6 Một số đề xuất canh tân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 76 - 79)

2. 6. 1. Nguyễn Tư Giản: tƣ tƣởng canh tân của Nguyễn Tƣ Giản thể hiện ở hai điểm:

- Về ngoại giao, ông dâng sớ kiến nghị việc mở rộng quan hệ với Đức để chống Pháp. Nguyễn Tƣ Giản cũng là ngƣời theo phái chủ chiến. Năm 1873, triều đình Huế cử ông làm Chánh sứ sang Pháp chuộc lại các tỉnh Nam Kỳ, nhƣng vì không đình tình với chủ trƣơng này nên ông đã cáo ốm, không đi. Các tác giả Danh nhân Hà Nội cho biết: Nguyễn Tƣ Giản “thoái thác vì ông không tán thành chủ trƣơng giải hòa với Pháp. Thực ra không đợi tới bây giờ mà trƣớc đó 14 năm, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, rồi đánh chiếm Gia Định (tháng 2 năm 1859), giữa lúc Trƣơng Đăng Quế và Phan Thanh Giản là hai viên quan đứng đầu triều đã có chủ trƣơng giảng hòa thì Tƣ Giản đang làm Đê sứ ở Bắc Kỳ đã gửi sớ về triều công kích chủ trƣơng này”. Đại Nam thực lục (đệ tứ kỷ, quyển 19) có ghi: “Quan đê chính là Nguyễn Tƣ Giản dâng sớ nói thiết tha rằng không nên hoà với Tây Dƣơng” [33].

- Về chấn hƣng kinh tế, Nguyễn Tƣ Giản đặc biệt quan tâm đến công tác trị thủy trong nông nghiệp: sửa sang cống, bờ kè phòng khi lũ lụt; khơi thông dòng chảy, ngăn cách nhánh sông để dòng chính chảy mạnh; trữ sẵn kinh phí chuyên lo cho đê điều; trả tiền công thỏa đáng cho dân đắp đê, cắt đặt dân đinh. Tháng 9/1857, Nguyễn Tƣ Giản dâng sớ xin đắp đê bờ biển. Các năm 1858, 1860, 1861, 18621, Nguyễn Tƣ Giản đều có đề nghị chỉnh trang đê điều, thủy lợi. Nguyễn Tƣ Giản còn có nhiều chƣơng trình lớn trong thủy lợi, nông nghiệp nhƣ đào sông nhánh để phân lũ sông Hồng, đắp đê ven sông [19, 4], di dời dân khỏi những vùng tâm lũ.

2. 6. 2. Trần Đình Túc: tƣ tƣởng canh tân của Trần Đình Túc biểu hiện ở các hành động sau:

Tháng 3/1863, ông xin mộ dân lập ấp, lập xã đi khai khẩn ruộng hoang tại Thừa Thiên và Quảng Trị [19, 49]; một năm sau, Trần Đình Túc lại xin chiêu mộ dân khai hoang tại Phú Lộc (Thừa Thiên).

1

Tháng 3/1867, Trần Đình Túc tâu triều đình chuẩn tấu đề nghị khai thác khoáng sản (sắt) ở huyện Hƣơng Trà (Huế) “trên cơ sở đó, triều đình tiến hành khai thác than đá ở huyện Phú Lƣơng (Thái Nguyên) ở vúi Tây Sơn (Quảng Yên) và khai mỏ sắt ở Phổ Lý (Thái Nguyên)” [19, 49].

Khoảng giữa năm 1868, sau chuyên công du Hƣơng Cảng (Trung Quốc), Trần Đình Túc đã cùng Nguyễn Huy Tế1

tấu trình triều đình mở thƣơng cảng tại cửa biển Trà Lý (Nam Định), nay là Thái Bình.

2. 6. 3. Nguyễn Thông: Trong trào lƣu đổi mới đất nƣớc, Nguyễn Thông đƣợc ghi nhận ở các hành động:

- Về giáo dục: Nguyễn Thông đã cho xây dựng lại Văn Thánh miếu Vĩnh Long (từ năm 1863 đến tháng 7 năm 1864); cùng Bùi Ƣớc, Hoàng Duy Tân khảo duyệt Khâm định Việt sử thông giám cương mục và soạn sách Việt sử cương giám khảo lược.

- Về cải cách hành chính, chấn hƣng đất nƣớc: Nguyễn Thông từng dâng sớ “xin triều đình Huế chiêu tập nhân tài ra giúp nƣớc, cài biên võ bị, sửa đổi lại chính sách ruộng đất” [19, 49]; gửi bốn bản điều trần (không rõ nội dung) để vạch kế sách hƣng thịnh quốc gia (năm 1867); thi hành nhiều biện pháp bài trừ nạn tham ô, nhũng nhiễu dân của cƣờng hào địa phƣơng (1870).

2. 6. 4. Đinh Văn Điền: Năm 1868, Đinh Văn Điền có dâng mật trình đề nghị cải cách quân sự gồm 3 điểm chính:

- Nâng cao hiệu quả chiến đấu của binh lính. - Phát triển binh thƣ, binh pháp trong nhân dân

- Mở rộng quan hệ với nƣớc Anh để giảm lệ thuộc vào chính quyền các đô đốc Nam Kỳ

Ngoài ra, Đinh Văn Điền còn đề xuất nhiều biện pháp khai khẩn nông nghiệp, ruộng đất bỏ hoang, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lập Ty bình chuẩn lƣu thông hàng hóa. Để tránh tình trạng Pháp độc quyền khai thác tài

1

Chi tiết này chƣa thống nhất ở một số nội dung. Theo Hải Ngọc Thái Nhân Hòa thì không phải Trần Đình Túc mà Nguyễn Thông (sau khi sang Anh giao hiếu trở về) đã cùng Nguyễn Huy Tế đề nghị mở cửa biển Trà Lý [19, 49].

nguyên, ông cũng đề nghị triều đình Huế tiến hành khai thác các mỏ kim loại quý, đóng thuyền máy, lập thƣơng quán ở các quốc gia trên thế giới… Về quân sự, Đinh Văn Điền cũng đề xuất tăng lƣơng, có chế độ đãi ngộ xứng đáng với binh sĩ. Tuy nhiên, có lẽ do sự nghi kị với những ngƣời theo đạo Thiên chúa nên mọi đề xuất của Đinh Văn Điền đều bị Tự Đức bác bỏ.

Tiểu kết chƣơng 2

Có thể thấy, các nhân vật có xu hƣớng canh tân, cải cách nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam khá đa dạng. Những đề nghị cải cách của họ tập trung vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quân sự, ngoại giao…

Không ít đề nghị, điều trần khá mới, thậm chí hoàn toàn đối lập với quan niệm của nhà nƣớc quân chủ đƣơng thời. Điển hình nhƣ Đặng Huy Trứ đề cao việc phát triển kinh tế, Bùi Viện đề xuất đặt quan hệ ngoại giao với nƣớc Mỹ, Nguyễn Lộ Trạch đề nghị xây dựng kinh đô thứ hai để tiện cho việc kháng chiến chống thực dân Pháp… Trong số các nhà canh tân, Nguyễn Trƣờng Tộ đƣợc xem nhƣ một nhân vật có tầm vóc và tƣ thế đặc biệt. Đề nghị cải cách của ông đƣợc đánh giá là tƣơng đối đầy đủ và toàn diện nhất trên hầu hết tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, Nguyễn Trƣờng Tộ trở thành trung tâm của xu hƣớng canh tân nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam.

Các đề nghị đổi mới rất đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức và phát huy hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Đa phần các kiến nghị không trùng lặp về mặt nội dung, thậm chí là đối lập nhau nhƣng tựu trung lại, quan điểm của các nhà canh tân đã bổ sung, hoàn chỉnh lẫn nhau để phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Có thể nói, mục tiêu các bản kiến nghị, điều trần của các nhà canh tân nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam là ổn định và phát triển đất nƣớc để phù hợp với bối cảnh lịch sử. Cụ thể, đó là nâng cao nội lực nƣớc nhà, mở rộng ngoại thƣơng, tiến hành ngoại giao đa quốc gia, nâng cao chất lƣợng quân đội, đƣa kinh tế đất nƣớc phát triển theo mô hình tƣ bản chủ nghĩa… Họ xem đó nhƣ một biện pháp để chống lại âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp.

Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)