Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân hữu cơ sinh học đến một số
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của quần thể cây trồng chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố như: tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, mật độ trồng và chế độ dinh dưỡng của cây. Mỗi một quần thể cây trồng đều cần duy trì chỉ số diện tích lá hợp lý để có thể mang lại năng suất cao nhất. Nếu chỉ số diện tích lá của quần thể thấp hơn chỉ số diện tích lá tối ưu thì hiệu suất sử dụng quang năng sẽ giảm và làm giảm năng suất. Ngược lại nếu chỉ số diện tích lá lớn hơn chỉ số diện tích lá tối ưu sẽ làm giảm quang hợp và làm tăng hô hấp vô hiệu, làm tiêu hao dinh dưỡng dẫn đến làm giảm năng suất. Nên việc nghiên cứu xác định các yếu tố kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc hợp lý nhằm để quần thể đậu tương có chỉ số diện tích lá tối ưu là rất cần thiết.
Liu và các Cs (2008) cho rằng trong một điều kiện môi trường cụ thể năng suất đậu tương sẽ đạt đến mức tối đa nếu tối ưu chỉ sô diện tích lá (LAI) tăng đến mức tối thích trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương. Tác giả đã kết luận trong điều kiện Châu Á ngưỡng LAI tối ưu cho năng suất hạt cao nhất biến động từ 5,0 – 6,0 m2 lá/m2 đất ở thời kỳ hình thành
40
và phát triển của hạt. Ngoài LAI, tuổi thọ của bộ lá cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đên năng suất. Việc duy trì LAI trên mức 4m2 lá/m2 đất sau vai trò hình thành hạt khoảng 30 ngày để đảm bảo cho cây đậu tương đạt năng suất cao. (Liu và các cs, 2008) [15]
Để đánh giá tiềm năng cho năng suất của từng thời vụ trồng đậu tương trong thí nghiệm, tôi đã tiến hành nghiên cứu CSDTL và KNTLVCK ở thời kỳ hoa rộ và chắc xanh.
Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của các công thức khác nhau tại hai thời kì hoa rộ và chắc xanh ở các mức phân bón khác nhau được trình bày qua bảng 4.5:
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của giống đậu tương ĐT51 vụ Đông năm 2017
Công thức
Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh
CSDTL (m2 lá/ m2 đất) KNTLVCK CSDTL (m2 lá/ m2 đất) KNTLVCK KNTLCK (g) TLCK (%) KNTLCK (g) TLCK (%) CT1(Đ/C) 3,65b 3,40b 20,15b 4,03 16,65c 26,70b CT2 3,89a 3,92a 22,06a 4,14 18,18a 27,30b CT3 3,78ab 3,55b 20,82b 4,15 17,41b 27,29b CT4 3,75ab 3,40b 20,73b 4,18 16,88bc 28,05a P <0,05 <0,01 <0,05 >0,05 <0,01 <0,05 Cv (%) 1,9 2,2 2,6 - 1,6 1,3 LSD05 0,14 0,15 1,09 - 0,55 0,69
41
Chỉ số diên tích lá
Thời kì hoa rộ
Dao động từ 3,65 – 3,89 m2lá/m2đất. Các công thức phân bón khác nhau có CSDTL khác nhau (P<0,05). Trong đó CT2 có CSDTL cao nhất (3,89 m2lá/m2
đất); CT3, CT4 tương đương nhau và đều cao hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Thời kì chắc xanh
CSDTL giai đoạn này tăng lên so với thời kì hoa rộ. Không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm (P>0,05). CSDTL của các công thức dao động trong khoảng 4,03 – 4,18m2 lá/m2 đất. Trong đó CT4 có giá trị cao nhất, tiếp đến lần lượt là CT3, CT2, công thức đối chứng có CSDTL thấp nhất.
Khả năng tích lũy vật chất khô
Sự tích lũy chất khô của cây trồng phụ thuộc vào diện tích lá, hiệu suất quang hợp và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Khối lượng chất khô tích lũy được của cây là tiền đề tạo nên năng suất của cây sau này. Quá trình tích lũy chất khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó thể hiện khả năng sinh trưởng và tiềm năng năng suất của cây.
Khối lượng chất khô tích luỹ của đậu tương tăng dần từ giai đoạn hoa rộ đến thời kỳ quả mẩy; thời kì hoa rộ khả năng tích luỹ chất khô bắt đầu tăng lên do sinh trưởng của cây tăng mạnh phân cành nhiều và hình thành bộ lá; thời kì chắc xanh khả năng tích luỹ của cây đạt cao nhất vì đây là giai đoạn lượng vật chất tạo ra chỉ để vận chuyển về hạt mà không bị tiêu hao vào hình thành các cơ quan sinh dưỡng, khả năng tích lũy chất khô giai đoạn này thể hiện tiềm năng năng suất của giống.
Thời kì hoa rộ
Các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau. Vật chất khô dao động trong khoảng 3,4 – 3,92 g/cây. Trong đó cao nhất ở CT2 (3,92g) cao hơn đối chứng, CT3 và CT4 tương đương với đối chứng ở mức tin cậy 99%;
42
Tỷ lệ vật chất khô dao động từ 20,15 – 22,06%. Trong đó CT1, CT3, CT4 có tỷ lệ vật chất khô tương đương nhau, đều thấp hơn CT2; chắc chắn tin cậy ở mức 95%
Thời kỳ kì chắc xanh
Vật chất khô của các công thức thí nghiệm khác nhau, dao động trong khoảng 16,65 - 18,18 g/cây. Trong đó CT2 có lượng chất khô cao nhất (18,18 g/cây), sau đó đến CT3, CT4 và đều cao hơn đối chứng; tin cậy ở mức 99%.
Tỷ lệ chất khô: Dao động từ 26,7 – 28,05%. Trong đó CT1, CT2, CT3 có tỷ lệ chất khô tương đương nhau và thấp hơn hẳn CT4 ; tin cậy ở mức 95%
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân hữu cơ sinh học đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 vụ Đông năm