3 Đề xuất canh tân của Nguyễn Trƣờng Tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 56 - 69)

Đề xuất canh tân của Nguyễn Trƣờng Tộ có thể nói là đầy đủ và toàn diện nhất trong số các gƣơng mặt đổi mới của đất nƣớc nửa sau thế kỷ XIX. “Chỉ trong vòng 8 năm rƣỡi (3/1863 - 11/1871) của quãng đời non trẻ đầy biến động, (1828-1871) ông đã viết 58 bản điều trần, đề cập đến hàng loạt vấn đề cấp thiết…” [19, 60]; có thể kể ra những bản điều trần tiêu biểu nhƣ:

- Giáo môn luận (Bàn về việc tự do tôn giáo, 26 tháng 3 năm 1863) - Thiên hạ phân hợp đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ).

- Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu, tháng 6 năm 1864). - Khai hoang từ (Bàn về việc khai hoang, tháng 2 năm 1865). - Điều trần khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông (1866).

- Kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây (1866). - Kế ly gián giữa Anh và Pháp (1866).

- Điều trần về hội nƣớc ngoài (1866).

- Phúc trình về việc ký hợp đồng với các hội nƣớc ngoài (gửi về khi sang Pháp năm 1887).

- Về tám điều cần bàn gấp (gửi về khi sang Pháp năm 1867). - Điều trần về việc tiễu trừ giặc biển (tháng 8, 1868).

- Điều trần về việc tái tu võ bị (1869).

- Kế hoạch nội công ngoại kích thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ (11/1870). - Bàn về việc cho Pháp thông thƣơng để đổi lại 6 tỉnh (tháng 2, 1871). - Kế hoạch thƣơng nghị với Pháp và vận động sự giúp đỡ của các nƣớc khác (tháng 2, 1871).

- Kế hoạch vay tiền để dùng vào việc binh (tháng 2, 1871).

- Về việc gửi học sinh sang Singapore học sinh ngữ (tháng 2, 1871). - Tu võ bị (bàn về chỉnh đốn quân đội và quốc phòng, tháng 5, 1871). - Về việc cần canh tân, quảng giao để giữ nƣớc (tháng 8, 1871) v.v... Có thể khái quát nội dung các bản điều trần nhƣ sau:

Về văn hóa, xã hội: đề xuất canh tân về văn hóa, xã hội của Nguyễn Trƣờng Tộ tập trung ở các mặt: Lập trại tế bần và viện dục anh; tăng cƣờng việc giáo dục bọn côn đồ, du đãng, trộm cƣớp; cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh; chấm dứt những tệ nạn xã hội [48].

- Về việc lập trại tế bần và viện dục anh: theo quan điểm của Nguyễn Trƣờng Tộ, “ngoài đƣờng có ngƣời đói khát ăn xin, da bọc xƣơng, giơ tay xin miếng ăn thừa mà không chịu cho, láng giềng có trẻ mồ côi ngồi khóc bên đƣờng mà không thèm ngó tới, nhƣ thế mà gọi là hiếu thiện đƣợc sao?”, “giữa việc sinh và việc nuôi thì việc nuôi quan trọng hơn nhiều lắm. Những trẻ mồ côi khốn khổ ấy, nếu không có ai chăm lo, nuôi nấng thì sẽ bị chết uổng” vì vậy triều đình cần sớm lập các địa điểm nuôi dƣỡng trẻ mồ côi, ngƣời già và ngƣời tàn tật. Vậy nhƣng, “tuy có xuất của xuất công một ít nào đó để tế bần, nhƣng kẻ thừa hành không làm tròn nhiệm vụ, cho nên ngƣời nghèo khó không đƣợc giúp đỡ bao lăm”, bởi vậy việc lập các “trại” này cần dựa trên sự hảo tâm của những ngƣời giàu có, những ngƣời giàu lòng từ thiện, đặt các hòm cứu tế tại các tụ điểm nhƣ nhà thờ, trƣờng học… Ông cũng phân chia những ngƣời xứng đáng nhận đƣợc sự cứu trợ làm hai hạng. Với ngƣời có sức lao động thì tổ chức cho họ sản xuất, ngƣời ốm đau, già yếu cần đƣợc nuôi bằng công quỹ và tiền quyên góp. Riêng với trẻ mồ côi, ngoài việc lo cơm ăn áo mặc còn phải lựa chọn ngƣời nuôi dƣỡng có đủ phẩm chất đạo đức.

- Giáo dục các phần tử bất hảo: theo Nguyễn Trƣờng Tộ, nhà nƣớc cần tiến hành “điều tra dân số” để nắm bắt đƣợc con số rồi phân chia, đƣa đi quản thúc ở các địa điểm xa dân cƣ. Nhà nƣớc chu cấp cơm áo cho các phần tử này rồi sử dụng hình thức lao động để cải tạo (có thể đem theo vợ con trong

trƣờng hợp cải tạo bằng hình thức khai hoang vùng đất mới) hoặc sung vào quân đội.

- Cải tạo hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh: đề xuất này thuộc nội dung bản điều trần ngày 10 tháng 3 năm Tự Đức thứ 24 (1871). Nguyễn Trƣờng Tộ cho rằng con ngƣời khác con vật ở chỗ phải mặc quần áo và có nhà cửa. Ông cũng lên án cuộc sống tùy tiền, thiếu vệ sinh: từ nông thôn tới kinh thành, chỗ nào cũng có uế khí, rác thải đƣợc ngƣời dân đổ ra đƣờng. “Ngƣời đời sinh bệnh, nhƣng bệnh đó từ lỗ mũi mà vào; những nơi uế độc, nhân khí nặng mà chƣơng lên, lẫn trong không khí theo gió bay vào khắp nơi nếu ngƣời thở hít phải thì khí độc ấy theo mạch máu mà tràn vào phủ tạng và các thi thể, mà sinh ra bệnh tật, đến huyết khí trong ngƣời hƣ hỏng mà chết”.

Các thói quen tự nhiên khác cũng cần phải xóa bỏ nhƣ đi vệ sinh tự nhiên chỗ đông ngƣời, phóng uế bừa bãi, không mặc áo ra đƣờng, thoải mái tắm gội nơi bến sông, giếng nƣớc. “Ở nƣớc ta, trong các thành phố hoặc chợ búa ở hƣơng thôn, không kể nghèo hèn sang giàu đều hay chửi rủa lẫn nhau, lời nói rất thô bỉ tục tĩu, đó là một điều rất xấu, nên bỏ”.

- Bài trừ tệ nạn xã hội: về thói xa hoa, lãng phí, theo Nguyễn Trƣờng Tộ, “những kẻ phong lƣu chơi bời, dám bỏ ngàn vàng để mua tiếng cƣời của ca sĩ, dám ném trăm vạn bạc vào cuộc sát phạt đỏ đen, nhƣng lại không nỡ bỏ ra một đồng tiền cho ngƣời ăn xin đứng chờ chực trƣớc cửa hoặc không cho ngƣời cùng làng thiếu thuế vay một quan tiền, thật là lòng sắt dạ thú!”. Ông cũng đề nghị đánh thuế nặng vào nạn cờ bạc (từ một ngàn đến ba ngàn quan), có chế độ thƣởng cho ngƣời “tố giác bài bạc”, ngƣời mở sòng bạc lậu bị tịch thu gia sản. Việc đánh thuế cũng đƣợc Nguyễn Trƣờng Tộ đề nghị áp dụng với tệ nạn uống rƣợu, hút thuốc bởi “rƣợu không thể uống no bụng đƣợc, lại hao tổn lúa gạo rất nhiều, chính là một điều hại lớn”, “nhất là thuốc phiện, phải đánh thuế năm, sáu lần nặng hơn thuốc lá. Nếu không nó sẽ lan ra thành một tai họa lớn cho nhân dân, cho nòi giống. Những ngƣời làm quan có lỡ mắc nghiện thuốc phiện thì phải dứt bỏ, nếu không thì phải thải hồi”. Song

song với các đề nghị này, Nguyễn Trƣờng Tộ cũng đề xuất cấm “không cho phép lƣu truyền, không cho phép đàm luận và cấm hẳn không cho khắc in” “những tiểu thuyết chuyện hoang đƣờng bùa chú, sấm truyền, bói quả, xem số và các thứ sấm ký Trạng Trình, Trạng Lợn lƣu truyền trong dân gian là những chuyện làm cho lòng ngƣời hƣ hỏng hoang mang”. Ông lấy dẫn chứng: ví nhƣ có nơi chỉ cần đắp một con đê nhỏ thì phải bỏ hoang hàng trăm mẫu ruộng, nhƣng vì dân ở làng ấy sợ động long mạch, sợ kỳ hào hƣơng lý mang bệnh mà không dám đào đất đắp đê, thật là tai hại”...

Cải cách quân sự là một trong những nội dung rất quan trọng của Nguyễn Trƣờng Tộ. Tƣ tƣởng này nằm rải rác trong các bản điều trần và đặc biệt, ông đã dành tới 7 văn bản để bàn về vấn đề này; nêu lên những kế hoạch hết sức chi tiết, cụ thể trong việc đánh úp thành Gia Định, thu hồi 6 tỉnh Nam Kì. Bản Tế cấp bát điều (năm 1867) cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về “gấp rút sửa đổi việc võ bị”. Về cơ bản, tƣ tƣởng canh tân quân sự của Nguyễn Trƣờng Tộ thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:

- Nhận thức đúng đắn về quân sự và võ bị: theo Nguyễn Trƣờng Tộ “một quốc gia hữu sự, nếu không có vũ lực trấn áp thì cả quốc gia, quan quyền, dân thú, luật lệ, chính sự, pháp độ đều phải giao vào tay quân địch”. Trong bối cảnh ấy, “nếu nƣớc ta không gấp rút sửa đổi theo mới, để cho võ bị càng suy, nhân tâm càng yếu thì lấy gì chống giặc, bảo vệ nhân dân”. Ông phê phán tƣ tƣởng “trọng văn khinh võ” bằng hình ảnh: “văn ví nhƣ cái áo đẹp, võ nhƣ cái thức ăn để tẩm bổ khí huyết cƣờng tráng. Ngƣời mà không có khí huyết thì chết. Dẫu có áo đẹp mà không tu bổ khí huyết cũng là vô dụng”.

- Cách tân học thuyết quân sự cũ theo tình hình mới của đất nƣớc: “Thời đại nào có chế độ ấy. Con ngƣời sinh ra vào thời đại nào thì cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì ngƣời sinh ra vào thời xƣa làm xong công việc của thời xƣa, rồi dần dần thế đổi dời, làm sao có thể mãi ôm giữ phép xƣa mãi đƣợc”, “phép chiến đấu xƣa nay khác xa nhau lắm”. Do đó “hãy đem các sách binh thƣ này… ra xét lại. Phàm sách nào, chỗ nào nghĩa

lý không xác đáng, khí giới lỗi thời, kỹ thuật không hiệu nghiệm, địa thế không cho phép, khí hậu không hợp và tất cả những gì thi hành không kết quả phải bỏ hết, chỉ lựa chọn lấy những gì phù hợp với ngày nay, liên quan đến tình hình nƣớc ta”. Ông khẳng định: “Tôi đã đọc nhiều binh thƣ và sách vở linh tinh khác nói về binh sự thì thấy rằng chiến pháp của cổ nhân, ngày nay không còn thích dụng nữa” và phải thay đổi “hãy mời những ngƣời có tên tuổi, những ngƣời có kỹ xảo, biết quyền biến cùng nhau khảo cứu” để “soạn thành sách binh thƣ mới và ban bố cho quan quân cùng học tập”.

- Hiện đại hóa khí cụ: Nguyễn Trƣờng Tộ lý luận “ngƣời xƣa làm cung tên để đánh giặc, sử dụng giỏi có thể thắng. Nhƣng nay đem địch với đại pháo thì cung tên chỉ là trò chơi con nít mà thôi. Cho dẫu có tài bắn hay cũng khó tránh khỏi thua bại”. Trong xã hội đƣơng thời, “phải chế tạo các vũ khí mới lạ, có thể đối phó đƣợc với giặc, cất vào kho vũ khí để sử dụng khi cần thiết”.

- Xây dựng thêm các căn cứ quân sự: việc xây dựng đồn lũy, theo Nguyễn Trƣờng Tộ trƣớc tiên cần “xem xét thật kỹ địa hình” rồi tập trung bố phòng “ở các cửa sông”. “Những đồn lũy mới cất ngày đêm phải có lính canh giữ cẩn mật nhƣ là khi có giặc vậy”. Ông đề xuất: “ở các cửa biển và tỉnh thành, kinh thành chỗ nào cần có tƣờng hào thì đều xây hào ngay thẳng chỉnh tề”, “tất cả những nơi cung vua, dinh quan, kho quân sự, cổng thành, đƣờng sá và ở những chỗ quan yếu trong thành cũng nhƣ ngoài thành cần phải phòng thủ thì không kể mƣa gió, ngày đêm phải canh gác nghiêm ngặt nhƣ là đang có giặc bao vây, tấn công vậy”.

- Giáo dục nhận thức, nâng cao chất lƣợng quân sĩ: theo nhận thức của Nguyễn Trƣờng Tộ, “đại phàm bản tính ngƣời ta, nếu chỉ bằng vào tƣ chất thông minh của mình mà không chịu học tập thì so với ngƣời tầm thƣờng nhƣng có học vấn cứ phải thua họ rất xa”. Việc tuyển chọn quân lính cũng cần kỹ càng “chọn lấy tráng binh tuổi từ 20 trở lên, chƣa có gia đình. Ngoài ra phải thải bớt lính già yếu, bớt đi một nửa lính, lấy số lƣơng cấp gấp đôi cho tráng binh còn lại”. Ông quan niệm “phàm là lính hãy để cho họ chuyên luyện

tập mà không sai làm việc tạp dịch khác”, “việc võ thực là rất khó, học khó, hành khó”, “học đƣợc cái gì, đem ra tập luyện cái ấy”, “diễn tập công khai, dân chúng có thể học tập để tuyển dụng sau này”.

- Đào tạo tƣớng giỏi: “tƣớng nhƣ tai mắt, lính nhƣ chân tay. Mắt mù, tai điếc mà điều khiển đƣợc chân tay là chuyện chƣa hề có”. Thêm nữa, “quan võ có tài, dù nhiều việc cũng thừa thì giờ giải quyết, còn bất tài thì chính bản thân cũng không sắp xếp đƣợc, nói gì đến quản lý, điều khiển ngƣời khác. Cho nên, phải thận trọng lựa chọn quan giỏi và thải bớt quan dở”, ngoài ra “thƣờng kỳ phải khảo hạch kiến thức võ quan”.

- Nâng cao kỷ luật quân đội: “bởi vì điều cần yếu là binh lính phải một lòng tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, chứ không cần nhiều sĩ quan kiềm chế họ”. Vậy nên, “có ra lệnh cho cấp dƣới thì đó cũng là bổn phận cấp dƣới phải làm, mà làm cũng dễ”.

Quân lính cần có đãi ngộ thỏa đáng: bởi nếu “cho ăn không đủ no mà mong ngƣời ta không nề hà nguy hiểm, đãi lính nhƣ nô tù mà mong lính xả thân, coi nhẹ cái chết thì sao đƣợc”, “quan võ nếu lập công với quốc gia thì đƣợc thăng cấp, hƣởng mãi số lƣơng theo cấp đó…” Nguyễn Trƣờng Tộ đã đƣa ra nhận thức mà ông học đƣợc từ nƣớc ngoài: “các tráng binh bên Tây đƣợc ăn uống ngon lành, suốt đời hƣởng lộc. Khi tại ngũ có lƣơng dƣ thừa chu cấp cho cha mẹ, vợ con, anh em”, “nếu vì nƣớc hi sinh, vợ sẽ đƣợc lãnh lƣơng suốt đời”.

Quân tƣớng cần đồng lòng: Nguyễn Trƣờng Tộ rất đề cao ngƣời lính, dù là cấp độ thấp nhất trong quân đội, “không nên bắt lính hầu hạ quan”, “không đƣợc sỉ nhục, ngƣợc đãi binh lính”. Ông cho rằng “lính với cai đội, cai đội với tƣớng cũng nhƣ ngón tay với bàn tay, bàn tay với cánh tay, cánh tay với thân thể, có hòa hợp với nhau thì mới vận động đƣợc”. “Binh lính có vui vẻ, hăng hái hay không là do lúc bình thƣờng ta có tạo đƣợc tình cảm gắn bó ân nghĩa với nhau hay không”, “khi ra trận, khi gặp khó khăn thì quan và lính mới cùng chia sẻ vui buồn, dựa vào nhau”. Nếu quân - tƣớng không đồng

lòng thì “binh sĩ không có tinh thần chiến đấu, dù có phƣơng pháp hay cũng trở thành bánh vẽ”. Ông khẳng định: “không sợ giặc ngang tàng mà sợ lòng ngƣời rời rạc, lòng ngƣời rời rạc thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nƣớc sôi cũng phải bỏ chạy. Ai ở đó mà chịu chết cho”.

Học tập những kiến thức quân sự của ngƣời Tây: để quân đội nƣớc nhà vững mạnh, theo Nguyễn Trƣờng Tộ nên “rƣớc những ngƣời phƣơng Tây giỏi về quân sự... phối hợp với võ quan ta để luyện tập cho quân sĩ mỗi ngày…”, “nên mời quan Tây giỏi võ bị để dạy cho quan ta”. “Ngoài ra phải mua các sách binh pháp thủy bộ của phƣơng Tây dịch ra để mà tham khảo học tập”.

Đề cao hoạt động tình báo: hoạt động này rất quan trọng vì “ta không thấu hiểu đƣợc tình hình thiên hạ, không hiểu rõ thời cơ của ta, của địch hƣ thực nhƣ thế nào, thành kiến thật kiên cố, không thể phá đƣợc” do đó, cần “cài ngƣời của mình vào hàng ngũ địch để tìm hiểu tình hình của địch”, “lập mƣu khéo léo ngăn chặn họ”, “tự mình phải hiểu rõ thế mạnh của ta, của ngƣời, nắm cho đƣợc cơ hội giao thiệp qua lại, từ đó để quyết định cho phù hợp… Đó là việc khó nhất trong các việc khó”. Tại những vùng đất đã bị địch chiếm đóng địch cần “ngấm ngầm chuẩn bị lực lƣợng ngay trong địa bàn của địch, bí mật kết hợp với ngƣời sở tại để đánh úp địch”.

Đề xuất canh tân chính trị

- Về vị trí điều hành đất nƣớc, mặc dù Nguyễn Trƣờng Tộ đặt vua dƣới sự che chở của Chúa nhƣng ông vẫn xác định: dẫu là vua cũng không đứng ngoài luật pháp - “Kẻ làm vua biết rõ cái điều trời phó thác cho mình là nặng nề, mọi hoạ phúc đều do trách nhiệm ở vua, cho nên tự hạ mình ghép vào vòng pháp luật” [4, 175]. Nguyễn Trƣờng Tộ đề cao thuyết “quốc dân nhất thể”: Nƣớc cũng nhƣ cơ thể, một bộ phận bị đau thì cả cơ thể vì thế mà không yên” - “Quốc gia với nhân dân nhƣ huyết mạch trong thân thể con ngƣời. Nếu có sự đình trệ, không lƣu thông, thì tất nhiên sinh ra bệnh tật”. Trên cơ sở ấy, Nguyễn Trƣờng Tộ muốn xây dựng một chế độ chính trị khác, theo hình mẫu quân chủ theo mô hình nƣớc Nhật: “Tôi đã hiểu rõ cái chính lý

của đạo trung ái trong kinh, biết rõ danh vị là lợi ích cho nhân dân, thấy thiên hạ có sự yên trị lâu dài, lợi ích to lớn là do chỗ một họ cầm quyền, do chỗ đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)