣ: đặt trƣờng mua gạo ở chợ An Biên, Đồ Sơn; phái Lƣơng Văn Tiến phủ dụ lƣu dân, tạo công ăn việc làm để họ thôi càn rỡ… Theo Quốc sử triều toát yếu [41, 483-484] thì trong thời gian này, Phạm Phú Thứ còn chỉ đạo việc mở rộng sông ở Bình Giang, mở Nha Thƣơng Chánh và trƣờng học chữ Pháp ở Hải Dƣơng (năm 1878) 1…

Cũng trong năm 1878, Phạm Phú Thứ đƣợc công nhận là Thụ Hiệp biện Đại học sĩ. Tuy nhiên, do mâu thuẫn trong triều đình (năm 1879 ông bị cáo tội thiếu công minh trong hành xử: dễ dãi với Hoa thƣơng, quá nghiêm khắc với ngƣời Pháp) 2, Phạm Phú Thứ bị đình chỉ công việc nhƣng cũng phải đến tháng 3 năm 1880, ông mới thực sự về kinh vì Tổng đốc mới của Hải Yên là Lê Ðiều đã xin cho ông ở lại mấy tháng để giúp việc. Sau khi hồi kinh, ông xin nghỉ một thời gian để chữa bệnh. Năm 1880, triều đình giáng ông làm Quang lộc tự khanh, lĩnh chức Tham tri ở bộ Binh. Nhân sự việc này, ông đã cáo quan về quê.

Mặc dù vậy, ảnh hƣởng của Phạm Phú Thứ với thời cuộc và những quốc gia ông từng đi sứ vẫn khá đậm. Cuối năm 1881, khi Tây Ban Nha dâng tặng khánh vàng cho triều đình đã gửi tặng khánh vàng cho một số đại thần nhà Nguyễn là Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tƣờng, Hoàng Diệu và Phạm Phú Thứ [41, 491].

1. 3. 2. Đặng Huy Trứ (1825-1874): Qua các nguồn tƣ liệu, có thể khẳng định, Đặng Huy Trứ sinh ngày 16 tháng 5 năm 1825, mất ngày 7 tháng

1

Theo nguồn tƣ liệu này, vì Phạm Phú Thứ “đào sông rồi mới tâu” nên “bị nhà vua truyền chỉ giáng lƣu”.

2

Có thông tin cho rằng Dƣơng Hoàn (Khâm phái ngự sử) đã tấu lên triều đình: Lƣơng Văn Tiến - ngƣời trƣớc đó đã đƣợc Phạm Phú Thứ phái đi phủ dụ dân - cậy thể chở gạo ra nƣớc ngoài.

8 năm 1874, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, tổ tiên nhiều đời “ăn lộc” nhà Nguyễn. Ông tên tự là Hoàng Trung, có các hiệu: Võng Tân, Tỉnh Trai. Do Đặng Huy Trứ từng làm Bố chính nên ngƣời đời thƣờng gọi ông là Bố Trứ, Bố Đặng. Thuở nhỏ, Đặng Huy Trứ từng quy y tại chùa Từ Hiếu nên có pháp danh là Đức Hải. Quê Đặng Huy Trứ ở làng Bát Vọng, sau dời sang ngụ ở làng Thanh Lƣơng - nay thuộc xã Hƣơng Xuân, huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đặng Huy Trứ đỗ đạt rất sớm. Năm 18 tuổi (1843), ông đã đỗ Cử nhân và chỉ 4 năm sau, Đặng Huy Trứ tham dự các kỳ thi Hội, thi Đình. Tuy nhiên, do bài thi phạm húy nên Đặng Huy Trứ bị phạt đánh 100 roi, đồng thời không những không đƣợc công nhận Tiến sĩ mà còn bị cách luôn cả danh vị Cử nhân, cấm thi trọn đời.

Rất lâu sau đó, Đặng Huy Trứ mới thi lại và đỗ Tiến sĩ, do một vị quan trong triều biết tài học của ông, đã mời về dạy trong gia đình và tâu xin với triều đình bãi bỏ lệnh cấm thi trọn đời trƣớc đó.

Sau 3 năm làm dạy học (từ 1853 đến 1856), Đặng Huy Trứ đƣợc cử kiểm tra tàu thuyền. Tƣ tƣởng chủ chiến của ông đƣợc thể hiện rất rõ trong bài “Vãng quân đi sứ Đà Nẵng tức sự”. Ông xác định: “Ngày nay điều hệ trọng nhất quốc gia chỉ là chống ngƣời Tây Dƣơng. Vấn đề lớn nhất bàn bạc ở triều đình cũng chỉ là vấn đề ngƣời Tây Dƣơng. Sự việc to lớn sứ quán ghi chép cũng là việc ngƣời Tây Dƣơng” [32, 35]. Từ năm 1856 đến năm 1864, Đặng Huy Trứ lần lƣợt giữ các chức vụ: Thông phán Ty Bố chính Thanh Hóa; Tri huyện Quảng Xƣơng; Tri phủ Thiên Trƣờng (tỉnh Nam Định); Hàn lâm viện trƣớc tác; Ngự sử - trƣớc khi đƣợc bổ nhiệm chức Bố chính Quảng Nam (năm 1864).

Năm 1865, Đặng Huy Trứ đi Hƣơng Cảng và mang về một tài liệu quý giá, đó là cuốn sách viết về máy hơi nƣớc của ngƣời Tây Dƣơng. Ông đã tự mình biên dịch công trình này sang tiếng Hán. Ông cũng nêu 5 tiêu chuẩn:

- Về tƣ chất, phải cƣơng trực, dám nói, dám làm. - Về công việc, phải mẫn cán, tích cực.

- Về thâm niên, phải qua công tác thực tế.

- Không nhiễu dân để đƣợc quần chúng tin yêu [32, 42].

Hai năm sau, trong chuyến đi Trung Quốc 1, Đặng Huy Trứ đã mua về cho triều đình 239 khẩu sơn pháo. Cũng trong chuyến đi này, ông đã viết bộ “Từ thụ yếu quy” gồm 4 tập (900 trang). Nội dung cuốn sách tập trung lên án thói tham nhũng của quan lại. Ngoài ra, Đặng Huy Trứ còn viết bài Trong khi ốm được Dã Trì chủ nhân chỉ giáo trình bày tƣ tƣởng canh tân và cứu nƣớc, đồng thời mua một số mua tân thƣ, binh thƣ, máy móc, vật liệu chụp ảnh về nƣớc.

Năm 1869, Đặng Huy Trứ nhận các chức Thƣơng biện ở Hà Nội và Sơn - Hƣng - Tuyên. Ông đã mở hiệu ảnh, nhà in và xuất bản một số sách binh thƣ. Hai năm sau, Đặng Huy Trứ đƣợc bổ nhiệm giữ chức Bang biện quân vụ Lạng - Bằng - Ninh - Thái và đƣợc cử đi đánh dẹp ở biên giới (cùng với Hoàng Kế Viêm). Năm 1873, dƣới sự chỉ đạo của Hoàng Kế Viêm, Đặng Huy Trứ đã lui quân về căn cứ Đồn Vàng (Hƣng Hóa), mƣu tính kháng Pháp lâu dài. Kế hoạch mới manh nha thì Đặng Huy Trứ lâm bệnh nặng và từ trần (ngày 7/8/1874). Cũng trong năm này, vua Tự Đức kí Hòa ước Giáp Tuất

(1874) và ngờ rằng Đặng Huy Trứ “có bụng khác” [46, 323-335], bắt đƣa thi hài ông về Huế để kiểm tra. Hiện thi hài Đặng Huy Trứ đƣợc an táng tại Huế (trên vùng đất thuộc địa phận huyện Phong Điền - Thừa Thiên Huế).

1. 3. 3. Nguyễn Trường Tộ (1831 - 1871): Mặc dù có khá nhiều tƣ liệu, công trình nghiên cứu về Nguyễn Trƣờng Tộ song năm sinh của ông vẫn chƣa thống nhất. Không ít tác giả cho rằng, Nguyễn Trƣờng Tộ sinh năm 1828 (Minh Mạng thứ 9) [51] song tài liệu của Nguyễn Trƣờng Cửu (con trai Nguyễn Trƣờng Tộ) cung cấp thông tin: Nguyễn Trƣờng Tộ “mất ngày 10/10

1

Có tƣ liệu nói rằng trong chuyến đi này, ông bị bệnh trên đất khách và phải nằm nhà thƣơng suốt 9 tháng trong tình trạng không ngƣời thân, không tiền bạc.

năm Tự Đức thứ 24 (1871), thọ 41 tuổi”, đồng nghĩa ông sinh năm 1831. Nguyễn Trƣờng Tộ còn đƣợc gọi là “Thầy Lân” 1

, một danh sĩ, kiến trúc sƣ song trên hết, ông là nhà cải cách lớn của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

Nguyễn Trƣờng Tộ sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công giáo thuộc huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An [5]. Cha Nguyễn Trƣờng Tộ là Nguyễn Quốc Thƣ, xuất thân là thầy thuốc Đông y [47, 676]. Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán với cha và các thầy giáo trong vùng. Nguyễn Trƣờng Tộ nổi tiếng thông minh, học giỏi nên đƣợc gọi là “Trạng Tộ” nhƣng không đỗ đạt gì. Theo nhiều nhà nghiên cứu, sở dĩ Nguyễn Trƣờng Tộ không phát triển con đƣờng khoa cử vì ông là ngƣời theo Công giáo.

Về sau, Nguyễn Trƣờng Tộ có mở trƣờng dạy học chữ Hán tại nhà rồi tiếp tục truyền thụ chữ Hán tại Nhà chung Xã Đoài (Nghi Lộc - Nghệ An). Giáo sƣ Đào Duy Anh cung cấp thêm thông tin: “tiên sinh đã đƣợc Giám mục Gauthier, giáo phận Xã Đoài dạy tiếng Pháp, cung cấp các bản dịch chữ Hán của sách phƣơng Tây và cho đi du lịch ở Hồng Kông, Singapore” [1, 135].

Cuối năm 1858, khi quân Pháp bắt đầu đánh chiếm Việt Nam, cho rằng ngƣời Công giáo có thể tiếp tay cho tƣ bản phƣơng Tây, triều đình Huế đã thi hành một số biện pháp nhƣ: bắt giam các giáo sĩ, phân tán ngƣời Công giáo bằng cách sáp nhập các gia đình Công giáo vào các làng bên Lƣơng. Để đối phó với chủ trƣơng này, Nguyễn Trƣờng Tộ đã cùng giám mục Gauthier (Ngô Gia Hậu) di chuyển vào Đà Nẵng. Trong và sau thời gian này, đa số các nguồn tƣ liệu đều khẳng định: Giám mục Ngô Gia Hậu đã đƣa Nguyễn Trƣờng Tộ sang Hồng Kông rồi qua một số nƣớc phƣơng Tây nhƣ Pháp, Italia (gặp mặt Giáo hoàng Pio IX). Tuy nhiên, theo tài liệu của Giáo sƣ Đào Duy Anh thì “Giám mục Gauthier đƣa Nguyễn Trƣờng Tộ sang Hồng Kông rồi để cho Nguyễn Trƣờng Tộ một mình đi Pháp” [1, 135]. Bởi vậy, trƣớc

1

Bản tấu của Cơ mật viện (Triều đình Huế) có chi tiết: Nguyễn Trƣờng Tộ tức tên Thầy Lân

thời điểm năm 1861, Nguyễn Trƣờng Tộ đã sang châu Âu hay vẫn ở Đông Nam Á (?) đến nay vẫn chƣa thống nhất.

Tháng 2/1861, thực dân Pháp với ý định mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài Gòn đã thuyết phục một số giáo sĩ cộng tác. Giáo sĩ Ngô Gia Hậu (Gauthier) lúc này đang ở Hồng Kông đã mang theo Nguyễn Trƣờng Tộ về Sài Gòn. Với vốn tiếng Hán sẵn có, Nguyễn Trƣờng Tộ nhận lời làm phiên dịch các tài liệu chữ Hán cho Pháp 1. Tuy nhiên, sự cộng tác này chỉ kéo dài chƣa đầy 8 tháng. Đến cuối tháng 11/1861, thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến xâm lƣợc Việt Nam, Nguyễn Trƣờng Tộ nhận thấy không thể trông đợi cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 29 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)