Sự cô đơn của mỗi thành viên trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 40 - 43)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Gia đình hiện đại và những rạn nứt từ nội tại

2.1.2. Sự cô đơn của mỗi thành viên trong gia đình

Một nguyên nhân làm nên nguy cơ tan vỡ hạnh phúc ấy là lắng sâu trong cái âm vang và sự ồn ã của đời sống hiện đại, con người tự gậm nhấm nỗi cơ đơn ngay trong chính gia đình mình.

Người phụ nữ bước ra sau chiến tranh với nỗi cơ đơn mang tính lịch sử. Chiến tranh đã đi qua nhưng vẫn cịn đây di chứng của nó với hình ảnh người mẹ, người vợ, người con, người phụ nữ mòn mỏi đợi chờ trong niềm tuyệt vọng và sự vô vị của đời thường. Họ bị chiến tranh “cướp mất” tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc.

Nỗi cô đơn, cái bi kịch nhân sinh này nảy nở khi con người không bắt

kịp hoặc không chấp nhận, khơng hịa hợp với hồn cảnh sống. Tự trong Đám

cưới khơng có giấy giá thú, Đơng trong Mùa lá rụng trong vườn, Sài trong Thời xa vắng sống với số kiếp đơn độc đến hết cuộc đời. Tự là nhà giáo kiểu

mẫu. Anh say sưa ngâm thơ, say sưa dạy học giữa bộn bề cuộc sống. Một mình trên gác xép nhỏ, Tự thu mình lại trước những câu mắng chửi của vợ, của hàng xóm láng giềng. Anh như bị lạc vào thế giới khác. Sự lệch pha giữa

Tự và Xuyến khiến anh cô đơn và nghĩ suy “Đã có lúc Tự hỏi mình: hay là

Ơng trời đã nhìn thấy mối bất hịa giữa anh và Xuyến nên ban tặng cho anh căn gác xép này. Và Thuật nói đúng một phần: căn gác xép là hang động để anh ẩn mình” [11, tr.20]. Tự cũng vậy mà Đơng cũng thế. Người thiếu tá ấy

sự đồng điệu trong đời sống nhất là sau khi Lý bỏ anh mà đi “Đông sa vào

buồn tủi thật vì nhiều lúc thấy mình cơ lẻ, trơ trọi giữa trống vắng” [12, 310].

Trong thời hiện đại, các mối quan hệ nội tại gia đình thật lỏng lẻo, rồi dễ dàng đứt rời. Nhưng mái ấm đó do bố mẹ, vợ chồng, con cái xây lên. Nếu khơng có tương quan đó, người đời sẽ gọi đó là kẻ bất hạnh, kẻ phải sống trong cảnh "khơng gia đình". Trời ơi! Khơng gia đình, con người ta sẽ cơ độc và đau đớn biết bao nhiêu khi phải sống giữa hoang mạc của tình thương. Và nỗi cơ đơn thấm thía nhất là khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Ơng Bằng, bà Chí là những con người đang khao khát một tình bạn khi tuổi xế tàn khi cơ đơn vì họ mang trong mình dáng vẻ cơ độc khi khơng được hịa hợp với con cái để vui vầy hạnh phúc tuổi già. Cũng vì thanh danh gia đình mà ơng hy sinh

cả tình cảm riêng tư. “Bà Bằng mất, ơng đã một lần chịu đựng nỗi bơ vơ trong

khoảng thiếu hụt”. “Ông cần bạn và ơng đã tìm thấy người bạn đó”. Láng

giềng có bà Lang Chí nhân từ, hiền dịu và nhiều khổ đau. Đời bà là một chuỗi những mất mát thiệt thịi. Bà khơng được hưởng cái hạnh phúc thiêng liêng và giản dị như rất nhiều người đàn bà khác. Nay bà thường xun đến chữa mắt và săn sóc ơng. Họ là những con người cô đơn đang khao khát một tình bạn khi tuổi xế chiều ngả bóng.

Đáng thương nhất là những đứa trẻ bỗng chốc trở thành mồ cơi khi gia đình tan vỡ như con chị Hồi, Thu Thi, Vĩnh Chuyên và Hoàng, Bảo, Xuyên

(Gia đình bé mọn), thằng Quân anh và Quân em (Mùa lá rụng trong vườn), thằng Thùy và em nó (Thời xa vắng). Lê Lựu bất bình với nỗi cô đơn của những đứa con bơ vơ không nơi nương tựa và cất vang lời cảnh tỉnh“ai cũng

muốn kêu to lên một tiếng với các chàng trai cô gái: Các người hãy cứ yêu nhau say đắm và mê mẩn rồi lại cắn xé nhau như chó với mèo đi. Tất cả đều là quyền của các người, nhưng đừng kẻ nào đã dã man tạo ra những đứa trẻ

lại trút lên cái cơ thể bé bỏng ngây thơ những tội lỗi sinh ra từ lịng ích kỷ khơng cùng của các người”. [17, tr.324].

Đặc biệt, sự khơng hịa hợp giữa người đàn ông và người đàn bà tất yếu dẫn tới hậu quả là người vợ hay người chồng là những cô đảo hoang vắng và

băng giá. Đông (Mùa lá rụng trong vườn) cô lẻ, trống trải khi cơn sốc tình cảm đổ ào vào anh. Vợ Cừ (Mùa lá rụng trong vườn) một thân một mình bơ vơ, lạc lõng chỉ muốn “chết quách đi cho nó nhẹ đời”. “Sài trở thành con

người lặng lẽ, âm thầm” (Thời xa vắng). Hoàng Địa và Tâm cũng đau khổ

không kém bởi khẳng định với Tâm trong bức thư tuyệt mệnh: “Sự nhẫn

nhục, nỗi gian truân của hai anh em mình cũng giống hệt nhau. Những cảnh ngộ của hai người như hai giọt nước, như một khuôn đúc ra” [16, tr.268].

Không chỉ nạn nhân của thảm kịch gia đình thấy đơn chiếc mà chính người gây nên nỗi đau cũng lẻ loi biết bao! Lý, Châu, Linh Anh trở nên trơ trọi, lơ láo khi đổ vỡ trong tình yêu hay khi bế tắc trên con đường kiếm tìm hạnh phúc .

Tất cả những nỗi cô đơn ấy ngày đêm giăng mắc một nỗi u ám, buồn tủi bao phủ con người. Người ta chán chường, bi quan, bất lực; người ta trở nên lạc lồi ngay giữa gia đình mình. Bản tính Lý là người thích quyền hành, thèm sai khiến người khác, tự coi mình là quan trọng, là hơn người. Từ ngày có Phượng chuyển về, vai trị của Lý trong gia đình giảm dần. Tệ hại hơn, sự tin cậy của mọi người đối với chị cũng không được như xưa. Luận gián tiếp nói lên điều đó khi ca ngợi chị Hồi là người chín chắn, trung thực, "hồn tồn tin cậy được". Cần khéo léo từ chối sự mối mai của chị khi thông báo tháng sau cưới vợ. Cịn ơng Bằng, trong chúc thư, trao sổ tiết kiệm ba ngàn đồng cho Phượng chứ không phải cho chị, mặc dù chị là cô dâu trưởng và từ trước đến nay mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do bàn tay chị xếp đặt. Thêm nữa, Luận vốn là người hiểu và kính phục chị, ln ca ngợi chị tài giỏi, tháo vát, chân

tình... nhưng bây giờ công khai lên án chị gay gắt, gọi chị là "quỷ sa tăng". Chị trở nên cô độc, trơ trọi ngay với chồng. Chị cần một chỗ dựa cậy, một sự chỉ dẫn để khỏi chệch hướng trên đường đời chứa đầy cạm bẫy ngọt ngào nhưng điều đó hồn tồn thiếu vắng. Niềm tin cậy, chỗ bám víu của chị trong gia đình khơng cịn. Gia đình giờ đây đâu còn là nơi an lạc của chị! Đúng là “một mình mình lại thương mình xót xa”. Lý thấy mình khơng thể sống trong cái gọi là mái ấm gia đình được nữa. Sự sa ngã đối với người đàn bà này là điều khó tránh khỏi. Trong sa ngã, họ vừa là tội nhân vừa là nạn nhân của chính mình.

Làm thế nào để con người khơng phải sống với những “lỗ hổng”, những “khoảng trống”, những “vùng lặng” đang tồn tại và vây bủa chính mình? Giá như những người khách trọ trong tổ ấm của mình biết đồng cảm, sẻ chia thì sự lệch lạc ấy sẽ được bù đắp phần nào, nhưng nếp sống truyền thống tốt đẹp này

đã không được nhiều người phát huy trong xã hội hiện nay. Trong Mùa lá

rụng trong vườn, Luận và Phượng biết lắng nghe chân thành để hiểu những

suy nghĩ và tình cảm của nhau, sau đó tìm cách trao đổi một cách hiệu quả những ý kiến và cảm xúc riêng của họ. Thông qua sự đồng cảm, họ xây đắp một mối quan hệ sâu sắc về lịng tin và tình u. Gia đình Luận là hình ảnh mẫu mực của gia đình hiện đại có sự kế thừa truyền thống, có sự hịa hợp vợ chồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)