Phần 3 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
-Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc lại, diện tích ô là 6,8m2 (4m x 1,7m); xẻ 4 hàng dọc, hàng cách hàng 0,35m, rãnh 0,3m; mặt luống 1,4m.
-Khoảng cách giữa các lần nhắc lại 0,3m. Xung quanh thí nghiệm phải có một luống bảo vệ (dải bảo vệ).
Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ I CT1 CT3 CT2 CT4 Dải bảo vệ II CT2 CT1 CT4 CT3 III CT3 CT4 CT1 CT2 Dải bảo vệ Trong đó:
- CT 1: Nền + phân chuồng (đối chứng ). - CT 2: Nền + phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh. - CT 3: Nền + phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm. - CT 4: Nền + phân hữu cơ sinh học NTT.
* Nền phân bón: 30kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha. * Lượng phân bón
- Phân chuồng: 5000kg/ha
- Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: 1000 kg/ha - Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm: 1000kg/ha - Phân hữu cơ sinh học NTT: 1000kg/ha
25
3.4.2. Phương pháp trồng và chăm sóc
* Làm đất: Đất được cầy bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống và rạch hàng
* Khoảng cách: Hàng cách hàng 35cm. Cây cách cây 9 - 10cm. * Mât độ: 30 cây/m2
* Vôi bột: 1000 kg/ha.
* Phương pháp bón phân:
+ Bón lót: 100% phân hữu cơ sinh học + 100% P2O5 + 50% K2O + Bón thúc: bón khi cây được 3 lá; bón thúc kết hợp làm cỏ, vun gốc: bón 100% N = 50%K2O.
* Chăm sóc:
+ Vun gốc lần 2 khi cây được 5-7 lá thật.
+ Tưới tiêu nước: Trong quá trình sinh trưởng của cây nếu không có mưa cần phải tưới nước vào những giai đoạn cần thiết như trước giai đoạn ra hoa và phát triển hạt.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi cần thiết. + Thu hoạch: Khi có khoảng 95% số quả trên cây đã chín (vỏ quả có màu nâu hoặc đen).
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương.
3.4.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển
-Ngày gieo: 20/10/2017
-Ngày mọc: khoảng 50% số cây/ô mọc 2 lá mầm xòe ngang trên mặt đất.
26
-Ngày phân cành: Tính khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm ra cành đầu tiên dài > 2 cm.
-Ngày ra hoa: Tính khi 50% số cây trong ô thí nghiệm có hoa đầu tiên.
-Ngày chắc xanh: Tính khi có 50% số cây trên ô có quả đã vào chắc.
-Ngày chín: Tính khi 90% số quả trên ô đã chín, khi mà vỏ quả chuyển sang màu nâu hoặc đen.
-Chiều cao cây (cm): Đo từ vết 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch, đo 10 cây mẫu/ô rồi tính trung bình.
-Đường kính thân (cm): Đo ở giữa đốt đầu tiên trên thân chính lúc thu hoạch của 10 cây mẫu.
-Số cành cấp 1 (cành): Đếm số cành mọc ra từ thân chính, đếm 10 cây mẫu/ô rồi tính trung bình.
3.4.3.2. Chỉ tiêu sinh lý
- Chỉ số diện tích lá: theo dõi ở thời kỳ hoa rộ và thời kỳ chắc xanh (m2 lá/m2 đất
- Khả năng tích lũy vật chất khô: Được xác định ở 2 giai đoạn: Thời kì hoa rộ và thời kì quả chắc.
- Khả năng tạo nốt sần: mỗi ô lấy 3 cây xác định số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu ở 2 thời kỳ hoa rộ và quả chắc xanh.
3.4.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất
- Số cây thu hoạch/ô: đếm số cây thực tế/ ô khi thu hoạch. Mỗi ô thu hoạch 10 cây đo đếm các chỉ tiêu:
- Số quả/cây: đếm số quả trên mỗi cây rồi tính trung bình.
- Số quả chắc/cây: đếm số quả chắc trên mỗi cây rồi tính trung bình. - Số quả 1 hạt/cây: đếm số quả 1 hạt trên mỗi cây rồi tính trung bình. - Số quả 2 hạt/cây: đếm số quả 2 hạt trên mỗi cây rồi tính trung bình. - Số quả 3 hạt/cây: đếm số quả 3 hạt trên mỗi cây rồi tính trung bình.
27
-Năng suất(kg/ô): thu riêng từng ô của mỗi lần nhắc lại của các công thức, đập lấy hạt, phơi khô, làm sạch, cân khối lượng của từng ô rồi tính trung bình (NSTT).
- Khối lượng 1000 hạt: Sau khi hạt được làm sạch, mỗi công thức đếm 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt để riêng rồi đem cân rồi tính trung bình.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) (NSLT):
NSLT = Số quả chắc/cây x số hạt chắc/quả x M1000 hạt x mật độ (cây/m 2)
(tạ/ha) 10.000
-Năng suất thực thu (tạ/ha) (NSTT): từ năng suất/ô, cộng những cây đã nhổ để theo dõi các chỉ tiêu. Ta tính được NSTT quy ra tạ/ha.
3.4.3.4. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại
- Sâu cuốn lá: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm
chéo góc
Sơ đồ điều tra:
Tỉ lệ hại (%) = Số lá bị hại x 100 Tổng số lá điều tra
- Sâu đục quả (Eitiella Zinekenella Treitschehe): Điều tra ít nhất 10
cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc Sơ đồ điều tra
28
Tỉ lệ hại (%) = Số quả bị hại x 100 Tổng số quả điều tra
- Bệnh gỉ sắt (Phakopspora sojae): Được đánh giá theo QCVN
01:58/2011/BNNPTNT) như sau:
- Điểm 1: rất nhẹ (<1% diện tích lá); - Điểm 3: Nhẹ (1% - 5% diện tích lá);
- Điểm 5: trung bình (>5% - 25% diện tích lá); - Điểm 7: nặng (>25% - 50% diện tích lá); - Điểm 9: rất nặng (>50% diện tích lá)
- Khả năng chống đổ: Đánh giá theo thang điểm từ (1 - 5).
Điểm 1: Không đổ (Hầu hết các cây đều đứng thẳng)
Điểm 2: Nhẹ (<25% số cây bị đổ rạp)
Điểm 3: Trung bình (25%-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥45%)
Điểm 4: Nặng (51-75% số cây bị đổ rạp)
Điểm 5: Rất nặng (>75% số cây bị đổ rạp) Theo dõi trước khi thu hoạch.
3.4.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
29