Xuất canh tân của Đặng Huy Trứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 52 - 56)

Nhìn nhận về tƣ tƣởng Đặng Huy Trứ, tác giả Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2) khẳng định: “qua trƣớc tác và hành trang của ông, Đặng Huy Trứ xứng đáng đƣợc nghiên cứu với tƣ cách là nhà thơ, nhà văn hóa, nhà kinh tế, nhà quân sự và là nhà tƣ tƣởng xuất sắc của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷ XIX… Đặng Huy Trứ không đạt đến trình độ toàn diện nhƣ Nguyễn Trƣờng

Tộ. Nhƣng - kể cả Nguyễn Trƣờng Tộ là ngƣời trực tiếp thiết kế và chỉ huy thi công một nhà tu ở Sài Gòn và Kênh Sắt ở Nghệ An - không một nhà canh tân nào khác của nƣớc ta hồi nửa cuối thế kỷ XIX trở về trƣớc có thể sánh nổi Đặng Huy Trứ ở chỗ tự mình thực sự tổ chức và trực tiếp thực hiện chủ trƣơng canh tân ở lĩnh vực mà Nho giáo nói riêng và hệ tƣ tƣởng phong kiến Việt Nam nói chung rất khinh bỉ - là lĩnh vực buôn bán, kinh doanh”.

Việc phát triển kinh tế, thƣơng trƣờng của Đặng Huy Trứ đƣợc biểu hiện qua một số hành động nhƣ:

Sớm tiếp cận các sách vở nƣớc ngoài (cuốn sách viết về máy hơi nƣớc của ngƣời Tây Dƣơng - năm 1865), ông cũng đã dịch tài liệu này ra chữ Hán.

Năm 1866, Đặng Huy Trứ tâu xin triều đình cho thành lập Ty Bình Chuẩn ở Hà Nội để làm giàu ngân khố cho quốc gia. Nhận trọng trách đứng đầu Ty Bình Chuẩn, ông đã mở mang tại Hà Nội “nhiều hiệu buôn, tổ chức việc giao lƣu hàng hóa trong phạm vi cả nƣớc, tổ chức khai thác và xuất cảng thiếc và một số mặt hàng nông thổ sản ra nƣớc ngoài” [46, 323-335] 1

.

Hai năm sau, Đặng Huy Trứ mở hiệu ảnh đầu tiên của đất nƣớc, lấy tên là Cảm hiếu đường, đặt ở Hà Nội và đƣợc hậu thế xem là “ông tổ của ngành nhiếp ảnh ở Việt Nam”. Cùng thời gian này, Đặng Huy Trứ mở hiệu sách và nhà in Trí trung đường.

Cũng liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, ông đã giác ngộ và đƣa ra không ít nhận thức mới về kinh doanh: “Việc làm ra của cải là đạo lớn không thể coi thƣờng!”. Không những thế, ông còn là một trong không nhiều ngƣời dám đề cao khái niệm “cái tâm” của ngƣời kinh doanh “không vì lỗ lãi mà vƣợt qua sự ngay thẳng của lòng ta đƣợc”. Suy nghĩ này đƣợc ông viết trong năm 1867: “tuy đo từng tấc, cân từng ly, nhƣng đâu phải vì thế mà là kẻ trƣợng phu bần tiện trên thế gian này. Cân, đong, đo, đếm là phép tắc của

1

Ở tài liệu này, Đặng Huy Trứ còn đƣợc nghiên cứu ở góc độ nhà tƣ tƣởng lớn song trong phạm vị Luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan tới cải cách và đề nghị cải cách của Đặng Huy Trứ.

ngƣời quân tử. Lỗ hay lãi, cái lẽ của việc làm ăn vốn không định trƣớc đƣợc, nhƣng dù sao cũng không vì lỗ lãi mà vƣợt qua sự ngay thẳng của lòng ta đƣợc… hãy để phúc lành cho vợ con”. Đánh giá về nhận thức của Đặng Huy Trứ, tác giả cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2) khẳng định: “Đặng Huy Trứ thực sự là ngƣời phất ngọn cờ tiền phong đi đầu trong việc phá vỡ một tƣ tƣởng sai lầm và dại dột của Nho giáo và hệ tƣ tƣởng phong kiến Việt Nam đi đầu trọng việc khẳng định giá trị đạo lý của hoạt động kinh tế, đi đầu trong việc tự mình chứng minh cho chân lý kể trên bằng hoạt động thực tiễn của chính mình”.

Góp phần nâng cao kiến thức quân sự cho đội ngũ quan lại và nhân dân: tƣ tƣởng này của Đặng Huy Trứ đƣợc biểu hiện qua nhiều hành động: năm 1851, biên soạn sách Vũ kinh (đem từ Trung Quốc về); năm 1867, mua 239 khẩu sơn pháo từ Quảng Châu cùng một số tân thƣ, máy móc, vật liệu ngành ảnh gửi về nƣớc; năm 1869, sƣu tầm, khắc in, gửi biếu và phát hành hai cuốn Kim thang tá thủ thập nhị trùKỷ sự tân biên (1869). Đây là “binh thƣ duy nhất viết dƣới thời Tây Sơn nhờ Đặng Huy Trứ mới đƣợc nhân bản mà đến với đời” [46, 323-335].

Tƣ tƣởng canh tân của Đặng Huy Trứ có lẽ đƣợc biểu hiện rõ nhất trong bài Bệnh trung đắc Dã Trì chủ nhân chỉ giáo, thi dĩ chí chi (trong khi ốm đƣợc Dã Trì chủ nhân chỉ giáo làm thơ ghi lại). Bài thơ đƣợc viết tại Quảng Đông (Trung Quốc) năm 1867, Đặng Huy Trứ đối thoại với “Dã trì chủ nhân” (thực ra là sự hóa thân của chính ông).

Về sự “khổ”, Đặng Huy Trứ phủ nhận “cái khổ chỉ quan hệ đến bản thân mình thì kẻ ngu phu, ngu phụ cho là khổ cũng còn đƣợc, nhƣng đã mang thân phận kẻ bầy tôi thì không thể cho là khổ đƣợc” (thiếu ăn, thiếu mặc, cô đơn, không ngƣời thăm hỏi khi đau ốm). Ông cho rằng “cái khổ có quan hệ đến xã tắc, đến triều đình, đến dân đen thì cho là khổ đƣợc”. Cái “nhục”, theo Đặng Huy Trứ, “không có cái nhục nào bằng cái nhục không đƣợc nhƣ

ngƣời!”. “Tƣ tƣởng của Đặng Huy Trứ về “Cái khổ và Cái nhục” là tiền đề dẫn đến cả lập trƣờng chủ chiến lẫn tƣ tƣởng canh tân” [46, 323-335].

Nửa sau của bài thơ là quan điểm của Đặng Huy Trứ về kế sách tự cƣờng đất nƣớc: “muốn hả lòng căm phẫn ƣ? Dùng kế tự cƣờng tự trị, dần dần khôi phục, đó là thƣợng sách”. Chủ trƣơng cứu nƣớc của Đặng Huy Trứ không gì khác ngoài “giáo huấn, tích trữ tài lực để phá tan lũ giặc thì một ngày cũng không quên”, việc hòa hoãn chỉ để nhân dân “đƣợc tạm nghỉ ngơi, lấy sức”. Kế sách tự cƣờng của nƣớc nhà, theo Đặng Huy Trứ là:

- Sang phƣơng Tây mua máy móc, lập xƣởng gang thép; lập cục cơ khí, chọn binh sĩ đến học nghề; lập cục dạy nghề, mời chuyên viên phƣơng Tây đến dạy ngôn ngữ, toán pháp, đồ họa để làm cơ sở cho việc chế tạo cơ khí, đóng tàu thuyền; thể lệ tuyển ngƣời học gồm có 6 điều là: - chỉ lấy ngƣời khoa mục vào học - học sinh ở nội trú để chuyên tâm học - tổ chức sát hạch hàng tháng; - tổ chức thi vào mỗi cuối năm; - cấp học bổng; - khen thƣởng những ngƣời học giỏi. Mặt khác, chăm lo luyện tập, khen thƣởng quân sĩ (kinh nghiệm của nhà Thanh).

- Chế tạo súng, giáo dục nhân dân, làm cho “lòng ngƣời vững nhƣ thành”, liên minh với “nƣớc Nga hùng mạnh kết thành liên minh mạnh nhất châu Âu” (kinh nghiệm Ba Tƣ).

- Nghiêm cấm thƣơng gia nƣớc ngoài mua rẻ bán đắt, buôn bán các mặt hàng cấm và lợi dụng việc thƣơng mại để do thám (kinh nghiệm Cao Ly).

- Luyện tập võ nghệ, “thủy quân thì giỏi cả hai việc đi tàu và bắn súng, lái tầu thì dạy kỹ thuật hàng hải” tuyển thanh thiếu niên tuấn tú sang học ở “Luân Đôn học hiệu”, những thanh niên ấy đều thông thạo ngôn ngữ, văn tự nƣớc Anh… (kinh nghiệm nƣớc Nhật) [46, 323-335].

Dõi theo cuộc đời và tƣ tƣởng canh tân của Đặng Huy Trứ, chúng tôi đồng tình với nhận xét của tác giả Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2): Đặng Huy Trứ “là ngƣời duy nhất trong số các nhà canh tân của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷ XIX đã trực tiếp kinh doanh thƣơng nghiệp”, “góp phần to lớn

vào việc chọc thủng bóng đen của hệ tƣ tƣởng và hoạt động canh tân, duy tân của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, ông có nhiều “tƣ tƣởng mới, táo bạo so với hệ tƣ tƣởng truyền thống và Nho giáo”, “là ngƣời đầu tiên xác lập các chuẩn mực đạo đức cơ bản của các quan và viên chức Nhà nƣớc hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng” [46, 323-335].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)