KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng và năng suất đậu tương ĐT51 vụ Đông năm 2017 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 60 - 62)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

- Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của đậu tương ĐT51 không có sự chênh lệch lớn, khác nhau chỉ 1 ngày. Như vậy có thể thấy các công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của đậu tương ĐT51.

- Đặc điểm hình thái : Các công thức phân bón khác nhau tạo ra sự khác nhau về một số đặc điểm hình thái của đậu tương DDT51.

+ Chiều cao: Phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh có ưu thế làm tăng chiều cao phân cành, chiều cao ra hoa, chiều cao chắc xanh. Phân NTT có ưu thế hơn cả làm tăng chiều cao cây khi chín (đạt 30 cm). Các công thức phân hữu cơ vi sinh cho chiều cao đóng quả tương đương nhau và cao hơn đối chứng

+ Phân NTT có ưu thế hơn cả làm tăng số cành cấp 1, số đốt/thân chính và đường kính thân.

- Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa: Nhìn chung ở cả 2 thời kì hoa rộ và chắc xanh thì CSDTL và khả năng tích lũy vật chất khô của đậu tương ĐT51 tại các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đều ưu thế hơn so với đối chứng.

Ở thời kì hoa rộ thì công thức phân Sông Gianh có ưu thế nhất về CSDTL (3,89 m2lá/m2đất) và khả năng tích lũy vật chất khô (3,92g đạt 22,06%). Nhưng đến thời kì chắc xanh thì công thức phân NTT lại có ưu thế hơn cả về các chỉ tiêu trên (CSDTL đạt 4,18 m2lá/m2đất và khả năng tích lũy vật chất khô đạt 28,05% (16,88 g).

Thời kì hoa rộ công thức phân NTT có số lượng và khối lượng nốt sần lớn nhất (18 nốt; 1,65g), đến thời kì chắc xanh thì phân Sông Gianh lại ưu thế hơn cả (31,33 nốt; 4,1g).

52

- Khả năng chống chịu: Ở tất cả các công thức thí nghiệm đều bị sâu đục, sâu cuốn lá, bệnh gỉ sắt không quá cao, có sự khác nhau giữa các công thức. Về khả năng chống đổ của các công thức là như nhau đều đạt điểm 1 (khả năng chống đổ tốt)

- Năng suất thực thu: NSTT của các công thức thí nghiệm dao động từ 0,76 – 0,92 tạ/ha. Trong đó, năng suất thực thu cao nhất tại CT4 (phân NTT) là 0,92 tạ/ha,cao hơn so với đối chứng CT1 (0,76 tạ/ha), tin cậy ở mức 95%.

5.2. Đề nghị

Đây là thí nghiệm được tiến hành tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với giống đậu tương ĐT51 trong điều kiện thời tiết vụ Đông năm 2017, thí nghiệm trên 4 công thức phân bón khác nhau, trong đó công thức 4 đạt năng suất cao nhất. Khuyến cáo người dân đưa phân bón hữu cơ sinh học NTT vào sản xuất.

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng và năng suất đậu tương ĐT51 vụ Đông năm 2017 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)