Lòng bao dung, đức hy sinh của mỗi thành viên trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 65 - 77)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Lòng bao dung, đức hy sinh của mỗi thành viên trong gia đình

Gia đình vốn là nơi những thành viên nâng niu, trân trọng những giá trị, chuẩn mực đạo đức. Các thành viên trong gia đình có vị trí, vai trị và nhiệm vụ riêng trong gia đình. Đảm bảo thực hiện tốt vai trị của mình, các thành viên hỗ trợ nhau, kề cận nhau hình thành lên một mơ hình gia đình đầy đủ, vui vẻ và hạnh phúc. Gia đình duy trì nịi giống và là mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng, giáo dục nhân cách con người, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội. Gia đình thật cố định và bền vững bởi lòng bao dung và đức hy sinh của mỗi thành viên.

Trong vũ trụ có rất nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ, người bà. Ta bắt gặp những bà mẹ lặng lẽ làm tất cả những gì có thể để con cháu được hạnh phúc dù những bà mẹ đáng kính ấy phải chịu nỗi đau cho riêng mình. Người phụ nữ sống cho con, vì con với tình cảm chân tình, lành mạnh, trong sáng và khơng bao giờ cạn kiệt. Vẻ đẹp dễ bị khuất lấp trong bề bộn những lo toan của đời sống thường ngày, đó là vẻ đẹp bình dị, thiết thực. Vẻ đẹp của sự bền bỉ chịu đựng, giàu đức hy sinh trong hồn cảnh khó khăn và đau khổ.

Mẹ Đất trong Chuyện làng Cuội là tấm gương sáng ngời về thiên chức

cao cả của người phụ nữ truyền thống. Câu chuyện về cuộc đời Mẹ Đất thật cảm động. Công việc của mẹ Đất khó khổ, nặng nhọc. Hàng ngày mẹ Đất vẫn đi đập đất th bên kia sơng. Có khi hàng mấy tháng nay mẹ Đất được phép đi mót hái, làm thuê, sáng đi, tối về. Ở đây hiển hiện tình u thương vơ bờ bến của mẹ Đất với các con. Mẹ đi làm, tối về mang cho các con nắm cháy, nắm cơm. Nhìn các con mắt đứa nào cũng sáng lên tưng bừng, cười nói ríu rít như chim, mẹ Đất rưng rưng xúc động. Thương các con bao nhiêu, mẹ Đất gắng làm việc quần quật chăm lo cho các con và mong ngóng tin chồng. Sự hy sinh của mẹ mang dáng dấp của bao bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh dũng, tần tảo nuôi con, tiếp tế cho chồng trong chiến tranh. Người đọc cảm giác như đang chứng kiến một con người thật, một phụ nữ quả cảm, giàu tình yêu, giàu sức sống, sẵn sàng đối mặt mọi hiểm nguy, mọi gian trn vì chồng, vì con. Có những hơm, suốt đêm mẹ Đất phong phanh manh áo cánh nâu rách, gục đầu vào đống than, nhem nhếch như một con “ăn sương” ở bến Phà Đen. Trong lịng mẹ ln phấp phỏng chờ gặp chồng, lo âu, đau thắt ruột lo cho hai con ở nhà. Đức hy sinh lớn lao của mẹ Đất góp phần khơng nhỏ làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong tác phẩm.

Yêu con và che chở cho con lúc bé thơ nhưng Hiếu đã đang tâm biến mẹ thành công cụ để thực hiện toan tính ích kỷ, vơ lương tâm nhằm mưu lợi cho bản thân mình. Hiếu là loại người nham hiểm khi hắn nhân danh chính quyền, nhân danh điều tốt để làm điều ác một cách hết sức tinh vi, thủ đoạn. Khi hắn đối xử với mẹ quá tệ bạc, khi bi kịch lên tới đỉnh cao, mẹ Đất đã lựa chọn cái chết như một giải pháp đúng đắn nhất mà cũng là đắng cay nhất. Cái chết đau đớn, đầy oan nghiệt của người mẹ bất hạnh mà vẫn hết lòng yêu thương, che chở và tha thứ cho đứa con tội lỗi.

Song song với lịng mẹ, tình cha là biểu hiện sâu đậm của tình cảm gia đình. Những người cha yêu thương con hết mực, dù những đứa con ấy lầm lạc thậm chí những đứa con ấy trớ trêu thay lại khơng phải là giọt máu của mình.

Ơng Bằng trong Mùa lá rụng trong vườn, Sài trong Thời xa vắng, Tâm trong

Hai nhà là những người cha như thế! Đối với ơng Bằng danh dự gia đình

là trên hết. Ơng ln khun dạy các con mình phải giữ gìn danh dự:

"Phải giữ gìn các con ạ. Giữ gìn từ những cái nho nhỏ vì từ những

cái nho nhỏ cộng lại, hợp thành văn hoá, nền tảng đạo lý đấy". Vì

danh dự gia đình mà ông đánh Cừ - người con trai mới mười ba tuổi - một trận đòn "thiếu sống thừa chết", rồi thẳng thừng đuổi con ra khỏi

nhà, mặc dầu khơng biết đích xác Cừ có phải là người lấy cắp đồng hồ của khách hay khơng. Ơng muốn dựa vào một nền tảng tinh thần vững bền để chống lại tất cả cái xấu đang tàn phá cuộc sống. Trong những dịp chuyện trò với con cái hay dịp cúng gia tiên vào cuối năm, ông luôn nhắc đến những kỷ niệm đẹp, những đứa con ngoan, thành

đạt mà cố lảng tránh Cừ - người con trai bất trị đã bỏ cơ quan trốn đi

biệt tích nhưng lịng ơng ln nổi sóng. Ơng chống chọi với hoàn cảnh, với sự thật phũ phàng, thực ra là ông tự dối lịng mình. Trong con người ơng ln có cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Ông dùng lý trí để khước từ Cừ nhưng tình cha con trong ơng khơng bao giờ phai nhạt. Hình ảnh Cừ luôn in đậm trong trái tim ông. Bởi vậy, khi nghe

Đơng nói: "Theo con, ba nên có một động tác: làm một cái đơn đưa

tới uỷ ban khước từ nó, khơng chịu trách nhiệm về nó", ông đã bị

tăng huyết áp, mặt tối sầm lại. Hoặc khi cầm bức thư Cừ từ nước ngoài gửi về tay ông run rẩy và không dám mở ra xem. Khi biết Cừ vỡ mộng về miền đất hứa và dùng cái chết để sữa chữa lỗi lầm, ông đã ngã gục. Ông Bằng ngã gục khơng hồn tồn vì việc Cừ phản bội

tổ quốc chạy ra nước ngoài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh danh gia đình. Ơng vốn q hiểu con mình: ngay từ nhỏ Cừ đã là một đứa trẻ hư hỏng, bất trị, vào bộ đội rồi mà vẫn sống bng thả, sau đó phụ bạc vợ con và bỏ cơ quan trốn đi biệt tích. Cái chết thương tâm, sự hối hận muộn màng của người con trai nơi đất khách quê người cùng việc nó nói ra sự thật về cách giáo dục câu nệ, cứng nhắc, hà khắc, lỗi thời của chính ơng đã làm ông gục ngã. Chính vì vậy, trước lúc từ giã cõi đời, ông đã hối hận, nhận ra sai lầm của mình. Sự hối hận muộn màng cùng với nó là nỗi đau, sự dằn vặt của

người cha được khắc họa cảm động. Ông dặn các con: "Thằng Cừ, lá

rụng về cội, thương xót vong linh nó".

Khơng ai có thể phủ nhận vị trí quan trọng của giáo dục đối với mỗi thành viên trong gia đình. Những vấn đề về giáo dục gia đình như ăn sâu vào nếp sống của gia đình ơng Bằng. Vợ Cừ và hai đứa trẻ con anh trong tác phẩm

Mùa lá rụng trong vườn là bằng chứng. Dù Cừ bỏ đi nhưng gia phong gia

đình khơng cho phép để vợ Cừ và hai cháu nhỏ bơ vơ. Ơng Bằng đón vợ Cừ, đón hai cháu về gia đình sống, chăm sóc và dạy bảo khi điều kiện kinh tế gia đình gặp khó khăn. Ơng Bằng và các bác của hai nhỏ không muốn để con cháu mình lêu lổng, hư hỗn, sa đà các tệ nạn xã hội. Giáo dục gia đình mang lại hiệu quả rõ rệt khi chúng ta quan sát hai đứa trẻ con Cừ. Thời gian đầu hai đứa trẻ hư hỗn. Hai đứa trẻ phá vỡ cái nhịp sống bề ngồi có phần trầm lặng của khung cảnh. Chúng đuổi nhau, tranh nhau, đánh chửi nhau om sòm. Thằng Quân em học đâu cái thói cắn người làm thằng Quân anh nhiều khi khóc thét lên, khiến Phượng lắm lúc sợ hết hồn. Quả là hai đứa trẻ mất nết, hỗn láo. Cả đống đồ chơi quý của thằng Dư hồi trước Lý đã có ý thu vén giữ gìn, Đơng liều đem xuống cho chúng chơi, chỉ được hai hôm đã lổng chổng lơ chơ, và bị quăng quật tanh bành. Con ngựa thì bị chúng lơi ra chặt gãy chân.

Cái xe thì khơng hiểu bằng cách nào chúng tháo được cả ba bánh ra. Các đồ chơi bằng nhựa thì ơi thơi, chưa được một ngày, cái đã bị đập nát, cái bị đè bẹp rúm. Chúng lục lọi khắp gian buồng của Phượng, lại rình rập lên buồng Đơng, thấy cái gì là lạ là lơi ra đập phá cho tan tành. Chúng rình con mèo đen, tóm được nó, bị con mèo cắn chúng mới chịu bng, chứ khơng thì chưa biết cịn những tai hoạ gì sẽ xảy ra với con mèo. Trẻ con nghich ngợm đã đành, đằng này chúng có những câu nói rất hỗn với người lớn, cả với mẹ của chúng: “Ông đ. thèm ở nhà này nữa”. Các thành viên trong gia đình tích cực chỉnh sửa cách nói năng cho hai đứa trẻ.

Ơng Bằng giáo dục con cháu bằng tình u thương và sự nghiêm khắc không thiếu nét điềm đạm vốn có. Ơng Bằng vót bút chì cẩn thận dạy các

cháu học. Ông ân cần nhắc nhở các cháu: “Kìa, Quân em, ngồi thẳng lên. Thế!

Cao đầu lên! Cách vở hai gang tay, nhớ chưa, cháu?”. Với tình yêu thương,

với sức mạnh cảm hóa của nó, hai đứa trẻ dần ngoan ngỗn dưới sự dạy bảo của ông Bằng và các thành viên trong gia đình ơng. Chính vì thế, gia đình là môi trường đầu tiên và lý tưởng để giáo dục và nuôi dưỡng nhân cách con người, giúp con người tránh được những nguy cơ sa ngã.

Ông Bằng là mẫu hình người cha hết lịng u gia đình, quan tâm dạy bảo con cái nghiêm khắc nhằm mục đích cho các con nề nếp sống đúng đạo đức, truyền thống dân tộc. Phải nói rằng xét ở một góc nào đó của cuộc sống hơm nay với nhiều biến động phức tạp thì cách sống và giáo dục của ơng Bằng có nhiều cứng nhắc, câu lệ song ông đi đúng quỹ đạo giữ gìn và bảo vệ những giá trị thiêng liêng, những tình cảm cao quy của các thành viên trong một gia đình. Sự trở lại của Ly, sự trở về của Cừ, sự đồn viên gia đình trong những ngày giáp Tết, sự nhớ mong nhau của những người thân trong gia đình là cốt lõi vấn đề giáo dục gia đình ăn sâu vào cuộc sống các con

do ông bà Bằng tạo dựng cả đời. Ngày nay, gia đình hiện đại chịu tác động xáo trộn của vô số những thông tin đa chiều, những thay đổi khơng ngừng ngồi xã hội đòi hỏi các bậc cha mẹ có những phương pháp giáo dục con cái phù hợp để các thành viên trong gia đình ln bao dung, rộng lượng và biết sống cho nhau.

Xét ở vị trí một người cha, Tâm trong Hai nhà khơng có được

hạnh phúc như ơng Bằng khi anh chăm sóc hai đứa con nhưng thương thay đó khơng phải là con đẻ, không phải là máu mủ ruột rà.. Đó là niềm đau đớn, căm hờn tột độ bởi chúng chính là sản phẩm của sự giả dối, lừa lọc, phản bội nơi vợ anh. Nhưng Tâm vẫn là người cha yêu thương con hết mực, dù những đứa con ấy trớ trêu thay lại không phải là giọt máu của anh. Lê Lựu dành hẳn chương bốn của tiểu thuyết để diễn tả

tình cảm của Tâm với hai đứa trẻ. Tiêu đề: “Bố và con” nghe nao

lịng người đọc.

Khi xót xa biết Linh Anh có chuyện với Thiệt, Tâm vẫn mang đứa thứ nhất về ni. Ở Tâm cịn có lịng bao dung, đức hy sinh vô hạn cho con trẻ. Dù phải gặm nhấm nỗi đau từng đêm, dù phải đắng lòng nghẹn cổ họng khi hai đứa con không phải con mình,Tâm vẫn âm thầm chịu đựng mà không hề trút giận dữ, bức xúc, tức tối lên đầu trẻ thơ. Cách ứng xử của anh khác xa so với những người cha

khác như người cha trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư chẳng hạn. Hận vợ ngoại tình, người cha trong Cánh đồng bất tận

sẵn sàng đánh đập đứa con gái ruột thịt của mình chỉ vì nó giống mẹ. Nỗi hận thù đã khiến con người làm điều sai trái một cách mù quáng. Có so sánh chúng ta mới thấy người cha như Tâm trong Hai nhà thật đáng qúy, đáng trọng biết nhường nào. Khi con ngủ say, gỡ cánh tay con ra, Tâm nhổm dậy nhìn khn mặt con lịng thắt lại. Chăm lo cho

con mệt nhoài, mệt tới mức Tâm cảm tưởng khơng cịn sức lực để

tiếp tục thức đêm làm cơng việc của mình. “Tí lớn ngủ gục trên mặt

bàn, một cánh tay rơi thõng còn tay kia kê dưới má, một dòng nước miếng rều ra chảy qua kẽ ngón tay xuống mặt bàn, thỉnh thoảng miệng Tí lại chop chép nhai như đang ăn. Yên trí con đã ngủ, Tâm ngồi mở hai mắt thao láo xuống trang giấy mà khơng thấy gì hết”

[16,tr.182]. Lê Lựu đã viết lên những trang văn lấp lánh giá trị nhân văn cao cả về tình cha con.

Quan sát Tâm, chúng ta không khỏi cảm thông cho hồn cảnh

của anh. Có những lúc “người anh tốt mồ hơi và đầu nóng hầm hập

lên vì có rất nhiều ý nghĩ về một người vợ phản bội, về cha của hai đứa trẻ khơng phải là mình” [16, tr.182]. Cả tháng trời, ngày nào anh

cũng lai con ngồi ở cái ghế mây sau xe đạp đi đến các nơi lấy tin, hôm nào không đưa con đi được, Tâm phải gửi con cho đồng nghiệp ở cơ quan. Thật nặng lòng với một đứa trẻ khơng hề có tội tình gì, một đứa trẻ mà khi ngủ ôm chặt lấy Tâm, ríu rít như chim non gọi Tâm là bố mỗi ngày. Nội tâm dằn vặt, đau khổ nhưng bên ngồi, khn mặt Tâm vẫn tỏ ra bình thường để chăm sóc con, vẫn bình thường để tiếp tục công việc. Thái độ, đánh giá của bè bạn, của

người thân quen “Bỏ mẹ nó đi, xinh đẹp, mài ra mà ăn được đấy mà

tiếc rẻ”; “Cứ cảnh này, anh thấy tội nghiệp quá. Chú nghĩ kĩ xem bỏ được thì dứt khốt đi. Mẹ với các anh, chị, họ mạc ở quê chẳng có điều ra tiếng vào gì đâu mà sợ”…khơng dập tắt ngọn lửa tình thương

vẫn cháy trong Tâm. Kết luận của Tâm đưa ra cơ hồ rất đơn giản: “Bố con

mà, dù không giống cũng chẳng sao! Đã là bố con với nhau cần gì nó cứ phải như một cái mặt của mình đem đi phơ tơ thì mới là con mình. Tất cả, khơng nổi thì chìm ngày nào, đêm nào cũng tìm ra những nét giống nhau thì nhất

định con anh sẽ giống anh” [16, tr.185]. Tình u con, lịng bao dung cho

Tâm quyết định về lại với Linh Anh để giữ mái ấm gia đình, để chăm lo tốt cho bọn trẻ. Giá như tiểu thuyết dừng lại ở đây thì người đọc n lịng về một gia đình rồi sẽ êm thấm khi Linh Anh hối lỗi và Tâm rộng lượng tha thứ cho vợ. Tuy nhiên hồi kết tác phẩm là tiếng kêu than xé ruột của con gái bác Địa, của bà con nhìn Địa tử vẫn. Bi kịch tái bi kịch, vợ Tâm không thể nào thay đổi. Tâm sững sờ trước thực tế và có chăng nếu cịn lại tình cảm trong Tâm

chỉ là tình thương những đứa trẻ vô tôi, nhỏ bé giữa cuộc đời. Hai nhà khép

lại đầy uẩn khuất về cuộc sống của gia đình Tâm sau những biến động dữ dội. Chúng ta khơng qn những người chồng giàu tình yêu đối với vợ. Sài

(Thời xa vắng), Tâm (Hai nhà), Luận (Mùa lá rụng trong vườn) sống có lý

tưởng, có tình u thương sâu sắc, biết cách xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình bằng một trái tim trong sáng, lành mạnh và vị tha. Sài – người anh hùng nơi chiến trận, người giảng viên trên giảng đường lại tất bật giặt giũ, nấu

nướng hàng ngày và “thông thạo nó như một nghề khó ai thay thế”. Những

cơng việc lẽ ra của vợ ấy đã choáng hết thời gian của anh làm cho anh không

lúc nào rảnh rỗi “để đọc hết một bài báo, nghe trọn một bản tin” [17, tr.254].

Sài đã vì vợ vì con mình mà hi sinh nhưng anh không nhận được sự trân trọng, yêu thương và biết ơn của vợ. Trái lại, vì gia đình, anh mất đi khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 65 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)