5 Đề xuất canh tân của Nguyễn Lộ Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 73 - 76)

Tƣ tƣởng canh tân của Nguyễn Lộ Trạch đƣợc trình bày trong nội dung các bản điều trần và một số tác phẩm thơ văn của ông. Từ những năm ba mƣơi của thế kỷ trƣớc, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã giới thiệu tƣ tƣởng của Nguyễn Lộ Trạch trên báo Tiếng dân gồm có Thời vụ sách (thƣợng) - năm 1931, Thời vụ sách (hạ) - năm 1932, Bài tựa Quỳ ưu lục - năm 1941. Đề xuất canh tân của Nguyễn Lộ Trạch trải dài suốt hai triều vua, từ Thời vụ sách lần thứ nhất (vua Tự Đức) đến Thiên hạ đại thế luận 1

(vua Thành Thái). Về đại thể, ông nêu lên các điểm chính sau:

Gấp rút thi hành các biện pháp phát triển kinh tế đất nước gồm các điểm: vạch rõ mƣu kế giả vờ hòa nghị của thực dân Pháp, đồng thời khuyên triều đình nên “gấp lo tự cƣờng tự trị” để cứu nƣớc (Thời vụ sách I); đƣa ngƣời tài giỏi của Việt Nam sang nƣớc ngoài để tiếp thu khoa học của phƣơng Tây; thƣờng xuyên cho quân đội luyện tập và trang bị vũ khí mới (Thời vụ sách II); từ bỏ tệ quan liêu, tham nhũng, thói chuộng hƣ danh; sửa sang chỉnh đốn chính trị, giáo dục: “Nay chúng ta hãy thực tâm bỏ đi cái hƣ danh mà mình không có, vạch ra cái chỗ thực mà mình có đƣợc, khiến cho có định chế

1

Theo Đoàn Lê Giang thì bài luận (nguyên văn bằng chữ Hán) này chép trong tập Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch di văn, hiện lƣu trữ ở Thƣ viện khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Sách dày 138 trang, khổ 14,5 x 27,5, giấy bản, ngoài bìa đề Quỳ ưu lục, trang đầu đề Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch di văn, bên trong là chữ Hán viết chân hơi thảo. Phần đầu tập sách gồm có toàn bộ những bài ghi trong Quỳ ưu lục, tƣơng tự nhƣ bản Quỳ ưu lục, ký hiệu A. 3187 [11, 94-94].

rõ ràng, kẻ khác không đƣợc xen vào để làm rối quyền hành; rồi trên dƣới một lòng, sớm tối tìm tòi bàn định. Bên trong là nỗi khổ của dân chúng, cùng cái tệ quan lại, bên ngoài là tình hình Tây Dƣơng và mối lợi tàu buôn; rồi tất cả đều phải kịp thời chỉnh đốn; xa thì xem gƣơng Câu Tiễn, gần thì xem gƣơng Nhật, Phổ. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy thì hiện nay chúng ta lại không có thể mặc sức làm nên nghiệp lớn? Nếu không làm theo kế ấy, mà mọi việc cúi, ngẩng đều do ngƣời ta định đoạt cả thì chúng ta cũng lại đi theo vết xe cũ của Ấn Độ, Miến Điện mà thôi” (Thiên hạ đại thế luận) [11, 94-98]; mở rộng ngoại giao với các nƣớc châu Âu “mật giao với các cƣờng quốc thù địch của Pháp nhƣ Anh, Đức... để làm thế chân vạc kiềm chế Pháp nhƣ cái lối hợp tung thời chiến quốc” (Thời vụ sách II).

Dời kinh đô, lập đồn lũy để kháng Pháp: suy nghĩ này đƣợc Nguyễn Lộ Trạch bày tỏ trong Thời vụ sách lần thứ hai. Lúc này, sau khi đứng vững tại nƣớc ta, thực dân Pháp từng bƣớc mở rộng vùng xâm lƣợc. Tháng tƣ năm 1882, thực dân Pháp lần thứ hai đánh thành Hà Nội. Nhận thức rõ tính cấp bách của vận mệnh nƣớc nhà. Nguyễn Lộ Trạch đã đề xuất lên vua Tự Đức hàng loạt biện pháp. Ngoài việc dời đô về Thanh Hóa (chính xác là xây dựng thêm kinh đô thứ hai ở Thanh Hóa), ông còn đề nghị xúc tiến lập các đồn điền ở vùng rừng núi phía Bắc, phân chia quân đội, giữ lực lƣợng tinh nhuệ phòng thủ cả ở kinh thành, số còn lại đƣa đến các đồn điền mới lập đề sản xuất lƣơng thực. Về điểm này, nhãn quan chiến thuật của Nguyễn Lộ Trạch có điểm tƣơng đồng với Hồ Quý Ly cách đấy gần 5 thế kỷ khi chọn Thanh Hóa làm địa điểm xây dựng kinh đô mới.

Điểm đáng lƣu ý trong tƣ tƣởng canh tân của Nguyễn Lộ Trạch là các đề xuất của ông xuất hiện khi tình thế trên chiến trƣờng đã nghiêng hẳn về phía thực dân Pháp. Diễn biến chính trƣờng Việt Nam cho thấy, kể từ sau Hiệp ƣớc Giáp Tuất (15/3/1876) khi nhà Nguyễn đã mất cả 6 tỉnh Nam Bộ về tay thực dân phƣơng Tây. Vậy nên, nhƣ tên gọi các bản điều trần, Thời vụ sách thực chất là những sách lƣợc ứng phó với tình hình hiện tại. Đáng tiếc là

các sách lƣợc lần thứ nhất và lần thứ hai của Nguyễn Lộ Trạch đều không tác động đƣợc đến vua Tự Đức.

Theo các tác giả Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thì năm 1892 (thời vua Thành Thái), Nguyễn Lộ Trạch lại viết bài Thiên hạ đệ thế luận nhƣng bài luận này hiện nay không còn [30, 258]. Đoàn Lê Giang cho biết thêm: “theo Huỳnh Thúc Kháng đã bị thất lạc, nên Cụ Huỳnh không giới thiệu bản dịch đƣợc. Nhƣng nhờ có trí nhớ tuyệt vời, Cụ Huỳnh đã nhớ và ghi ra đƣợc vài đoạn. Sau này ở miền Bắc cũng nhƣ ở miền Nam (trƣớc 1975), những tài liệu viết về Nguyễn Lộ Trạch đều dựa vào tài liệu đã công bố trên báo Tiếng Dân, song cũng chƣa giới thiệu đƣợc gì nhiều hơn” [11, 94-98].

Nội dung tác phẩm bàn về tình thế các nƣớc Á Đông trong cuộc mở rộng thuộc địa của phƣơng Tây “không vì chúng ta sợ sệt cầu hòa mà họ ngừng lại, cũng không vì chúng ta khiêu khích mà họ dấy binh nhiều hơn”; “Vả chăng trí mƣu của ngoại bang không phải là khó dò xét lắm đâu. Vì chuyện mà chúng mƣu đồ thì lâu dài, cái mà chúng tranh đoạt là mối lợi lớn… Nếu chúng ta cứ co ro, sợ đầu sợ đuôi thì chỉ chuốc lấy sự khinh miệt mà thôi”, đồng thời mong muốn vua quan triều Nguyễn gấp rút tìm con đƣờng cứu nƣớc.

Có thể xem Thiên hạ đại thế luận là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Lộ Trạch. Tuy nhiên, xét cho cùng, “bài luận về thế thiên hạ” cũng chỉ là tiếng thở dài của một nhà canh tân nhƣng bất lực trƣớc thời cuộc. Nguyễn Lộ Trạch đau đớn nhận ra: “Đại thế ngày nay không còn là đại thế nhƣ ngày trƣớc. Ngày trƣớc có thể làm mà không làm, ngày nay muốn làm mà không còn thì giờ và làm không kịp… Ôi! Tình thế nƣớc ta đến ngày nay còn có thể nói đƣợc gì nữa! Bên trong thì của cạn, sức kiệt; bên ngoài thì bị lấn lƣớt, khoá tay; lấy xƣơng còm chống lại kẻ khoẻ mạnh, mà bóp cổ đấm lƣng thì còn có thể chống lại đƣợc bao nhiêu!” [11, 94-98].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)