4 Đề xuất canh tân của Bùi Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 69 - 73)

Mặc dù còn nhiều tranh cãi về hoạt động của Bùi Viện nửa cuối thế kỷ XIX song về đại thể, những đóng góp của ông với dòng canh tân đất nƣớc thể hiệu chủ yếu ở những điểm sau:

Người Việt Nam đầu tiên ở thế kỷ XIX đặt chân đến Hoa Kỳ và đề xuất triều đình mở rộng quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ

Một số tác giả khẳng định, ý định cầu viện ban đầu của Bùi Viện là hƣớng đến Anh quốc bởi trong quá khứ, Anh và Pháp có nhiều xung đột. Tuy nhiên, khi tới Trung Quốc, Bùi Viện nhận thấy tham vọng bành trƣớng của ngƣời Anh không kém (thậm chí còn cao hơn) ngƣời Pháp nên đã đổi ý định: kết giao với nƣớc Mỹ sau khi làm quen với lãnh sự Hoa Kỳ tại Trung Hoa.

Hành động công du sang châu Mỹ đã đƣợc các nhà nghiên cứu thừa nhận song quá trình lên đƣờng của Bùi Viện vẫn chƣa thực sự đƣợc làm sáng tỏ. Có ý kiến cho rằng, vua Tự Đức không mấy mặn mà trƣớc đề xuất “kết bạn với nƣớc Mỹ” của Bùi Viện nên khi đặt chân đến Hoa Kỳ, Bùi Viện không có phái đoàn chính thức nhƣ một phái bộ (không đƣợc chính phủ Mỹ đón tiếp?). Và vì lo sợ bị vua Tự Đức trị tội nên Bùi Viện đã phải trở về nƣớc. Tuy vậy, sau khi có đƣợc quốc thƣ, ý định kết giao với Hoa Kỳ cũng không thành công bởi nhƣ đã trình bày, tình hình Hoa Kỳ lúc đó hết sức phức tạp.

Người có công đầu mở cửa biển Ninh Hải (cảng Hải Phòng) 1

Vai trò của Bùi Viện trong việc mở cửa biển Hải Phòng đƣợc đề cập khá đầy đủ trong cuốn Bùi Viện với chính phủ Mỹ - lịch sử ngoại triều Tự Đức [8] 2. Theo Phan Trần Chúc, Bùi Viện đƣợc Doanh điền xứ tỉnh Nam Định là Doãn Uẩn 3

gọi ra Bắc giúp việc khai hoang “đổi đống bùn lầy Ninh Hải làm một hải cảng trong có thành phố, có cơ quan Chính phủ nhƣ Thƣợng

1

Có ý kiến phủ nhận vai trò của Bùi Viện với cửa biển Ninh Hải và khẳng định ngƣời có công đầu trong việc mở cửa biển này là Phạm Phú Thứ.

2

Tuy nhiên, theo tác giả Trần Văn Giáp (chủ biên), sách Lược khảo các tác giả Việt Nam tập II, Nhà xuất bản KHXH - Hà Nội, năm 1972, mục viết về Phan Trần Chúc chỉ ghi một tác phẩm: Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức. Bởi vậy có ý kiến nghi ngờ cuốn Bùi Viện với chính phủ Mỹ lịch sử ngoại triều Tự Đức

chỉ là sự phát triển của cuốn Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức. 3

Theo GS. Đinh Xuân Lâm thì Phan Trần Chúc đã có sự nhầm lẫn ở thông tin này vì Doãn Uẩn không bao giờ giữ chức doanh điền sứ tỉnh Nam Định và đã mất từ năm 1849. Doanh điền sứ tỉnh Nam Định lúc ấy là Doãn Khuê và cấp phó của ông là Đỗ Phát.

Chính và nhất là những đƣờng lối ở cả trên bộ lẫn dƣới nƣớc, để làm một thƣơng cảng kiêm quân cảng, có thể làm cửa ngõ của xứ Bắc Kỳ và là nơi giao thiệp với các nhà buôn ngoại quốc”. Bùi Viện đã “sáng lập ra cửa bể Hải Phòng, chỗ mà ngƣời đƣơng thời gọi bằng cái tên rất tầm thƣờng là bến Ninh Hải...”. Thực chất nơi này là “chỗ hội họp của mấy nhà thuyền chài... Giang sơn của họ là mấy chiếc lều tranh, ẩn dƣới bụi lau rậm, phủ lấy những đống bùn lầy chạy suốt miền duyên hải”. Chỉ trong khoảng một tuần, Bùi Viện đã “mộ đƣợc 200 binh sĩ, cấp y phục, khí giới cho họ... Ban ngày, ông đốc thúc dân phu đào sông để tháo nƣớc ra bể và vƣợt đất lên làm vƣờn, ruộng hoặc làm nền móng cho các phủ đệ sau này. Rồi đêm đến lại phải phòng ngự giặc Tàu ở ngoài bể tràn vào hoặc những thổ phỉ từ trong nổi lên” [8].

Cùng quan điểm này, Giáo sƣ Đinh Xuân Lâm cũng khẳng định: Bùi Viện về Huế chƣa đƣợc bao lâu đã nhận đƣợc thƣ của doanh điền sứ tỉnh Nam Định là Doãn Khuê mời ra Bắc gấp... Công việc chính và gay go nhất của Nha doanh điền lúc đó là cùng với việc khai hoang lấn biển còn phải cải tạo xây dựng gấp rút biển Ninh Hải (khu vực Hải Phòng ngày nay) từ một thôn nhỏ gần Cửa Cấm thuộc địa phận tỉnh Hải Dƣơng (cũ) thành một cảng lớn có thể làm cửa ngõ cho cả xứ Bắc Kỳ với ngƣời nƣớc ngoài. Đáp lại tình cảm của Doãn Khuê, Bùi Viện đã hăng hái mộ binh lính, dân phu ra sức đào sông tháo nƣớc ra biển, vƣợt đất lên cao làm vƣờn tƣợc hay nền móng nhà ở. Chỉ ít lâu sau, bến Ninh Hải đã trở nên sầm uất với đƣờng đi lối lại trên bộ dƣới nƣớc thuận tiện, với cơ quan phòng thủ phụ trách việc giữ gìn trật tự an ninh trong vùng, cũng nhƣ với tòa thƣơng chính đánh thuế tàu thuyền ra vào” [24].

Thành lập và chỉ huy đội Tuần dương quân đầu tiên của người Việt

Qua các nguồn tƣ liệu có thể khẳng định, thời Nguyễn, đặc biệt là giai đoạn Tự Đức trị vì, nạn hải tặc đã trở thành vấn đề nhức nhối khiến ngƣời đứng đầu triều đình hết sức lo lắng. “Đặc biệt, cƣớp biển Tầu Ô đã hoạt động một cách công khai, ngang nhiên ngăn chặn các tàu vận tải, tàu buôn đi lại trên vùng Biển Đông. Quan trị nhậm tại các tỉnh ven biển nhƣ Hải Dƣơng,

Quảng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An... liên tục nhiều năm dâng sớ cấp báo tình hình cƣớp biển đe dọa, tấn công địa phƣơng mình” [45]. Tự Đức đã ra nhiều chỉ dụ nhắc nhở quan lại lƣu ý vấn đề này: Các tỉnh đạo ven biển có rất nhiều thuyền giặc... mà bờ biển dài suốt, chỗ nào cũng có dân ở, đề phòng thời khó đƣợc chu toàn, bỏ mặc cũng không đƣợc. Gần đây, các thuyền đồng Thần Giao và thuyền đi tuần cũng bị hỏng một lúc, ta thƣờng bận lòng nghĩ ngợi. Hiện nay, thuyền ở Kinh thiếu nhiều, chỉ còn vài ba chiếc, chẳng đƣợc việc gì, nên do các tỉnh đem binh thuyền tự giữ lấy, tùy theo số giặc ra biển chặn đánh... hoặc sức cho các tỉnh lựa chọn những thuyền đi buôn hay đánh cá, ngầm phục biền binh súng ống, khí giới, giả dạng làm thuyền buôn, độ 2-4 chiếc đi thành một hàng, dụ họ vào cửa biển.

Năm 1876, Bùi Viện đã dâng sớ lên triều đình xin thành lập quân đội trên biển với hai trọng trách cơ bản là “vận tải lƣơng tiền của nhà nƣớc” và “hộ vệ các nhà buôn và trừ diệt những giặc bể còn đƣơng hoành hành ở Biển Đông”. Đề xuất của Bùi Viện nhanh chóng đƣợc chấp thuận. Sau khi đƣợc giao chức Tham biện thƣơng chính kiêm Tuần hải nha Chánh quản đốc, Bùi Viện nhanh chóng lên kế hoạch tổ chức và giữ vai trò chỉ huy đội Tuần dƣơng quân trong nha Tuần hải. Ngoài những quy định chung trong quân đội, Bùi Viện đã đề thêm 12 điều lệ yêu cầu các thành viên trong Tuần dƣơng quân phải tuân theo.

Tuần dƣơng quân của Bùi Viện đƣợc chia thành hai bộ phận: Thanh Đoàn và Thủy Dũng [8], phân biệt theo trang phục: Thanh Đoàn đội mũ vải, mặc áo nẹp xanh và Thủy Dũng đội nón dấu, mặc áo nẹp đỏ. Các chiến thuyền tham gia đƣợc gọi chung là Tuần dƣơng quân. Ngoài các hoạt động trên biển, lực lƣợng Tuần dƣơng quân còn hiện diện tại các chi điếm của nha Tuần hải ở những thƣơng cảng quan trọng, cửa biển trọng yếu trong nƣớc. Có thông tin cho rằng, đội Tuần dƣơng quân của Bùi Viện lên tới 200 chiến thuyền và 2.000 quân thủy.

Ngay sau khi đi vào hoạt động, đội Tuần dƣơng quân đã phát huy vai trò và tác dụng của đội thủy quân trên biển: an ninh biển đảo đƣợc giữ vững, các tuyến hàng hóa trên biển đƣợc thông suốt, việc thông thƣơng với nƣớc ngoài qua đƣờng biển đƣợc đẩy mạnh. Với nạn hải tặc, thủy quân của Bùi Viện từng truy kích chúng đến tận đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Cái chết của Bùi Viện năm 1878 cũng đồng nghĩa với việc giải thể đội Tuần dƣơng quân đầu tiên của ngƣời Việt Nam. Kể từ sau 1878, không thấy sử liệu đề cập đến đội thủy quân này nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuổi thế kỷ XIX (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)