Đối tượng, vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng và năng suất đậu tương ĐT51 vụ Đông năm 2017 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 31 - 32)

Phần 3 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu đỗ (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chọn tạo.

Vật liệu nghiên cứu: Phân chuồng (đối chứng), phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm, phân hữu cơ sinh học NTT.

Phân Chuồng (Đối Chứng)

Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

+ Thành phần dinh dưỡng vi lượng trong phân chuồng:

Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như sau:

Bo: 50 - 200 g; Mn: 500 - 2000 g; Co: 2 - 10 g Cu: 50 - 150 g; Zn: 200 - 1000 g; Mo: 2 - 25 g

Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh

 Thành phần: Độ ẩm : 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%; Trung lượng: Ca, Mg, S; Các chủng VSV hữu ích.

Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm

 Thành phần:

- Hữu cơ 15%; Độ ẩm 30%; VSV cố định đạm : 1*106 CFU/g

23

Phân hữu cơ sinh học NTT

 Thành phần: Chủ yếu là phân lợn, phân gà và than bùn. Sau khi được xử lý hoạt hóa chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tiêu cho cây trồng, nguyên liệu được bổ sung thêm đạm, lân, kali và vi lượng thành hỗn hợp phân hữu cơ sinh học, có hàm lượng NPK = 2,5 : 1 : 1; hàm lượng hữu cơ 35%; axit humic 6 – 8%, PH = 6.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng và năng suất đậu tương ĐT51 vụ Đông năm 2017 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)