Sự lệch pha giữa đàn ông với đàn bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 33 - 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Gia đình hiện đại và những rạn nứt từ nội tại

2.1.1. Sự lệch pha giữa đàn ông với đàn bà

Nếu ngày xưa, sự lệch pha trong đời sống giữa người chồng và người vợ trong gia đình được người ta mặc nhiên chấp nhận mà sống sao cho trong ấm ngồi êm thì ngày nay, đó lại là nguyên nhân của sự tan vỡ. Và đau lòng thay, hiện tượng này khá phổ biến trong xã hội hiện đại thông qua sự phản ánh của các nhà văn!

Một điểm cơ bản khi nhận diện các cặp vợ chồng lệch pha là sự trục trặc về tình dục hay nói cách khác là khơng hịa hợp ở nhu cầu thể xác. Chúng ta dễ dàng chứng minh điều đó qua đời sống gối chăn giữa Tiệp và Tuyên

trong Gia đình bé mọn, giữa Tự và Xuyến trong Đám cưới khơng có giấy giá

thú, giữa Lý và Đông trong Mùa lá rụng trong vườn, giữa Tâm và Linh Anh,

Hoàng Địa với Nhân Di- đen trong Hai nhà.

Chuyện chăn gối là điều đương nhiên của bất kỳ cuộc hơn nhân nào. Đó khơng chỉ đơn thuần là nhu cầu ham muốn mang tính bản năng sinh tồn của con người, mà cịn là chất keo kết dính đời sống vợ chồng. Viết về tình dục, các nhà văn nhấn mạnh đến nhu cầu tự nhiên của con người. Xuyến trong

Đám cưới khơng có giấy giá thú “là cái đẹp vừa sơ khởi vừa pha trộn, lôi kéo con người nghiêng về phía nhục cảm”. “Trong Xuyến lúc nào cũng khát khao tình ái, với chị, chuyện chăn gối khơng bao giờ chán”. “Tự cũng như mọi kẻ đàn ơng khác cũng có nhu cầu về mặt này”. Khi hịa hợp về thể xác, hai vợ

chồng “rung lên trong khoái cảm tột đỉnh, cả hai như lạc vào cõi huyền vi mê

ảo, tan hịa vào nhau, khơng nhận ra thực thể của nửa bên kia chắp nối với nửa bên mình. Cả hai chung một cảm giác của đất đai nảy mầm, tù nhân được phóng thích, cơn đói được ăn, cơn khát được uống, chỗ thừa được bù, chỗ thiếu được san, nợ nần được thanh khoản, nhu cầu được thỏa mãn” [11,

tr.302]. Nhưng “cuối cùng, Tự rơi vào trạng thái thân xác phân ly rã rời. Anh

giống hệt như một xác chết. Nhưng xác chết không được nằm yên. Xuyến đẩy Tự lên, hất sang một bên, chồm phắt dạy, vừa búi tóc, vừa sưng sỉa đau đớn:

- Rõ thật dơ dáng dạng hình! Đã nẫu cả ruột lại dơ cả đời [11,

tr.303].

Phải chăng phản ứng bực bội, gắt gỏng, sưng sỉa của Xuyến là biểu hiện

của sự “chênh lệch và trục trặc liên tục” của Xuyến và Tự.

Vợ chồng Lý – Đông sau ngày Đông bộ đội trở về đã gần như không cịn ân ái mặn nồng. Đơng sẵn sàng dọn sang phòng khác hoặc đi nơi khác ở xa vợ. Trong khi đó Lý ý thức rất rõ về vẻ đẹp mang màu sắc phồn thực rực rỡ, nở nang ở tuổi hồi xuân. Người phụ nữ có vẻ đẹp quyến rũ, sức sống tràn trề này có những khao khát dục tình rất đỗi tự nhiên của con người. Chị khao khát hạnh phúc giới tính vừa cao cả vừa tầm thường. Khát khao ngùn ngụt cháy, sôi sục bên trong sức căng tràn của người phụ nữ. Khi không được thỏa mãn, chị nggắm mình trong gương. Hành động của Lý làm chúng ta nhớ tới

Người đàn bà đứng trước gương của Y Ban, cả hai người đàn bà đều khoái

cảm khi ngắm mình khỏa thân trước gương. Sự lệch pha khiến các cặp vợ

chồng thực tế “tuy gần mà xa”. Hơn nữa, Đông không cảm nhận được rằng

trong Lý dục vọng luôn âm thầm nhưng vô cùng mãnh liệt, như hòn than dưới lớp tro tàn chỉ chờ dịp là bùng cháy và anh khơng bù đắp, khơng làm cho hịn

than dưới lớp tro tàn có dịp được bùng cháy. Thật đúng là “có chồng hờ hững

cũng như không”. Đến đây, chúng ta thấy được việc Lý ngoại tình đã phần

nào sáng tỏ nguyên nhân.

Tình dục là bữa tiệc ân ái mà hai người dành cho nhau, là điều tưởng như không thể thiếu mà lại hoàn toàn thiếu vắng trong đời sống vợ chồng của Hoàng Địa và Nhân. Trong khi bà Nhân đêm đêm quằn quại bên nhân tình

nhân ngãi thì Hồng Địa dường như mất hứng thú xác thịt. Với bà Nhân, “ai

ai ngồi ơng chồng vì ơng khơng là cho bà sướng theo cách của bà. Vì Hồng Địa biết vợ mình thường xuyên ngoại tình bên ngồi nên thật khó để một

người chồng hạnh phúc thực sự bên người vợ lừa lọc, lăng loàn. “Và cũng rất

lạ lùng là sức lực tôi suốt bao nhiêu năm bị con vợ nó chê là bất lực mà lại làm được cơ ấy thỏa mãn, có lúc cơ ấy ghì riết lấy tơi van nài: “Anh ơi, đừng bỏ em anh ơi, đừng bỏ”. Cũng tội cho cô ấy. Tơi biết cả đời cơ ấy tìm một sự phù hợp mà không được” [16, tr.285]. Như vậy, qua lời biện bạch trong bức

thư tuyệt mệnh của Hoàng Địa, sự lệch pha giữa Tâm và Linh Anh được nhấn mạnh. Khi lệch pha, họ phải sống trong khơng khí ngột ngạt, bức bối, bị đè nén, ức chế về mặt tinh thần. Những ấm ức, ức chế không được giải tỏa mỗi ngày một nhân lên chồng chất, mỗi ngày một len lỏi và gặm nhấm làm bào mòn mối quan hệ giữa chồng và vợ. Sợi dây tình cảm nối kết giữa vợ và chồng ngày càng mong manh.

Trong Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã thốt lên rằng: “Ơi!

Sao ở đó lại có những mụ đàn bà cái mặt giống mặt Lý thế! Lý thật. Rất nhiều, 1, 2, 3, 4… 9, 10… Hàng chục Lý, Lý nào cũng tràn trề khoái lạc, ngông ngạo và thô tục”. Lý và những người đàn bà như Lý đó là Xuyến, là

Linh Anh, … đã trở thành một hiện tượng của xã hội đương thời.

Có thể nói, vẻ đẹp của bản thể tự nhiên gắn với những chuẩn mực của văn hóa đạo lý mn đời của dân tộc thì nó luôn là vẻ đẹp đáng ngợi ca, ngược lại, khi xa rời gốc đạo lý, nó sẽ trở thành dục vọng tầm thường đáng bị khinh bỉ. Bên cạnh sự khẳng định khát vọng tự nhiên chân chính, các nhà văn nhấn mạnh đến việc định hướng điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của con người cho phù hợp với những giá trị và chuẩn mực đạo đức. Nếu vượt ra ngoài những giá trị và chuẩn mực đạo đức, để cho phần con lấn át phần người, để cho dục vọng bản năng chi phối, con người đã khơng cịn xứng đáng với hai chữ CON NGƯỜI nữa. Sự ngoại tình nhằm thỏa mãn nhu cầu bản năng và

mối quan hệ với người tình là mối quan hệ xác thịt “Chúng chỉ có ham muốn

nhục dục. Chúng trao nhau thể xác như kiểu mua bán một thứ hàng hóa, theo thói quen bn bán của chúng mà thôi” [11, tr.293]. Nhà văn phê phán thứ

tình dục mang đậm chất sinh vật vơ văn hóa và phi đạo đức

Sự lệch pha giữa người đàn ông và người đàn bà còn biểu lộ trong suy

nghĩ, tâm hồn giữa Tiệp và Tuyên trong Gia đình bé mọn, giữa Tự và Xuyến trong Đám cưới khơng có giấy giá thú, giữa Lý và Đông trong Mùa lá rụng

trong vườn, giữa Tâm và Linh Anh trong Hai nhà...

Đến với Lê Lựu chúng ta cảm nhận sự lệch pha giữa người chồng và người vợ trước tiên bắt nguồn từ lối sống khác nhau dưới ảnh hưởng của hai

môi trường khác nhau. Châu và Sài trong Thời xa vắng, Linh Anh và Tâm trong Hai nhà là những đôi đũa lệch như thế. “Vợ anh là người thành phố. Dù

thành phố bằng cái bàn tay và nghèo kiết xác thì cũng biết cách khinh người. Cịn anh một thằng nhà quê mới ra tỉnh cứ nơm nớp sợ người ta bảo mình khinh người nên gặp người quen, kẻ lạ, bất kể là ai đến nhà cũng cười toe toét, chào mời rối rít và lấy hai bàn tay chộp lấy tay người ta mà lắc lắc thì mới là thắm thiết”[16, tr.6]. Vì thế Linh Anh ln “vác bộ mặt lạnh như kem và nặng đến tạ rưỡi”, “hai vợ chồng anh cãi nhau to từ một chuyện rất nhỏ”.

Nhưng sự cách biệt về quan niệm sống, về cách ứng xử trong giao tiếp ấy không quan trọng bằng sự cách biệt về tính cách. Dù trở thành anh hùng hay trí thức thì bản chất nơng dân thật thà chân chất vẫn ăn sâu trong tiềm thức của người đàn ông. Ngược lại, người đàn bà của họ là những trí thức thành thị xinh đẹp, sành điệu, lõi đời, lừa lọc. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến

sai lầm trong hôn nhân và nguy cơ đổ vỡ khó tránh khỏi. Sài trong Thời xa

vắng đã phải chịu nửa cuộc đời đầu làm chồng người đàn bà anh ghét từ đầu

Cuối cùng, sau hai cuộc hôn nhân, Sài “bốn mươi tuổi đầu vẫn tan hoang

không biết cuộc đời sẽ đi về đâu”.

Sự lệch pha giữa vợ và chồng cũng được Ma Văn Kháng nhấn mạnh

trong Đám cưới khơng có giấy giá thú khi “đã có lúc Tự hỏi mình: hay là ơng

Trời đã nhìn thấy trước mối bất hịa giữa anh và Xuyến nên đã ban tặng anh căn gác xép này” [11, tr.20]. “Vào cái thời buổi gạo châu củi quế, người người đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang, ở cái gác xép chặt chội đang bắt đầu ngơn ngốt vì cái nắng trưa hè này mà lại cịn cao đàm khoát luận về cái sâu xa, thâm thúy của văn chương lại còn say sưa, mầy mị tìm kiếm cái gọi là ngữ pháp nghệ thuật” [11, tr.7]. Chỉ với đoạn văn

nhỏ này hai xu thế ứng xử trái ngược nhau của con người trong xã hội hiện đại được thể hiện sinh động, cụ thể qua lối sống Xuyến và Tự. Những ước mơ thanh cao của Tự bị gánh nặng cơm áo trong Xuyến đè nát nên họ khơng tìm được điểm chung, khơng hài hịa đời sống vợ chồng.

Sự khơng dung hịa đời sống tinh thần lứa đôi không chỉ được phản ánh

trong Đám cưới khơng có giấy giá thú mà trong cả Mùa lá rụng trong vườn.

Vấn đề này cũng biểu lộ sâu sắc dưới ngòi bút của Ma Văn Kháng bằng mối

quan hệ Đông – Lý. “Con người Đông chỉ quen với sự đơn giản. Đối mặt với

tình huống phức tạp rối ren là Đông mất phương hướng, là nổi cục, là mất tự chủ ngay. Đông trở thành một kẻ cục súc, vũ phu” trái ngược hoàn toàn với

Lý vốn “trong trẻo”, “yêu đời”, “ham sống”, “nhạy cảm”, “tháo vát” [12, tr.317]. Trong khi đó bên cạnh Lý khơng chỉ là kẻ nhiều tiền lắm của mà “Anh

ta khen chị đẹp tuyệt trần, anh ta nức nở trước sự khéo léo của chị. Anh ta nâng niu, chiều chuộng chị, cung đốn đủ mọi nhu cầu, kể cả nhu cầu quái ác nhất của chị”. Và “rời xa hắn trong chốc lát, chị bỗng nhận ra điều trước nay chị chưa hề nhận ra; cuộc sống sao trống vắng, buồn tẻ thế. Thì ra bấy lâu nay chị sống trong khổ ải, gị bó, tẻ nhạt mà khơng biết, bấy lâu nay chị chẳng

được hưởng sự sung sướng, chị chẳng có hạnh phúc mà chị khơng hay. Ơi, cuộc sống đâu chỉ là ngày hai bữa no đủ. Cuộc sống còn là hẹn hò nhớ nhung, nuối tiếc còn là những éo le, âu sầu, ao ước và sự thoả mãn những cảm giác mới lạ nữa chứ!”

Như vậy Lý có “đời sống tinh thần khơng được bồi bổ thỏa mãn” khi Đông “xa rời trách nhiệm người hướng dẫn tinh thần cho vợ”. Tâm sự của Lý đã nói lên điều đáng buồn đó: “Đàn bà, con gái chồng con rồi, chỉ cịn có

chồng con thơi… thế mà… lắm lúc nản ghê cơ, chẳng thiết sống nữa”. Chính

vì thế việc “bứt ra khỏi cuộc sống chung vô vọng và tẻ nhạt với Đông, Lý đã

hành động một cách thật dứt khốt và đó là hệ quả tất yếu” [12, tr.316].

Bởi “Đông và Lý, hai người quá khác nhau từ gốc gác, tâm lý, sở

trường, sở nguyện. Sống chung mà họ không tạo nên một hệ thống tâm lý sinh hoạt phù hợp với cá tính của mỗi người. Cá tính đã khơng làm phong phú thêm cuộc sống chung, trái lại, lại gây cản trở cho nhau” [12, tr.316]. Đáng

nhẽ Lý không nên lấy Đông “một người vừa khơng biết thích ứng vừa nhu

nhươc” và Đông không nên lấy Lý một người sắc sảo, mà như Lý nói “lẽ ra ơng ấy nên lấy một bà ở nhà quê, một bà thật tốt, một bà Chủ nhiệm hợp tác xã, một bà Chủ tịch xã chẳng hạn”. Đúng là “tại anh tại ả, tại cả đôi bên”.

Đông “cũng là tội phạm” và Lý cũng là kẻ phạm tội khi biến “cái tổ ấm” thành “cái tổ quỷ”. Có thể nói sự lệch pha giữa đàn ông và đàn bà là một

nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Nếu tác phẩm của Ma Văn Kháng và Lê Lựu chủ yếu nói đến hiện tượng ngoại tình bắt nguồn từ nhu cầu tình dục do sự lệnh pha về nhu cầu thể xác thì Dạ Ngân nhắc tới sự ngoại tình có căn ngun từ đời sống tinh thần. Tiệp và Tuyên là hai thế giới hoàn toàn xa lạ. Nàng khẳng định với chồng: “-

Tôi với anh khác nhau như nước với lửa, như chó với mèo, trâu trắng trâu đen”. Một người có cá tính, có đam mê, khát khao hạnh phúc như Tiệp làm

sao chấp nhận một người chồng vơ tâm, vơ nhân tính, nhiều lần vội vàng thả vợ xuống cổng bệnh viện phụ sản không một lời động viên, an ủi rồi nhanh chóng phóng xe đến cơ quan hồn thành phận sự người thư ký mẫn cán? Làm sao chấp nhận người chồng khơng đùa giỡn với con nhưng lại thích săm sắm

với lũ heo? Từ sự xung khắc cá tính, “nàng thấy hai người như đã đứng ở hai

bờ, xa cách và ngượng ngập”.

Với Dạ Ngân, ngoại tình được nhìn với con mắt tích cực khi nó đem đến cho con người hạnh phúc đích thực mà đời sống vợ chồng khơng có được.

“Tiệp thấy mình bạo dạn và lão luyện, sự nhịp nhàng của thịt da đằm thắm,

ngọt ngào. Từ thế động nàng đã ào ra thế chủ, một cực khác với lần đầu, nàng bốc cháy từ gót chân đến đỉnh đầu và thật sự khơng biết mình bồng bềnh ở đâu, chính danh hay khơng chính danh, tà dâm hay khơng tà dâm, chỉ thấy mình đúng là mình trong tưởng tượng, thỏa mãn một cách hài hòa, sâu sắc”

[23, tr.157].

Qua những trang viết về gia đình, các nhà văn như muốn nói rằng trong chính con người có con người tự nhiên và con người xã hội, con người bản năng và con người ý thức, con người cảm tính và con người lý tính. Vợ chồng là sự đón nhận và thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý. Độ bền vững của gia đình khơng cịn phụ thuộc nhiều vào sự ràng buộc của trách nhiệm, nghĩa vụ mà nó chịu sự chi phối chủ yếu bởi mối quan hệ hòa hợp giữa vợ và chồng.

Và khi “Sự khác nhau giữa vợ chồng là mãi mãi, khơng giới hạn” thì nó

sẽ làm nảy sinh xung đột thậm chí dẫn đến nguy cơ tan vỡ đời sống tình cảm của gia đình. Khơng phải các nhà văn sáng tạo nên những mâu thuẫn gia đình nhằm tạo kịch tính cho tác phẩm mà bản thân đời sống gia đình với những va chạm nảy lửa của những đối cực đã được phản ánh chân thực qua những trang văn. Sự khác biệt trong tính cách, quan điểm sống là nguyên nhân của bi kịch đổ vỡ gia đình.

Nếu có tình u chân chính, con người sẽ khỏa lấp được chỗ trống trong nhau, giúp nhau hoàn thiện sự cọc cạnh để trở thành “cặp đơi hồn hảo”,

để gia đình mãi là “vũ trụ thu nhỏ, ở đó sống chung hai con người hiểu nhau,

tơn trọng nhau và dìu dắt nhau (...) tạo nên một mối liên hệ bền vững hơn tất cả các hợp đồng, khế ước ràng buộc” [12, tr.160].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)