Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân hữu cơ sinh học đến yếu tố
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tượng ĐT51 vụ Đông năm 2017 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá về một công thức phân bón mới trước khi đưa vào sản xuất. Năng suất được đánh giá trên 2 phương diện là năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Khả năng hình thành quả và hạt của các giống đậu tương là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng nhất để đánh giá giống. Đó cũng là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Một công thức phân bón tốt hay xấu được phản ánh bằng chỉ tiêu năng suất hạt. Năng suất hạt đậu tương là kết quả tổng hợp hàng loạt các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả chắc/cây, số quả 1 hạt/cây, số quả 2 hạt/cây, số quả 3 hạt/cây, trọng lượng hạt/cây, khối lượng 1000 hạt. Khả năng hình thành quả và hạt bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh. Trong điều kiện ngoại cảnh như nhau thì khả năng biểu hiện các tính trạng trên phụ thuộc chủ yếu vào lượng dinh
48
dưỡng được cung cấp, tuy nhiên các biện pháp kỹ thuật tác động và giống cũng làm thay đổi một phần nào đó các yếu tố cấu thành năng suất, tạo nên sự cân bằng có lợi cho việc hình thành năng suất của đậu tương.
Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.8
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trong thí nghiệm vụ Đông năm 2017
Công thức Số quả chắc/cây (quả) Số hạt chắc/quả (hạt) M1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) CT1 4,43d 2,17 141,41b 4,09b 0,76b CT2 5,13b 2,25 145,54b 5,03a 0,82ab CT3 4,80c 2,15 160,23a 4,95b 0,79b CT4 5,50a 2,14 142,76b 4,80b 0,92a P <0,01 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 2,7 - 3,3 6,5 6,3 LSD.05 0,27 - 9,66 0,60 0,10 Số quả chắc/cây
Đây là một tính trạng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây, số quả chắc/cây là tính trạng số lượng, do vậy ngoài việc phụ thuộc vào giống nó còn chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng…
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2017 đến tháng 1/2018. Thời kì hình thành quả vào tháng 1/2018. Trong thời gian này nhiệt độ xuống thấp dẫn tới không hình thành quả, số quả trên cây thấp,năng suất thấp.
49
Qua bảng 4.8 cho thấy: Số quả chắc/cây của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau, biến động từ 4,43 – 5,5 quả/cây. Số quả chắc/cây cao nhất tại CT4 là 5,5 quả/cây, tiếp đến là CT2 và CT3 đều có số quả chắc cao hơn so với CT1 (ĐC) là 4,43 quả/cây tin cậy ở mức 99%.
Số hạt chắc/quả
Qua bảng 4.8 cho thấy: Số hạt chắc trên quả dao động từ 2,14 - 2,25 hạt chắc/quả. Trong đó số hạt chắc/quả cao nhất ở CT2 là 2,25 hạt chắc/quả; thấp nhất ở CT4 là 2,14 hạt chắc/quả. Tuy nhiên về mặt thống kê thì các công thức thí nghiệm không có sự sai khác.
Khối lượng 1000 hạt
Khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận với năng suất, M1000 hạt cao thì sẽ có khả năng cho năng suất cao. M1000 hạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: đặc tính di truyền giống, biện pháp kỹ thuật, điều kiện chăm sóc, thời tiết khí hậu. Khối lượng 1000 hạt do độ lớn của hạt quyết định, giống có hạt to mẩy thì khối lượng 1000 hạt cao, đây là cơ sở quyết định đến năng suất của các giống.
Qua bảng 4.8 cho thấy: Khối lượng 1000 hạt ở các công thức phân bón khác nhau là khác nhau. Dao động 141,41 – 160,23g. Trong đó cao nhất là CT3 (160,23g) cao hơn các công thức còn lại, CT2 và CT4 tương đương với CT1(ĐC), độ tin cậy 95%.
Năng suất lý thuyết
NSLT là chỉ tiêu tổng hợp, đó là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. NSLT phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Các yếu tố quyết định đến năng suất lý thuyết là: số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả, M1000 hạt, mật độ cây/đơn vị diện tích. Do đó các yếu tố cấu thành NSLT cao thì NSLT
50
cao. Qua kết quả theo dõi chúng tôi thấy 3 yếu tố cấu thành năng suất cao thì NSLT cao.
Qua bảng 4.8 cho thấy: NSLT của các công thức có sự khác, dao động từ 4,09 – 5,03tạ/ha. Trong đó CT2 có NSLT cao nhất (5,03tạ/ha), cao hơn 2 công thức phân hữu cơ vi sinh còn lại và đối chứng; CT3 và CT4 có NSLT tương đương nhau và tương đương đối chứng, tin cậy ở mức 95%.
Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. Năng suất thực thu thấp do nhiều yếu tố : do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi dẫn đến số quả trên cây thấp, do sự phát sinh của sâu bệnh. Đồng thời năng suất thực thu cũng là căn cứ để đánh giá khả năng thích ứng của một giống với một điều kiện sinh thái của vùng nhất định.
Qua bảng 4.8 cho thấy: NSTT của các công thức có sự chênh lệch nhau dao động từ 0,76 – 0,92 tạ/ha. Trong đó CT1 (Đ/C) đạt NSTT thấp nhất (0,76 tạ/ha) tương đương với CT3 (0,79 tạ/ha).CT4 có NSTT cao nhất (0,92 tạ/ha), tiếp đến là CT2, tin cậy ở mức 95%.
51