Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân hữu sinh học đến mức độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng và năng suất đậu tương ĐT51 vụ Đông năm 2017 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 53 - 56)

Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân hữu sinh học đến mức độ

Đông năm 2017 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Sâu bệnh và đổ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hại của sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng. Với xu thế thâm canh tăng vụ như hiện nay, sẽ tạo điều kiện môi trường tốt cho sâu bệnh phát sinh, phát triển và lây lan từ vụ này sang vụ khác.

Điều kiện khí hậu thời tiết là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cũng như gây đổ cho cây. Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, đậu tương là loại cây có khá nhiều loài sâu bệnh hại như sâu ăn lá, ăn mầm, đục quả, bệnh do nấm, vi khuẩn, virus hại rễ, hại lá… Trong thí nghiệm vụ đông năm 2017 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi theo dõi sâu bệnh hại và thấy xuất hiện chủ yếu là sâu cuốn lá và sâu đục thân và bệnh do nấm. Thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh, mạnh nhất là sâu cuốn lá, giòi đục thân. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.7

45

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống đậu tương ĐT51 vụĐông năm 2017

Chỉ tiêu Công thức Sâu cuốn lá (%) Sâu đục thân (%) Bệnh gỉ sắt (điểm) Khả năng chống đổ (điểm 1- 5) CT1(Đ/C) 3,74b 25,00ab 1 1 CT2 3,35c 27,66a 1 1 CT3 4,26a 23,00b 1 1 CT4 3,06c 21,33b 1 1 P <0,01 <0,05 - - Cv (%) 4,96 8,7 - - LSD05 0,36 4,22 - -

* Ghi chú các mức độ đổ của cây: Điểm 1: Không đổ (Hầu hết các cây đều đứng thẳng); điểm 2: Nhẹ (<25% số cây bị đổ rạp;điểm 3: Trung bình (25%-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥45%); điểm 4: Nặng (51-75% số cây bị đổ rạp); điểm 5: Rất nặng (>75% số cây bị đổ rạp).

* Ghi chú mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt: Điểm 1: rất nhẹ (<1% diện tích lá); điểm 3: Nhẹ (1% - 5% diện tích lá); điểm 5: trung bình (>5% - 25% diện tích lá); điểm 7: nặng (>25% - 50% diện tích lá); điểm 9: rất nặng (>50% diện tích lá).

Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá (Lamprosema Indicata Fabr): Phát sinh từ khi cây có lá thật và phát triển mạnh nhất từ giai đoạn ra hoa đến vào chắc, ảnh hưởng đến quang hợp. Nếu sâu phát triển với mật độ cao sẽ gây thiệt hại rõ rệt như: cây còi cọc, bị rụng hoa sớm, năng suất quả thấp.

Đặc điểm của sâu cuốn lá: sâu non lúc nhỏ gặm biểu bì ở mặt dưới của lá, từ tuổi 3 sâu nhả tơ cuốn gập lá hoặc gập dính 2 lá với nhau nằm bên trong ăn chất xanh của lá. Sâu phá hại làm hỏng bộ lá, giảm diện tích quang hợp dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất. Sâu cuốn lá có vòng đời từ 24,4 - 28,7

46

ngày trong điều kiện Bắc Bộ. Nhiệt độ càng thấp vòng đời càng kéo dài. Sâu non hại đáng kể khi đậu 3 - 6 lá kép và khi đậu làm quả. Nhìn chung gieo muộn bị hại cao hơn gieo sớm, không có giống đậu tương kháng sâu cuốn lá.

Qua theo dõi chúng tôi thấy mức độ hại của sâu cuốn lá tại các công thức khác nhau, dao động từ 3,06 – 4,26%. Trong đó CT3 bị nặng nhất, tiếp đến là CT1, CT2 và CT4 tương đương nhau thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99%.

Sâu đục thân

Sâu đục thân: Chủ yếu trên cây đậu nành. Loài này cũng đẻ trứng trên lá non và ấu trùng nở ra cũng đục ngoằn ngoèo trên phiến lá rồi mới qua cuống để đục vào thân cây. Tuy nhiên, ở trong thân chúng đục ở phần rổng của trụ trung tâm nên không làm chết cây con mà thường chỉ gây chết nhánh non và cây đậu bị chậm phát triển. Nhộng nằm trong phần lõi thân cây đậu nành.

Qua theo dõi chúng tôi thấy, tỷ lệ sâu đục thân biến động từ 21,33 – 27,66%. Trong đó công thức có mức độ sâu đục thân cao nhất là CT2 tới 27,66% , tiếp đến là công thức đối chứng, thấp nhất tại CT4 là 21,33% tương đương với CT3 với mức tin cậy ở 95%.

Bệnh gỉ sắt

Cây đậu tương tại các công thức thí nghiệm bị nhiễm bệnh gỉ sắt ở mức độ rất nhẹ, tương ứng điểm 1. Như vậy có thể nói bệnh gỉ sắt tại thí nghiêm không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của đậu tương.

Khả năng chống đổ

Khả năng chống đổ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Cây chống đổ tốt thì khả năng quang hợp tốt, ít bị sâu bệnh hại, có tiềm năng năng suất cao. Ngược lại, cây bị đổ thì quang hợp kém, dễ bị nhiễm sâu bệnh, tỉ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ quả lép tăng, năng suất giảm.

47

Khả năng chống đổ của cây được quyết định bởi một số đặc trưng như chiều cao cây, đường kính thân và đặc tính di truyền của giống. Thường những giống cao cây, đường kính thân nhỏ thì dễ bị đổ hơn giống thấp cây và đường kính thân lớn. Bên cạnh đó, khả năng chống đổ còn chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh như ẩm độ, ánh sáng, gió bão và chế độ dinh dưỡng.

Đánh giá khả năng chống đổ để thấy được khả năng chống chịu của các giống trước điều kiện bất thuận. Chỉ tiêu này được đánh giá theo thang điểm từ 1-5.

Qua kết quả theo dõi khả năng chống đổ của cây ở các công thức phân bón tham gia thí nghiệm khác nhau ta thấy: Các công thức có khả năng chống đổ tốt, do điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây; chiều cao cây thấp do đó các cây gần như không bị đổ ngã; được đánh giá ở thang điểm 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng và năng suất đậu tương ĐT51 vụ Đông năm 2017 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)