Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 85 - 97)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhắc đến nhân vật trong văn học là nhắc đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, xây dựng nhân vật là vấn đề rất quan trọng mà nhà văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là mối quan hệ với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trị như những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở những thời điểm lịch sử nhất định. Nhà văn Tơ Hồi cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng như vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật.

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật đóng vai trị quan trọng giúp nhà văn định hình nhân vật trước mắt bạn đọc. Nhân vật sống động khơng chỉ nhờ tính cách mà cịn qua ngoại hình, có khi chỉ qua vài nét phác thảo bên ngoài mà nhà văn đã lột tả được cả con người sâu kín bên trong. Ngịi bút của các nhà văn có khả năng của một “thợ vẽ truyền thần”. Những nét miêu tả ngoại hình chẳng những làm cho các trang viết sống động, gợi cảm, cuốn hút mà cịn góp phần định hướng cho người đọc về tư cách đạo đức của nhân vật.

Nhân vật được nhận biết trước hết qua diện mạo, cử chỉ, sắc phục, điệu đi tướng đứng. Thơng qua diện mạo bên ngồi, người đọc dễ dàng nhận biết được phần nào về tính cách, thành phần xuất thân và số phận của nhân vật. Chỉ vài ba nét đơn sơ, các tác giả đã có thể phác họa nên một chân dung thích

Văn Kháng dày công miêu tả khuôn mặt ánh mắt trầm tư của Tư chất chứa nỗi buồn sâu thẳm. Các chi tiết bình thường nhỏ nhặt làm nên hình hài và tính cách nhân vật được nhà văn chú trọng. Nhiều lần nhà văn dừng lại miêu tả ánh

mắt của Tự. Ngay trang đầu tác phẩm ánh mắt ấy đã xuất hiện “Tự mím mơi,

rời bỏ ý nghĩ đang nung nấu, nghiêng đầu, hai con mắt e dè chớp chớp” [11,

tr.5]. Nhà văn tiếp tục theo dõi, miêu tả rất kĩ đôi mắt của Tự “Hai con mắt

trầm sâu của Tự lướt qua mặt Kha một ánh nhìn phủ định, rồi lại chắm chúi rọi xuống trang giấy chi chít những dịng chữ Việt, chữ nhỏ tí trong cuốn sổ tay đặt ngửa trên mặt sàn” [11, tr.5] hay những khi “Tự ngẩng lên, đồng tử trong hai con mắt thâm trầm nao nao” [11, tr.7]. Miêu tả ánh mắt cửa Tự, Ma

Văn Kháng dần dần hé lộ ở Tự một con người có đời sống tâm hồn, đời sống

nội tâm phong phú. Tự đẹp nhất khi hịa mình vào văn chương nghệ thuật “Tự

hào hứng, vung tay, cao giọng. Ấy là lúc Tự đẹp nhất. Giọng Tự tròn, vang âm, đầm ấm. Mặt Tự lấm tấm đỏ, như dị ứng trong cái nhìn cảm phục của Kha. Được biểu hiện mình là lúc Tự đẹp cả hình lẫn sắc và thanh. Ấy là lúc Tự phát tiết anh hoa. Tự được cả phần tâm lẫn phần tài. Tự là cái khối kiến thức quảng bá, là sự bất ngờ của những khám phá mới mẻ” [11, tr.6]. Hồn

cảnh của Tự ám vào khn mặt của Tự. Nhà văn đan xen những câu miêu tả

rất ngắn nhưng hiệu quả cao khi diễn tả tâm trạng Tự ví như: “Giọng Tự bỗng

khan rè”,“Ngực Tự nghèn nghẹn”,“Tự giấu một hơi thở nặng”, “Tự ngồi thừ một bóng câm lặng”…Bên cạnh Tự là hình ảnh vợ Tự. Xuyến đối lập với Tự

ở hình dáng của một người đàn bà mới ba mươi lăm tuổi mà mặt lúc nào cũng lầm lầm cáu giận, lúc nào cũng bứt rứt về nỗi thiếu thốn. Miêu tả nhân vật, Ma Văn Kháng đọng lại tâm trí độc giả sự phân biệt các nhân vật, không thể nhầm lẫn bởi những nét rất riêng dưới ngòi bút đậm chất hiện thực.

Nhà văn chỉ điểm qua vài nét mà người đọc đã thấy được thần thái hồn

mãn của giới tính với đơi mắt lá răm dài ẩn dưới cặp mày rậm, ở đơi gị má cao khơng lộ liễu, ở cái cằm hơi lẹm có một nốt ruồi to đậu ở đó”. Đó đích thị

là một vẻ đẹp sắc sảo, lém lỉnh, thông minh nhưng thiếu đầm ấm, khiêm nhường, nó bộc lộ khát vọng mạnh mẽ với những ham muốn hoan lạc thầm

kín khơng bao giờ vơi cạn. Tương phản với vẻ đep ấy là “khuôn mặt trái xoan,

từng nét dịu dàng, hai con mắt đẫm một nỗi thương yêu lo lắng chân thành”

của Phượng. Ngoại hình của Phượng khơng sắc như Lý nhưng ánh lên vẻ hài hòa tin cậy. Gương mặt Phượng đoan trang, đôn hậu, đầy vẻ nhẫn nại cao quý. Trong một cảm giác không rõ ràng, ơng Bằng thấy có lúc gương mặt Phượng hao hao giống gương mặt chị Hồi. Lúc ấy, ơng cảm thấy thật hạnh phúc, vì lại thấy tin u, vì gặp lại cái gì đó hết sức q báu và thân mật. Cịn cơ bé

người yêu Cần “từ đôi mơi xinh xắn của cơ bé thốt ra những tiếng nói dịu

ấm, rất ngoan. Cịn trẻ lắm. Nhưng, cặp mắt của cô bé thật nghiêm và nét mặt, nét cằm tốt lên vẻ cương nghị, đoan chính bất ngờ”. Chỉ cần như vậy,

người đọc đã có dự cảm tốt đẹp về nhân vật này. Vân, trong một tương lai không xa, sẽ là một cô con dâu ngoan hiền của ông Bằng.

Tiểu thuyết của Lê Lựu cũng được công nhận là “tiểu thuyết của số phận, của tính cách con người” bởi nhà văn miêu tả nhân vật của mình rất sắc nét. Nhân vật Núi hiện lên trong chiếc áo tù khiến độc giả tị mị về cuộc đời “hắn” và chính những miêu tả hình ảnh lúc già của nhân vật định hình người

đọc một câu chuyện dài đang mở ra ở những trang sách tiếp theo: “Bây giờ

hắn đã là một ơng chủ. Ơng chủ nghề mộc của 33 người hoặc đang ở tù, hoặc sắp hết hạn, hoặc là con cháu của bạn tù. Ông chủ đã được tự do nhưng vẫn mặc áo tù. .... Hắn “nghiện” áo tù như “nghiện” những con người không lúc nào rời khỏi tâm trí hắn: một người cha và những đứa con” [15, tr.5]. Nhà

văn tập trung miêu tả Núi ở những bước ngoặt, những ngã rẽ trong cuộc đời Núi. Gặp Hiền là thời điểm đầu tiên đánh dấu những đổi thay lớn trong cuộc

đời Núi. Cảnh vật chọn làm nền cho cuộc gặp mặt là một ngày nắng đầu xuân sáng rực lên những khuôn mặt tê tái, ẩm ướt sau hàng tháng mưa dầm. Núi

“hai chân hắn thấy liêu xiêu, mắt đã thấy những tia xanh đỏ nhảy nhót” [15,

tr.44]. Lần gặp gỡ đầu tiên của Núi với Hiền là “duyên cớ” cho tình yêu của hai người và là mầm mống phát sinh hồi kết có hậu về sau cho tác phẩm.

Lê Lựu đặc biệt khắc họa nhân vật trong hồn cảnh khó khăn làm nổi bật nhân vật. Hiện thực cuộc sống đẩy đưa Núi xa gia đình, xa sự đùm bọc, giúp đỡ của cha mẹ, người thân. Lê Lựu cho nhân vật trân trọng những đồng tiền đổ mồ hôi, công sức làm ra, khác hẳn đồng tiền sau này Núi đi trộm cướp

được: “Hắn kết thúc công việc vào khoảng 5 giờ sáng mỗi ngày. Động tác đầu

tiên của hắn là thục tay vào bốn túi cả quần và áo móc ra những đồng tiền xoắn xít cong queo, vuốt thẳng rồi đếm để riêng từng loại một hào, hai hào, năm hào, một đồng rồi lại chia về bốn túi” [15, tr.90]. Hình ảnh Núi khổ sở

nhất hiện lên khi một tay bồng con, một tay xách đồ đi tìm Mai “hắn trùm áo

mưa ngang vai cốt để che kín cho con nằm áp giữa hai cánh tay hắn, áp vào ngực. Nó ngủ trong tiếng gọi vợ như ru của hắn” [15, tr.191]. Có những đêm

Núi bế con lội bùn. Hai bố con ôm nhau ngồi tựa vào tường một cửa hàng bán lẻ thuộc Công ty cấp I cạnh khách sạn lớn nhất khơng rõ là gì, đối diện tịa án tỉnh. Vị trí ngồi ngủ của Núi cho thấy sự khó khổ của một người đàn ơng khao khát hạnh phúc gia đình, tìm kiếm hạnh phúc giữa những trái ngang của cuộc đời. Ở mỗi thời điểm khác nhau trong cuộc đời Núi, Lê Lựu miêu tả phù hợp hình dáng bên ngồi với tính cách nhân vật. Sự đồng nhất này vừa thể hiện một tài năng khắc họa nhân vật tài tình của nhà văn vừa tạo hứng thú cho người đọc.

Cuộc đời Núi gắn liền với những người thân, người yêu, gắn liền với những lần Núi tù tội. Hiền là người đầu tiên mang đến cho Núi hạnh phúc đầu đời mà sau này Núi nhất nhất khẳng định đó là tình yêu. Hiền được miêu tả là

cô gái nông thôn chất phác, chân thành nhưng không kém phần thông minh,

sắc sảo. Trước mắt Núi hiển hiện “một cô gái đứng quay mặt về phía hắn gần

như án ngữ giữa đường ở ngay bụi tre đầu làng. Hai tay cô thong thả như tay diễn viên múa cầm lấy đuôi màn vừa như gỡ khỏi cành rào vừa như căng nó ra, để chiếm lấy lối đi. Cái nón “phịng khơng” vừa bơi nước lá, vừa quét mực xanh loang lổ lật về phía sau như cốt làm nền cho khn mặt đẹp khiến hắn phải sững lại một giây. Cả hai mắt và miệng cơ như cười cười nhìn thẳng vào hắn” [15, tr.45]. Ánh mắt, nụ cười của Hiền theo Núi suốt cuộc đời và quả

thật ánh mắt, nụ cười ấy đã trở lại sau mấy chục năm xa cách. Mai ít được nhà văn miêu tả tỉ mỉ về ngoại hình hay tính cách mà Lê Lựu chú ý đến hồn cảnh, xuất thân của nhân vật nhằm chứng minh cho quan niệm con người không thể không bị chi phối bởi hồn cảnh.

Có thể nói, trong những nhân vật nữ của Sóng ở đáy sơng, Hồng được nhà văn ưu ái hơn cả và được miêu tả nhiều hơn cả: “Cô không giống những

người ở quê ra thành phố. Tất cả họ đều nhăm nhăm bộ mặt rất hồ hởi để chào hỏi vồ vập và tươi cười với tất cả mọi người dù chả biết họ là ai trong cái ngõ của mình. Cơ cũng khơng phải là kẻ khinh khỉnh coi thường những người khác. Cơ chỉ có một gương mặt trái xoan, đi mắt đã rạn chân chim của tuổi đã “toan về già”, một đôi má lúc nào cũng hồng lên, một nụ cười ít khi thành tiếng, nó trìu mến, đầm ấm như con người vốn có của cơ. Cơ khơng vội vàng thân thiết với ai qúy cô, cũng không vội vàng ghét bỏ ai dè bỉu khinh thường cơ. Cứ vui vẻ. Ai cần mình, mình giúp, giúp tận tình, khơng thì thơi. Việc mình, mình làm, cơm người ta, người ta ăn. Khơng việc gì phải săn đón những điều người ta rất ngại kẻ khác biết đến. Cô cứ “đủng đỉnh” tự tin như thế” [15, tr.151]. Hồng đẹp trong mắt Núi lúc Hồng bước ra với bộ lửng màu

hồng nhạt làm Núi nghĩ mình đang trong cơn mê. Cho Hồng vẻ đẹp đôn hậu và một tính cách tốt, nhà văn đặt nhân vật này xuất hiện ở ba thời điểm quan

trọng nhất trong cuộc đời Núi. Khi Núi gặp Hiền, Hồng xuất hiện được nhà văn miêu tả là cô gái xinh trẻ, với tư cách bạn Hiền, Hồng vô tư chào hỏi Núi. Khi là “vợ” khơng chính thức của Núi, Hồng được miêu tả đậm nét dáng vẻ một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, nhanh nhẹn và giàu tình thương. Ở cuối tác phẩm, Hồng gặp Núi trong tâm thế khơng ốn hận Núi. Nhà văn miêu tả Hồng ấm áp, hạnh phúc bên bạn đời già. Nhân vật Hồng dưới ngòi bút của Lê Lựu dành nhiều cảm tình của người đọc.

Nhà văn miêu tả nhân vật chân thật tạo sự khách quan trong lời kể. Miêu tả không tượng trưng, khơng gị vào một khn mẫu như kiểu da phải trắng, mơi phải đỏ hồng hay tóc phải đen như gỗ mun. Tâm, Hoàng Địa, Linh

Anh, Nhân hay Hồng trong Hai nhà của Lê Lựu được miêu tả với những

đường nét, bộ dạng khó tìm thấy ở các nhân vật khác. Ngay đầu tác phẩm là

hình ảnh của Hồng. Trong tâm trí của Tâm, Hồng “đang còng xuống, trằn

người, miết hai chân vào nền đường kéo chiếc xe “cút kít”, kiểu xe bị khỏi lao xuống dốc” [16, tr.5]. Hồng với vợ chồng Tâm ln là đứa cháu ngoan

ngỗn, nhiệt tình giúp đỡ cơ chú và các em. Hồng tốt tính nên gặp Tâm đang

kéo cái xe cao chênh vênh đồ đạc “nó làu bàu trách tại sao khơng gọi nó đến

giúp”. Tâm coi trọng Hồng, đánh giá Hồng như người thân thiết, đáng qúy

“Thằng Hồng càng lớn, càng cao ráo, đẹp trai. Nó giống hệt con gà công

nghiệp lớn phổng lên trong sự giản đơn, ngộc nghệch rất đáng u. Khó tính và thực dụng như vợ Tâm cũng không khi nào mặt nặng mày nhẹ với nó. Ngược lại, mỗi lần nó đến sự căng thẳng bực bõ trong nhà anh lập tức dịu nhẹ hẳn”. Chọn Hồng làm bia chắn cho vợ Tâm, cái chết của người thanh niên

trẻ trung, tốt bụng này khắc sâu thêm nỗi đau trong nhân vật chính. Nhà văn để Tâm phải gánh chịu nỗi tủi khổ, đớn đau của một người đàn ông mất đi một đứa cháu u mến vì sai phạm khó dung tha của vợ. Tác phẩm vì thế giàu sức biểu cảm hơn.

Người đọc chắc hẳn thú vị với chi tiết Tâm nhớ đến vợ, nhớ đến “bộ

mặt lạnh như kem và nặng đến tạ rưỡi” của Linh Anh. Nhà văn không dành

hẳn cả trang viết để miêu tả vợ chồng Tâm như miêu tả vợ chồng bác Địa mà thỉnh thoảng điếm xuyết vào các đoạn văn hình ảnh của hai người. Ví như khi

nói chuyện với chị phe, Tâm “mặt nóng ran sượng sung” thay cho bác Nhân Di-đen. Hoặc như lúc cãi nhau với vợ Tâm, “hai mắt vằn lên, anh muốn quát

tháo vào mặt vợ: “Cô đừng đa nghi một cách mù quáng như thế” nhưng lại sợ con giật mình, đành câm lặng gục đầu xuống mặt bàn” [16, tr.38]. Lê Lựu

miêu tả Linh Anh ở thời điểm con gái đẹp, vẻ đẹp dễ làm xiêu lòng các chàng trai. Chính vẻ đẹp ấy là đầu mối gây nên những sóng gió trong gia đình Tâm.

“Cơ là người “nghiêng nước”, nổi lên trước hàng trăm hàng ngàn cô gái

khác. Giá năm tháng qua đi, cơ “chịu” tàn phai đi một chút thì hạnh phúc gia đình chắc chắn sẽ được yên ổn hơn rất nhiều. Đơi mắt sóng sánh của cơ bất kể lúc nào cũng có thể thành giơng bão, làm chao lật những gã đàn ông si tình như những chiếc thuyền nan lênh đênh chìm nổi giữa khơi xa mù mịt. Hai mi mắt dài, đen, ẩm ướt của đơi mắt sóng sánh ấy, chỉ cần một cái liếc rất nhẹ cũng làm tan nát rụng rời bất cứ kẻ nào mon men đến trêu đùa, tán tỉnh. Một nét độc đáo nữa, theo cách nói của nhân dân vào những năm 90 này là một “đặc sản” hiếm. Ấy là cái lúm đồng tiền ở má bên trái, cách khóe miệng chừng một ly chếch lên phía trên. Khi cơ cười tủm tỉm hay thành tiếng, thậm chí chỉ hơi nhếch mép lên một chút thì cái lúm đồng tiền đã xốy trịn lại, nói khơng ngoa, nó như cái xốy nước ở sơng Cái, tạo nên những hũm rất sâu, có thể trút hàng trăm người chìm nghỉm cùng một lúc” [16, tr.99]. Cách miêu tả

giàu ví von, giàu hình ảnh, và rất ấn tượng thể hiện ngòi bút điêu luyện khi miêu tả chân dung nhân vật của Lê Lựu.

Trong Hai nhà, chúng ta bắt gặp đoạn văn miêu tả rất đắt, giúp người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 85 - 97)