Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân hữu cơ sinh học đến khả
2017 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Nốt sần ở rễ cây đậu tương được hình thành là do sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium japonicum với rễ cây. Loại vi khuẩn nốt sần này có khả
năng cố định nitơ tự do trong không khí để chuyển hóa thành đạm dễ tiêu. Cây đậu tương cũng như nhiều các cây họ đậu khác đó là ở rễ sau thời kỳ cây có 2 – 3 lá thật thì ở rễ sẽ xuất hiện nốt sần. Đánh giá về số lượng cũng như khối lượng nốt sần để thấy được khả năng cố định đạm của mỗi giống đậu tương trong các điều kiện trồng trọt khác nhau, qua đó đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của giống đậu tương trong thực tế sản xuất.
Khả năng hình thành nốt sần của cây đậu tương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc...Kết quả theo dõi về số lượng và khối lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT51 thí nghiệm trên các công thức phân bón khác nhau được trình bày trên bảng 4.6
43
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 vụ Đông năm 2017
Công thức
Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh
Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) CT1(Đ/C) 14b 1,30d 26,33c 3,79c CT2 15,66ab 1,53b 31,33a 4,10a CT3 15b 1,40c 28,00b 3,84bc CT4 18a 1,65a 29,00b 3,90b P <0,05 <0,01 <0,01 <0,01 Cv (%) 8,2 1,8 2,5 0,9 LSD05 2,57 0,05 1,45 0,07
Qua bảng 4.6 cho thấy: Ở cả 2 thời kỳ hoa rộ và chắc xanh, các công thức phân bón khác nhau có số lượng và khối lượng nốt sần cơ bản khác nhau.
Thời hoa rộ
- Số lượng nốt sần dao động từ 14 – 18 nốt/cây. Trong đó CT4có số lượng nốt sần cao nhất (18 nốt/cây), tiếp đến là CT2, đều cao hơn đối chứng; CT3 có số lương nốt sần tương đương đối chứng ở độ tin cậy 95%.
- Khối lượng nốt sần dao động từ 1,3 – 1,65g/cây. Trong đó CT4 có khối lượng nốt sần cao nhất (1,65g). Tiếp đến là CT2 và CT3; CT1 (ĐC) có khối lượng nốt sần thấp nhất (1,30g), ở độ tin cậy 99%.
Thời kì chắc xanh
-Số lượng nốt sần dao động từ 26,33 – 31,33 nốt/cây. Trong đó CT1 (ĐC) có số lượng nốt sần thấp nhất (26,33 nốt). CT3, CT4 có khối lượng nốt sần tương đương nhau, cao hơn hẳn CT1 nhưng thấp hơn hẳn CT2 (31,33 nốt) với mức tin cậy 99%.
- Khối lượng nốt sần dao động từ 3,79 – 4,1g/cây. CT2 có số lượng nốt sần cao nhất, tiếp đến là CT4 và CT3, đều cao hơn đối chứng với độ tin cậy ở mức 99%.
44
Như vậy có thể thấy ở các công thức bón phân hữu cơ vi sinh thì số lượng và khối lượng nốt sần đậu tương ưu thế hơn hẳn so với đối chứng (không bón hữu cơ vi sinh), trong đó CT2 (phân Sông Gianh) và CT4 (NTT) có ưu thế hơn hẳn.
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân hữu sinh học đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ