2 Nguyên nhân thất bại của dòng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 81)

thế kỷ XIX

Có nhiều lí giải cho sự thất bại của dòng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX. Tác giả Nguyễn Trọng Văn trong bài viết Vì sao tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ bị thất bại? đƣa ra 4 nguyên nhân: những nguyên nhân thuộc về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc; về hoàn cảnh xã hội và lịch sử thời bấy giờ; về chính bản thân triều đình nhà Nguyễn [54].

Tác giả Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh nguyên nhân thất bại của trào lƣu canh tân nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam là do “thế nƣớc” (sự suy yếu của triều đình quân chủ đƣơng thời). Ông cho rằng “ngôi nhà mà các nhà canh tân thiết kế trông đồ sộ nhƣng lại thiếu một nền móng vững chắc, thiếu một ngƣời chỉ huy thi công - đó là một chính quyền đủ mạnh, có thể đảm đƣơng việc triển khai canh tân… cải cách có đƣợc tiến hành và tiến hành thành công hay không còn phải tính đến một nhân tố khác - đó là phải có một cơ sở kinh tế nhất định và một lực lƣợng đủ sức đảm nhiệm công việc canh tân”, trƣớc khi đi đến nhận định: Triều đình nhà Nguyễn không thể thực hiện các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ [3, 182].

PGS.TS Phạm Xanh nhìn nhận thất bại của Nguyễn Trƣờng Tộ nói riêng, dòng canh tân đất nƣớc nói chung dƣới góc độ những nghịch lý 1

. Đó là

1

Nghịch lý giữa “thực và ảo” của PGS.TS Phạm Xanh đƣợc chúng tôi kế thừa và phát triển trong phần 3: Một số hạn chế của các đề nghị canh tân.

nghịch lí giữa: “một trí thức tân tiến và đám vua quan lạc hậu”, “chiến tranh và hòa bình”; “truyền thống và phản truyền thống”; “lƣơng và giáo”; “thực và ảo”. Có thể nói, đây là “tổng kết” tƣơng đối thỏa đáng và khá toàn diện trong việc lý giải nguyên nhân thất bại của Nguyễn Trƣờng Tộ trong nỗ lực phục hƣng đất nƣớc [59, 441].

Trên cơ sở kế thừa những nhà nghiên cứu trƣớc, đồng thời dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá và khả năng thực thi của các bản điều trần, có thế thấy nguyên nhân thất bại của dòng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX xuất phát bởi những mâu thuẫn chủ yếu sau:

Thứ nhất là mâu thuẫn giữa “năng lực” và “quyền lực”

Thực tế đã chứng minh, điều kiện cần thiết (có thể nói là quan trọng nhất) để có thể thực thi canh tân, cải cách trên diện rộng chính là quyền lực mà nhân vật nắm trong tay. Trong phạm vi Luận văn, chúng tôi xin đề cập đến hai trƣờng hợp: Hồ Quý Ly và vua Quang Trung.

Cải cách của Hồ Quý Ly đƣợc tiến hành vào những năm cuối của thế kỷ XIV - giai đoạn “mạt Trần” và kéo dài sang những năm đầu triều đại nhà Hồ. Trƣớc yêu cầu bức thiết của thời cuộc, Hồ Quý Ly đã thực thi hàng loạt cải tổ trên nhiều phƣơng diện: hạn điền, hạn nô, dời kinh cùng tòa thành Tây Đô mới về Thanh Hóa, ban hành và lƣu thông tiền giấy Thông bảo hội sao (về sau đƣợc thay thế bằng tiền đồng Thánh Nguyên thông bảo)…

Còn Nguyễn Huệ năm 1789, sau khi đại phá quân Thanh, đã lên ngôi hoàng đế. Một trong những biện pháp đầu tiên đƣợc vua Quang Trung thực thi là tiến hành cải cách đất nƣớc trên diện rộng:

Đối với công thƣơng nghiệp: nhà vua có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển thủ công nghiệp mà điển hình là sắc lệnh “khoan thƣ sức dân” và bãi bỏ thuế điền. Trên cơ sở phục hồi và phát triển nông nghiệp, Quang Trung mở rộng các hoạt động thƣơng nghiệp. Việc buôn bán đƣợc mở rộng, thông thƣơng với nhà Thanh có nhiều khởi sắc với việc mở các cửa ải: Bình Nhi,

Thủy Khẩu (Cao Bằng), Hoa Sơn (Lạng Sơn), Du Thôn. Không những thế, triều đình còn khuyến khích nhân dân buôn bán với các nƣớc tƣ bản.

Với chính trị - quân đội: vua Quang Trung chủ trƣơng xây dựng một chính quyền mới, tiến bộ. Quân đội đƣợc phân chia lại thành 5 doanh: trung, tiền, hậu, tả, hữu. Cứ 3 suất đinh tuyển một lính. Năm 1790, triều đình triển khai làm sổ hộ tịch trên phạm vi cả nƣớc làm căn cứ để tuyển binh. Về văn hóa - giáo dục: Chữ Nôm đƣợc khuyến khích sử dụng rộng rãi và trở thành văn tự chính thức dƣới triều vua Quang Trung. Chính sách cầu hiền đƣợc thực thi rộng rãi và triệt để. Không ít nho sĩ, trí thức của chính quyền cũ (nhƣ Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp…) có tài năng, trí tuệ đƣợc trọng dụng trong bộ máy chính quyền mới. Chính sách khuyến học, mở rộng chế độ thi cử, học tập đƣợc ban hành. Trƣờng học đƣợc thành lập ở các làng xã. Lối học khuôn sáo dần bị loại bỏ, cải tiến theo hƣớng thiết thực. Nhiều nho sinh đỗ đạt ở các triều đại trƣớc bị yêu cầu thi lại. Bên cạnh Nho giáo, nhà vua vẫn chấp nhận sự hiện diện của Phật giáo và Thiên chúa giáo.

Điểm rất dễ nhận thấy là khi tiến hành cải cách đất nƣớc, cả Hồ Quý Ly lẫn Quang Trung đều nắm trong tay quyền lực cao nhất, là ngƣời chỉ huy đất nƣớc 1. Điều đáng tiếc là Nguyễn Trƣờng Tộ và những ngƣời cùng chí hƣớng với ông đã không có đƣợc điều kiện cốt tử này. Họ có năng lực, có tài kinh bang tế thế nhƣng lại thiếu quyền lực trong tay, trong khi ngƣời nắm quyền (vua Tự Đức) lại không có đủ năng lực điều hành đất nƣớc đi theo con đƣờng đổi mới. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh: Khi nào ngƣời đứng đầu đất nƣớc có đủ quyền lực và năng lực song hành, lúc đó quốc gia sẽ thái bình, thịnh trị mà thời Lê Thánh Tông là ví dụ điển hình. Ở chiều ngƣợc lại, những ngƣời đứng đầu có quyền lực mà thiếu trí tuệ (vô minh), đất nƣớc sẽ rơi vào khủng hoảng - rối ren: binh kiêu tƣớng thoái, trẻ không kính già, trò không trọng thầy, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt, họa xâm lăng - đô hộ cận kề…

1

Những năm cuối thế kỷ XIV, vua Trần Thuận Tông chỉ có “danh” mà không có “thực”.

Thứ hai là mâu thuẫn giữa tầng lớp quan lại, trí thức mới với triều đình quân chủ trung ương

Việc nhà Nguyễn mà đứng đầu là vua Tự Đức không chấp nhận hầu hết các đề nghị, điều trần của giới sĩ phu yêu nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX đƣợc xem là một trong những nguyên nhân quan trọng đƣa đến hệ quả Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp trong gần 80 năm. Có ý kiến lên án triều đình và vua Tự Đức khá gay gắt khi cho rằng: “Cái đầu Nguyễn Trƣờng Tộ biết nghĩ nhƣng lại thiếu cái tai Tự Đức biết nghe”. Linh mục Trƣơng Bá Cần có phần nhẹ nhàng hơn song cũng lên án Tự Đức: “Điều không may cho Nguyễn Trƣờng Tộ chính là đã ở vào một thời đại với một ông vua nhu nhƣợc, với những quan lại vô trách nhiệm, với một tầng lớp sĩ phu lỗi thời lạc hậu” [4]… Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất nƣớc chính là sự bảo thủ, lạc hậu, không nhận thức đúng đắn về những đề nghị canh tân đất nƣớc. Trong bối cảnh nền văn minh nông nghiệp ngày càng trở nên lạc hậu, học thuyết Khổng - Mạnh không thích ứng đƣợc với thời cuộc thì ngƣời đứng đầu triều đình Huế vẫn chìm trong ảo tƣởng: “văn chƣơng của ông Khổng, ông Mạnh khiến cho quân giặc phải lui” [58, 64]. Để những kiến nghị, hoặc chỉ đƣợc thực hiện một cách rời rạc hoặc bị từ chối. Những điều trần của Nguyễn Trƣờng Tộ không những không tác động đƣợc đến vua Tự Đức mà còn bị quở trách: “quá tin những điều mà y đƣa ra và lại thúc giục nhiều lần đến thế khi mà trẫm đã có đủ phƣơng sách để điều khiển quốc gia” [26, 222].

Sự thiếu cƣơng quyết của vua Tự Đức thể hiện ở chi tiết: sau khi nhận đƣợc những đề nghị cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ, Tự Đức không dám phán quyết mà phải chuyển qua các quần thần nhờ xem xét. Mặc dù các quan lại triều Nguyễn là những ngƣời có học thức, thậm chí đỗ đầu trong các kỳ thi nhƣng đại đa số đều không có điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật và văn minh phƣơng Tây nên đã không có đƣợc cái nhìn “đồng thanh tƣơng ứng” với những ngƣời có tƣ tƣởng canh tân.

Ở mức độ cao hơn, sự bảo thủ, trì trệ “thiếu tầm nhìn xa trông rộng, không thức thời, không quyết tâm trong đổi mới” của Tự Đức còn đƣợc Nguyễn Trọng Văn xem là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến thất bại của dòng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX. “Nếu Tự Đức là ngƣời quyết tâm canh tân đất nƣớc thì ông không chỉ tập hợp đƣợc những ngƣời có tƣ tƣởng canh tân xung quanh mình mà với một ngƣời nắm trọn quyền hành cai trị đất nƣớc thì tƣ tƣởng canh tân sẽ có ảnh hƣởng không nhỏ trong quan lại nói riêng và giới trí thức nói chung lúc bấy giờ và khi đó, vai trò của trí thức phong kiến Việt Nam sẽ khác đối với cuộc canh tân đất nƣớc” [54, 192-193].

Thứ ba là mâu thuẫn mang tính thời đại

“Duy tân đất nƣớc chỉ đƣợc thực hiện trong thời bình. Ở thời đó có đầy đủ điều kiện về thời gian, nhân tài, vật lực cho việc chấn hƣng, canh tân đất nƣớc” [59, 441]. Đồng tình với quan điểm này, một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra giả thiết: Nếu những bản điều trần của Nguyễn Trƣờng Tộ đƣợc đƣa ra trƣớc năm 1861 khoảng 20 năm, tức là trong khoảng thời gian lịch sử tƣơng đối im ắng, khi quan hệ Pháp - Việt chƣa đến nỗi quá xấu thì có lẽ cùng với tiếng súng đại bác của Pháp, những bản điều trần của Nguyễn Trƣờng Tộ có thể phần nào đƣợc triều đình chú ý và đem ra thực hiện chăng?

Một điều rất dễ nhận thấy là trong thời gian Nguyễn Trƣờng Tộ dâng các bản điều trần (từ năm 1863 đến năm 1871), xã hội Việt Nam nói chung, triều đình trung ƣơng Huế phải đối mặt và giải quyết nhiều biến cố mà quan trọng nhất chính là cuộc xâm lăng của tƣ bản Pháp.

“Thời chiến làm sao có thể chấp nhận những đề án ngốn nhiều tiền của để rồi có nguy cơ bị tàn phá, nó chỉ chấp nhận những điều chỉnh phù hợp với chiến tranh, chủ yếu nhằm mục đích quân sự” [59, 493].

Thứ tư là mâu thuẫn giữa tôn giáo và không tôn giáo

Sơ lược về chính sách của nhà Nguyễn với đạo Thiên chúa: trong suốt thời gian trị vì của triều Nguyễn, có lẽ Gia Long là vị vua ít có thành kiến với những ngƣời theo Thiên chúa giáo nhất. Bởi vậy, suốt những năm tháng cầm

quyền, Gia Long không ban hành bất cứ luật cấm đạo nào. Tuy nhiên, sang thời Minh Mạng, chính sách “chung sống hòa bình với Thiên chúa giáo” này từng bƣớc lung lay. Những động thái quay lƣng với Thiên chúa giáo của vị vua thứ hai triều Nguyễn đã đƣợc Quốc sử quán đƣơng thời ghi lại: “Cái thuyết thiên đƣờng, tóm lại chỉ là chuyện hoang đƣờng, không có bằng chứng. Hơn nữa nếu không kính thần minh, không thờ tiên tổ thì rất trái với chính đạo. Những việc trái luân lý, hại phong hóa, điều ấy kể ra còn nhiều, thực đã phạm đến pháp luật. Đạo ấy quy là tà đạo hơn đạo nào hết” (Dụ của Minh Mạng năm 1832) [36, 235]. Cũng trong năm 1832, Minh Mạng ra lệnh cho các quan tỉnh: “khuyến cáo bỏ đạo, ai thành thực bƣớc qua cây Thập tự thì miễn tội, nhà thờ, nhà giảng cho hủy diệt đi, ai cố tình không tuân bị tội nặng”. Hai năm sau (1834), Minh Mạng ban hành Thập điều giáo huấn có đoạn: Đạo Gia tô lại càng vô lý “Trai gái chung đụng hỗn tạp, việc làm này giống nhƣ cầm thú… Đó là làm cho bại hoại luân lý, hƣ hỏng giáo hóa, không thể tin đƣợc. Nếu ngƣời nào đó bị dỗ dành thì nên mau chóng bỏ đi. Phần các việc quan, hôn, tang, tế đều phải theo lễ tục nƣớc nhà… [37, 136].

Sang thời Thiệu Trị, ngƣời đứng đầu triều Nguyễn có nới lỏng hơn song vẫn duy trì chính sách cấm đạo - xem Thiên chúa giáo nhƣ mầm họa ngang với thuốc phiện: Ngƣời Tây Dƣơng lòng vốn xảo trá, nếu bỏ cấm đạo thì Anh Cát Lợi nghe thấy cũng cầu xin bỏ cấm thuốc phiện. Nhƣng địch là giống sài lang, không thể thỏa mãn đƣợc nó… Vả lại, đạo Gia tô là tà giáo, cái hại rồi sẽ đến bởi chuyện ngoài biên, mở đƣờng cho chinh chiến. Thuốc phiện là thứ thuốc mê, cái hại của nó rồi sẽ khuynh gia bại sản, hại đến tính mạng ngƣời ta. Hai việc ấy đều nghiêm cấm trong nƣớc…” [38, 267].

Đến thời Tự Đức, ngay sau khi lên ngôi, ngƣời đứng đầu triều Nguyễn đã có nhiều biện pháp đối đầu với Thiên chúa giáo. Nhà vua phê duyệt lệnh cấm đạo: Phàm những đạo trƣởng Tây Dƣơng đến nƣớc ta thì cho quân dân mọi ngƣời ai có thể bắt đƣợc nộp quan, thƣởng cho 300 lạng bạc. Còn ngƣời đạo trƣởng Tây Dƣơng ấy do quan sở tại xét hỏi rõ ràng lý lịch, lập tức đem

việc dâng tâu, cho đem đích thân nạn nhân ấy ném xuống biển. Còn những đạo trƣởng và bọn theo đạo là ngƣời nƣớc ta, xin do các nha lại xét việc hình hai, ba lần mới báo cho biết tội, nếu họ biết hối cải bỏ đạo bƣớc qua cây giá chữ thập thì thả ra ngay. Ngƣời nào không chịu nhảy qua cây giá chữ thập thì ngƣời đạo trƣởng cũng nên xử tử, các con chiên theo đạo hãy tạm thích vào mặt, đuổi về cho vào sổ dân. Nếu họ biết hối cải thì cũng cho đến quan để trừ bỏ thích chữ ấy đi” [38, 111].

Chƣa hết, năm 1861, ngƣời đứng đầu triều đình Huế tiếp tục ban hành sắc lệnh Phân tháp giáo dân với các nội dung chính nhƣ sau:

Khoản 1: Tất cả các giáo dân, đàn ông và đàn bà, giàu cũng nhƣ nghèo, ngƣời già cũng nhƣ trẻ con đều phải phân tán vào các làng bên lƣơng.

Khoản 2: Tất cả các làng bên lƣơng phải chịu trách nhiệm canh gác các giáo dân đã đƣợc tha về theo tỷ lệ cứ 5 ngƣời lƣơng một ngƣời theo đạo.

Khoản 3: Tất cả các làng giáo đều phải san bằng, phá hủy đất đai, vƣờn tƣợc sẽ đƣợc chia cho các làng bên lƣơng xung quanh, các làng này có nghĩa vụ phải nộp thuế.

Khoản 4: Giáo dân đàn ông phải tách ra khỏi giáo dân đàn bà, đàn ông đƣa đi một tỉnh, đàn bà đƣa đến một tỉnh khác để họ không đƣợc sum họp, trẻ con sẽ giao cho các gia đình bên lƣơng nào muốn nuôi chúng.

Khoản 5: Trƣớc khi đƣa đi, tất cả giáo dân đàn ông, đàn bà, trẻ con đều phải thích chữ vào mặt: Ở má trái là hai chữ tà đạo, ở má phải là tên tổng, huyện gửi tới, để chúng không thể chạy trốn [2].

Chính sách cấm đạo dƣới triều Tự Đức chỉ đƣợc nơi lỏng đôi chút từ năm 1862. Khoản 2 hiệp ƣớc Nhâm Tuất (1862) mà nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp khẳng định: “Công dân hai nƣớc Pháp và Tây Ban Nha có thể hành đạo Gia Tô trong nƣớc Việt Nam và công dân của nƣớc này, bất luận ai, nếu muốn theo đạo Gia Tô thì theo và không bị ngăn trở; nhƣng không đƣợc cƣỡng bức ai trở thành tín đồ Gia Tô nếu ngƣời ấy không muốn” [50, 132]. Tiếp đến hiệp ƣớc Giáp Tuất (1874), dƣới sức ép của ngƣời phƣơng Tây, vua

Tự Đức buộc phải công nhận quyền tự do truyền giáo, ngƣời theo đạo Thiên chúa có quyền bình đẳng nhƣ mọi công dân cả nƣớc.

Nhìn chung, chính sách của nhà Nguyễn (từ thời Minh Mạng tới Tự Đức) với đạo Thiên chúa trƣớc sau vẫn là lệnh cấm hết sức cực đoan, duy ý chí. Việc Tự Đức điều chỉnh các lệnh cấm này hoàn toàn không do thay đổi trong nhận thức mà chỉ để ứng phó với diễn biến chính trị, xã hội mà thôi.

Bi kịch mà Nguyễn Trƣờng Tộ, Đinh Văn Điền - những con chiên ngoan đạo - mắc phải chính là ở chỗ ấy. Định kiến “Thiên chúa giáo đã gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)