5. Cấu trúc luận văn
3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch. Cốt truyện chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khắc họa nhân vật và tái hiện các xung đột xã hội. Các nhà văn khi cầm bút ln có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con người và để lôi cuốn người đọc.
Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức sắp xếp các sự kiện nhằm bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Vì vậy, cốt truyện chính là một trong những phương thức nghệ thuật quan trọng thể hiện chủ đề gia đình trong tiểu thuyết đương đại.
Cốt truyện được kết cấu theo sự kiện là kiểu cốt truyện truyền thống của tiểu thuyết mà diễn biến câu chuyện là một chuỗi các sự kiện lôgic, xảy ra như tất yếu, phù hợp với quy luật khách quan, kết thúc cho thấy kết quả
của câu chuyện, cách giải quyết của nhà văn. Chúng ta lấy tác phẩm Sóng ở
đáy sơng để minh chứng cho kiểu cốt truyện trên. Cốt truyện Sóng ở đáy sơng
là cốt truyện có các sự kiện đi theo diễn tiến quá trình sống của nhân vật Núi. Chúng ta khái quát các sự kiện lớn bao gồm: Sự kiện Núi và hai em về quê ở, sự kiện mẹ Núi mất, sự kiện Núi và Hiền có tình cảm với nhau, sự kiện Núi sa
ngã không được sự cứu giúp của Bố, sự kiện Núi bỏ nhà ra đi, sự kiện Núi và Mai thành vợ thành chồng, sự kiện Núi gặp Hồng, sự kiện Núi bế con đi tìm Mai, sự kiện Núi vào tù, sự kiện Núi gặp lại hai mẹ con Hiền, sự kiện cái chết của bố Núi…Các sự kiện kể trên xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính và đều mang sức gợi khơng nhỏ góp phần hình thành câu chuyện dài về cuộc đời một con người từ khi sinh ra, lớn lên đến khi luống tuổi.
Ở các tiểu thuyết như: Sóng ở đáy sơng, Hai nhà, Mùa lá rụng trong
vườn, Đám cưới khơng có giấy giá thú...chúng ta cũng tìm được kiểu cốt
truyện kết cấu theo sự kiện như vậy. Đọc những tiểu thuyết này, người đọc thấy ngay được từng sự việc cụ thể đã và đang diễn ra trong đời sống mỗi gia
đình. Hai nhà được kết cấu theo những sự kiện, sự việc với những đề mục rất văn vẻ và khơi hài: Hai nhà trí thức kiểu mẫu, Ân nhân, Sự nhấm nháp độc
ác,... Dường như đối với độc giả, những cốt truyện khá truyền thống này
khơng hề cũ hay lạc hậu, thậm chí những tiểu thuyết hay thường chinh phục người đọc phần nhiều ở vẻ đẹp giản dị của kiểu cốt truyện này.
Người ta nhắc tới Ma Văn Kháng với những tiểu thuyết có kết cấu luận
đề. Mùa lá rụng trong vườn và Đám cưới khơng có giấy giá thú là những tiểu thuyết tiêu biểu cho lối kết cấu này. Nghiên cứu về tiểu thuyết Đám cưới
khơng có giấy giá thú, tác giả Mai Thục cho rằng: Đám cưới khơng có giấy
giá thú có tính luận đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hóa với đời sống của con người ; Vũ Dương Quý với bài viết Phải chăng đời là một vại dưa muối hỏng? Như vậy, có thể khẳng định tiểu thuyết của Ma Văn Kháng có các sự kiện biến cố được sắp xếp tuân theo sự chi phối của luận đề mà tác phẩm
đưa ra. Trong Mùa lá rụng trong vườn luận đề được xác lập: “Ơi gia đình,
giọt nước mắt của biển cả, cá thể của xã hội liệu có vững vàng trong cuộc sống xây dựng đang có nhiều khó khăn, lắm bề bộn này. Luận là nhân vật phát
ngoài đến nhận thức thế giới tâm hồn của chính mình và những người xung quanh. Luận đề được triển khai qua cái nhìn sắc sảo, đầy triết lý của Luận về Lý. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những đoạn văn sinh động là bằng chứng xác tín
cho nhận định trên. Chẳng hạn như khi Lý cất cao giọng:“Động một tí là lên
án vật chất. Khơng có vật chất thì sống bằng cái gì? Là người, phải biết làm ra tiền, phải biết sinh lợi, biết làm kinh tế chứ!” thì điều độc đáo là ngay lập
tức Luận có một cái nhìn đúng đắn về Lý: "Đáo để, hay và cũng có cái hợp
lí!" Luận nhìn Lý nghĩ, khơng nói”. Đồng thời Luận cũng khẳng định: “Làm ra tiền là đáng khen, đáng quý nhưng làm ra tiền bằng hành vi bất chính thì đáng lên án”. Chính sự thay đổi của chị trong tình u với Đơng, trong tình
cảm với gia đình là minh chứng rõ rệt nhất cho sự tha hóa của con người trước tác động của xã hội hiện đại. Những nhân vật như ông Bằng, chị Hoài mang nghĩa biểu tượng cho những giá trị truyền thống mà Luận, Phượng, Cần, Vân tiếp tục gìn giữ, phát huy.
Cốt truyện lắp ghép là một đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết hiện đại. Nhờ kỹ thuật kết cấu này, tác phẩm không phát triển theo tiến trình sự kiện, thời gian tuyến tính mà được lắp ghép bởi từng mảng cuộc đời, từng mảnh tâm trạng. Những tình huống, cảnh ngộ, biến cố, sự kiện, số phận tưởng như khơng có quan hệ gì với nhau lại được đặt cạnh nhau, nối tiếp nhau, xích lại gần nhau tạo nên mạch cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn. Cốt truyện lắp ghép của những tiểu thuyết về gia đình đang đề cập được biểu hiện dưới hình thức lồng vào truyện những bức thư.
Khởi nghiệp bằng truyện ngắn nhưng Lê Lựu thực sự thành công với
tiểu thuyết. Thời xa vắng là cuốn sách “để đời” mà người đọc không thể nào
quên được cuộc đời, số phận của nhân vật chính Giang Minh Sài. Lê Lựu khơng có nhiều cách tân trong lối viết, nỗ lực của ông chủ yếu thể hiện ở việc khai thác cốt truyện. Tiểu thuyết Lê Lựu hấp dẫn người đọc ở sự dồn đẩy tình
huống truyện, khi kéo căng khi lại nhẩn nha kích thích xúc cảm yêu ghét của
độc giả. Thời xa vắng là những xung đột liên tiếp giữa khát vọng của cá nhân
với ý chí của số đơng thơng qua những mâu thuẫn dai dẳng trải dài suốt một đời người. Nhiều tình huống bất ngờ và kịch tính, chẳng hạn khi chuyện gian díu của Sài và Hương bị phát hiện, ông chú của Sài chỉ bằng một “thao tác nhà nghề” đã lật ngược tình thế, “vơ hiệu hóa” mọi đồn thổi. Nút thắt của câu chuyện được đẩy đến cao độ khi Sài cố ''yêu vợ" để được kết nạp Đảng nhưng kết cục không được kết nạp Đảng vì lý lịch gia đình vợ có vấn đề, Hương cũng căm giận Sài mà đi lấy chồng nhưng “anh không thể phát điên, không thể nổi khùng, khơng thể nằm ỳ, khơng thể nói năng vơ trách nhiệm và thiếu tính tổ chức”... Hai qng đời của Sài được đặt bên cạnh nhau, chênh vênh và mỏng manh, những đổ vỡ rình rập, bi kịch nối tiếp bi kịch, khiến người đọc phấp phỏng lo âu cho số phận nhân vật. Tài năng của nhà văn là đã tạo dựng được tình thế, trạng huống đặc biệt để cho nhân vật được sống, được
hạnh phúc, được đau khổ, được trải nghiệm trong đó. Tiểu thuyết Sóng ở đáy
sơng tập trung khai thác sự tương phản giữa ý chí lạnh lùng, thái độ bất biến
của người cha trước những biến động của thời đại và thế giới tâm hồn của những đứa con. Vợ chết, ông tuyên bố cắt khẩu phần lương thực mà khi còn sống người vợ đã đong thêm cho các con, đứa nào học đúp thì tự ni lấy thân. Khi "ngã ngửa" ra là Núi đã bỏ học để kiếm sống nơi bến tàu, có liên quan đến những kẻ gian, ông lập tức từ mặt để hắn không thể làm ơ danh ơng. Từ đó, ơng vơ cảm trước bất kỳ một sự kiện nào của cuộc đời hắn, thậm chí cịn viết đơn xin tồ án nâng mức án của hắn thành tù chung thân. Tính cách người bố đã tác động sâu sắc đến tình cảm và thái độ người đọc, giúp họ tìm
thấy căn nguyên tội lỗi bằng sự phán xét tỉnh táo. Hiệu ứng tâm lý trong Hai
nhà là cách mở dần từng ô cửa để thấy được thực chất “ngôi nhà” bên trong,
mượn lời người chú rể của Linh Anh để tiết lộ quá khứ của cô gái thành thị lọc lõi, hư hỏng; lần thứ hai nhấm nháp từng trang nhật ký của cô ta để vén thêm bức màn bí mật về những hoan lạc của thời con gái buông thả, những cảm giác bức bối khi phải sống với người chồng không như mong ước, những thèm khát dẫn tới cuộc tình vụng trộm và trận đánh ghen bẽ bàng; lần thứ ba bức thư tuyệt mệnh của ông Địa đã xé toang tất cả, làm rõ vì sao lại có cái chết oan uổng của thằng cháu ngoan ngoãn, học giỏi và được tất cả mọi người yêu mến. Khi đọc tác phẩm của Lê Lựu ta luôn "nơm nớp" lo âu cho nhân vật, liệu những thứ mà Sài cố gắng hết sức để đánh đổi có đạt được không. Một cách để gây hiệu ứng tâm lý nữa là Lê Lựu đảo ngược thời gian cốt truyện, đưa ngay kết thúc lên đầu tác phẩm, thường là những tin tức quan trọng, sự
kiện “giật gân”, gây chú ý. Mở đầu Chuyện làng Cuội là “cái chết của bà Hiêu Đất lại tạo cho làng Cuội ta một khí thế tưng bừng, sơi nổi, rất là tự hào”, Hai
nhà đưa sự kiện của mười năm sau “Thằng Hồng con trai nhà thơ, bạn anh chết rồi. Nó hứng lấy cái chết để vợ anh khỏi bị lưỡi dao phay chém vào mặt...”
Ở cốt truyện Thời xa vắng, tuy các sự kiện, biến cố được trình bày theo
trật tự thời gian và sự phát triển các biến cố ấy cũng phù hợp với lôgic khách quan nhưng Lê Lựu đã sử dụng cốt truyện lắp ghép bằng cách lồng những lá thư dài của Hương viết cho Sài [17, tr.64], Sài viết cho gia đình [17, tr.122]. Ngồi những lá thư, cuốn nhật kí của Sài, những tờ lịch cơng tác [17, tr.69] hay là những bản tường trình tại tịa án khi Sài và Châu quyết định li hơn [17,
tr.215] cũng góp phần làm nên kết cấu của truyện.
Bức thư của Cừ trong Mùa lá rụng trong vườn đặt trong câu chuyện gia
đình. Nó phản ánh nhận thức của một người con đối với sự giáo dục nghiêm khắc có phần cực đoan, máy móc của gia đình ơng Bằng. Về cơ bản, các con trong gia đình ơng Bằng được ơng bà chăm lo, dạy bảo từ nhỏ nhưng thực tế
những biến động của cuộc sống làm lối giáo dục xưa khó ăn nhập vào nếp sống mới. Chính vì thế, trong bức thư Cừ đã chịu đựng bao phiền hà do lối sống đó gây nên. Một bên gia đình, một bên những sóng gió bão tố của cuộc sống, Cừ chao đảo, đi lệch hướng và đón nhận một kết cục khơng có hậu nơi đất khách quê hương. Lá thư của Cừ được lắp ghép không ở phần đầu mà ở phần phía sau của tác phẩm, sau một loạt sự kiện xảy ra trong gia đình ơng Bằng là rất phù hợp. Nó là lời khẳng định giúp người đọc nhận thức lại hiện thực của các gia đình Việt Nam thời kì đổi mới. Việc lắp ghép này đem lại cho tác phẩm chiều sâu và tầm cao của tư tưởng.
Hai nhà kết thúc với cái chết của Hồng Địa cùng lá thư của ơng ta gửi
cho Tâm. Phải nói rằng sau khi đọc Hai nhà, sức ám ảnh của tác phẩm này
quả thật khơng nhỏ. Người đọc miên man trong dịng suy nghĩ về số phận của nhân vật. Điều gì làm Hồng Địa chọn cái chết? Một cách trả thù ấp ủ hàng mấy chục năm xối xả tan chảy theo sự kiện rùm beng giữa Hoàng Địa và vợ Tâm, theo cái chết của cháu Hồng, cái chết của Hoàng Địa và cũng là cái chết trong tâm tưởng của Tâm và nhiều người khác nữa. “Thư tuyệt mệnh của Trần Địa gửi Nguyễn Thanh Tâm gian số 6 của ngôi nhà tập thể 6 gian” dài 21
trang. Số lượng trang viết dành cho một bức thư như vậy quả là đáng kể: “Chú
Tâm kính mến, vơ cùng quan trọng và u mến của Hồng Địa. Tôi biết chú sẽ tởm lợm nhổ vào lá thư này, xé toạc nó ra thành những mảnh giấy vụn vứt vào chỗ bẩn thỉu nhất, kinh khủng nhất […] Nhưng rồi nhất định chú phải đọc […] Lá thư trong túi của một kẻ tự vẫn nhất định phải được đọc, khơng phải chỉ một người mà nó sẽ được lan truyền đến hàng trăm người, không chỉ đọc một lần, có khi người ta thuộc từng chữ, từng dịng” [16, tr.267]. Nhà văn gián
tiếp thông qua lời nhân vật khẳng định vai trò của bức thư trong cấu trúc chung của tác phẩm là khơng thể phủ nhận. Bức thư này như tóm gọn mọi căn
nguyên, mọi khổ đau, mọi xung đột mà các nhân vật ngụp lặn, qua đó làm tốt lên giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Đôi khi cốt truyện lồng ghép thể hiện bằng sự sắp xếp mối tình nọ nối
tiếp mối tình kia, vừa làm tiêu đề, vừa bổ sung cho mối tình tiếp theo. Chuyện
làng cuội của Lê Lựu bắt đầu với những tên chương lần lượt là: Chuyện tình thứ nhất, Chuyện tình thứ hai, Chuyện tình thứ ba, Chuyện tình thứ tư, Chuyện tình thứ năm, Những chuyện tình cuối cùng. Mỗi nhân vật gắn với
một, hai, thậm chí một vài mối tình. Từ những câu chuyện tình ấy các sự kiện lịch sử gắn với hoàn cảnh xã hội đất nước từng thời kỳ được khai thác và nhìn nhận sâu sắc. Từ đó, chủ đề tư tưởng mà nhà văn muốn bày tỏ, gửi gắm dần
dần được bày tỏ rõ ràng, sinh động. Có thể nói trong Chuyện làng Cuội, nhà
văn đã thành công với thủ pháp truyện đan xen truyện, truyện lồng trong truyện. Thủ pháp này làm cho câu chuyện biến hóa, linh hoạt, người đọc cũng thay đổi cách tiếp cận, tạo nên sức hấp dẫn, sinh khí mới mẻ, tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt. Như vậy, hiệu quả nghệ thuật tăng lên nhờ cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn.
Các kiểu cốt truyện ngày càng thay đổi phức tạp. Các vấn đề về tình cảm con người, về gia đình, về xã hội cũng được biểu hiện đa dạng và được soi chiếu dưới nhiều khía cạnh. Cốt truyện tâm lý phù hợp hơn cả với sắc thái tình cảm của cây bút nữ. Dạ Ngân khơng trình bày sự kiện theo thời gian tuyến tính rõ ràng cụ thể mà tác phẩm được kể dựa trên dòng xúc cảm, tâm lý
của nhân vật chính. Cốt truyện Gia đình bé mọn chảy theo dịng tâm trạng và hồi tưởng của Tiệp: lặp đi lặp lại là “Tiệp nhớ”, “nàng nhớ”, “nàng tiếp tục
nhớ”, rồi đồng thời với nỗi nhớ của nàng, từng mảnh hiện thực được tái hiện
dù nhiều khi có vẻ trơi nổi, đứt đoạn, gẫy khúc.
Các nhà nghiên cứu thường nhắc tới yếu tố tự truyện là một đặc điểm nổi bật trong tác phẩm của Dạ Ngân. Đọc tác phẩm, độc giả luôn thấy thấp
thống bóng dáng con người, tính cách, số phận của Dạ Ngân như thể tác giả tự “rút ruột” mình ra để viết về cuộc đời mình vậy. Chính nhà văn khẳng định: “Đúng, tôi và một số người thân của tôi là nguyên mẫu của tiểu thuyết này. Nhưng tơi đã viết nó với tâm thế của nhà văn, "Gia đình bé mọn" là một tác phẩm tự thú chân thực".
Khi xử lý cốt truyện, nhà văn cần phải tìm cách vượt qua đoạn mở đầu và kết thúc, vì đó là những nơi “nhà văn mất nhiều thời gian chần chừ nhất”. Có thể nói trong tiểu thuyết của Lê Lựu, một đặc điểm mang tính điển hình là
phần mở đầu nêu kết thúc của truyện. Ngoại trừ Thời xa vắng, ba tiểu thuyết