5. Cấu trúc luận văn
2.2. Mỗi người đều khao khát một gia đình với hạnh phúc đích thực
Gia đình – hai tiếng ngắn gọn nhưng thiêng liêng đó mãi lay động trong lịng người. Dù gia đình bình n hay sóng gió thì ai ai cũng có gia đình và ln ln ao ước đó là một gia đình hạnh phúc, một bến bờ bình an, yên vui trong đời. “Hạnh phúc tuyệt đỉnh của cuộc đời là được yêu thương” (Victor Huygo). Đã là con người, chúng ta ai là người không khao khát được sống trong tình u thương? Ai khơng khao khát có gia đình hạnh phúc ấm êm?
Sống trong đời sống mỗi người đều tự thêu dệt cho mình một giấc mơ về hạnh phúc và khao khát chiếm hữu hạnh phúc. Trong tiểu thuyết của Dạ Ngân, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, chúng ta tìm thấy điểm chung ở nhiều nhân vật là niềm mong mỏi hạnh phúc thực sự thậm chí sự rượt đuổi, đam mê có hạnh phúc đích thực. Vẫn biết rằng khát khao hạnh phúc có ở mỗi người, có cả ở hai giới nam và nữ song chúng ta cảm nhận các nhà văn ưu ái, cho nhân vật nữ phát biểu niềm mong mỏi hạnh phúc, tình u đích thực nổi trội hơn.
Hiền khơng xuất hiện nhiều trong Sóng ở đáy sơng tuy thế cơ vẫn giữ vị
nắm giữ tình u đầu đời và hạnh phúc cuối đời của Núi. Hiền và Núi chịu sự
ngăn cản của lề thói xưa cổ hủ, lạc hậu. Quan hệ cô - cháu theo lời Hồng bắn
mấy tầm tên lửa không tới là sợi dây chắn ngang hạnh phúc hai người. Hẹn hò với Núi và Núi muốn Hiền trao anh tất cả, nhưng Hiền thuyết phục với lời lẽ
nhẹ nhàng, mềm mỏng: “Anh thơng cảm…chúng mình mới gặp nhau lần đầu.
Em sợ…Nếu có chuyện gì thì bạn bè, bố mẹ, làng xóm…Rồi các cháu mẫu giáo mà biết, em chết mất” [15, tr.58]. Người đọc thấy ý thức giữ gìn phẩm
giá, nhân cách của Hiền. Nhưng tuổi trẻ yêu đương cuồng si, gần bên nhau thật khó kìm chế nên chuyện xảy ra nằm ngồi dự định của Hiền và Núi được
Lê Lựu đúc kết vẻn vẹn hai dịng: “Tóm lại chuyện xảy ra với cơ chỉ có thể
giải thích rằng đấy là một nỗi đau êm ái và sự mất mát trong tâm trạng khát khao thèm muốn” [15, tr.59].
Nhà văn cho nhân vật vẻ đoan trang, chín chắn khi giải quyết vấn đề.
Hiền nói với Núi như một người phụ nữ thuần thục, từng trải: “Em nghĩ rồi
cũng thuyết phục được bố mẹ em thôi. Chỉ sợ các cụ bên anh. Rồi ảnh hưởng đến học tập tiến bộ của anh nữa” [15, tr.65]. Khi mộng đẹp tan vỡ, Hiền phải
chọn con đường đầy chông gai, tủi nhục là đi thật xa và ni con một mình. Dù vậy, Hiền vẫn khơng ngi khát vọng một ngày mai được đoàn tụ cha con, vợ chồng.
Cuối tác phẩm là những trang văn đầy cảm động, Hiền đưa con tìm về gặp Núi. Hồn cảnh tù tội của Núi khơng ngăn cản được tình nghĩa sâu nặng qua bao năm của Hiền và Núi, khơng làm mờ đi tình cảm cha con sâu sắc dù chưa một lần gặp mặt. Hiền và Núi sau nhiều năm xa cách, mừng mừng tủi tủi biết bao chuyện chưa kể, chưa tâm sự cho nhau mà cả hai chỉ biết im lặng. Núi cảm giác hồi hộp như lần đầu gặp Hiền. Tình yêu vẫn cháy trong tim hai
người. Cảm xúc ập đến khi Núi hỏi: “Bây giờ em định thế nào”? Hiền trả lời Núi bằng nước mắt “đã chảy đầm đìa, cơ khóc, người rung lên. Hai tay ôm
lấy mặt để chẹn lại những tiếng nấc có thể phát ra ngồi. Cơ cứ khóc như chưa bao giờ được khóc như thế trong suốt 25 năm nay. Cơ khóc như để mọi nỗi đau đớn tủi nhục, uất hận và mong chờ suốt 25 năm nay được thoát ra”
[15, tr.323]. Hiền chấp nhận “tha phương cầu thực”, làm ăn nơi “đất khách
quê người”. Cô phải gánh chịu nỗi đắng cay nhục nhã và chôn vùi tuổi thanh
xn vì u Núi và ni con cho Núi. Hiền là hiện thân của người phụ nữ nghị lực, trân trọng tình yêu, sống hết mình trong tình yêu và cho tình yêu. Sự hi sinh ấy đã được bù đắp bằng ngày gia đình đồn viên trong hạnh phúc sững sờ mà bất tận. Tình yêu được thử thách qua thời gian, qua những khó khăn có giá trị vững bền. Tình u của Núi và Hiền để lại kết thúc có hậu cho tác phẩm và chắc hẳn họ sẽ “trở đi, trở về” bên nhau hạnh phúc, ấm êm.
Bên cạnh Hiền, Hồng là mẫu phụ nữ thể hiện tình yêu, thể hiện khao khát hạnh phúc gia đình rất riêng. Cuộc đời Hồng không được suôn sẻ. Hai lần lấy chồng và một lần chung sống như vợ chồng với Núi cho phép hiển hiện hình ảnh một con người trân trọng gia đình, ham muốn dựng xây gia đình tốt đẹp. Xuất hiện vào ba thời điểm mang tính bước ngoặt trong cuộc đời Núi, Hồng từ cô thiếu nữ vô tư, trong sáng đi đến một người phụ nữ trọn vẹn yêu thương, đảm đang trong gia đình. Hồng như bao cô gái thôn quê mộc mạc, chân thành và thủy chung. Hồng chờ đợi người yêu đi chiến trường. Năm 68, người yêu Hồng về, Hồng kết hơn và đã có gia đình với một đứa con. Tình yêu càng lớn, Hồng càng đau khổ khi chồng mất, cuộc sống buồn tẻ và khốn khổ. Hồng mạnh mẽ vươn lên, thay đổi cuộc sống bằng cách đi buôn bán các mặt hàng như chè, tỏi, gạo, mít từ Thái Nguyên. Đồng cảm với Núi, Hồng
mang lại cho Núi niềm hy vọng vào cuộc sống tương lai ổn định: “Anh bỏ quá
khứ trộm cắp đĩ bợm đi. Em cầm vốn về, chúng mình dựa vào nhau” [15,
tr.147]. Và quả thật tuy thời gian sống bên Hồng chưa lâu nhưng Núi như được hồi sinh. Anh cảm nhận hạnh phúc thực sự của mái ấm gia đình, hơi ấm
của một bàn tay phụ nữ giàu tình cảm. “Ngay sau đêm sống tràn trề hạnh
phúc, cô như nắng hạn gặp mưa. Cơ đã tỏ rõ mình là người chủ gia đình. Cơ đưa hắn đi mua vải may lại vỏ chăn, mua màn, gối, riđô, mắc áo, đưa tiền cho hắn mua quần áo mới…Cứ như là ngày cưới. Cứ như là sửa soạn cho đêm tân hôn của hai người…Chỉ qua một đêm, hắn cũng tưởng mình đã ở trong một nhà khác. Hắn rất hãnh diện về người “vợ mới”” [15, tr.148]. Hồng từng là
cán bộ phụ nữ xã, từng đứt gánh giữa đường. Cô tự tin, vui vẻ với mọi người. Cuộc đời Núi ngỡ như có qú y nhân phù trợ, ngỡ hồn tồn ấm cúng dưới bàn tay Hồng. Sự can thiệp của Mai dẫn đến những buồn phiền cho Hồng. Cô vẫn ra đi thản nhiên khơng đối hồi chi của cải hàng chục cây vàng. Núi không bảo vệ, che chở được cho Hồng nhưng khơng vì thế mà cơ đối xử tệ. Cô vẫn nhận ra Núi, gọi Núi vào nhà nói chuyện cùng người chồng già của mình và nói với Núi nơi mẹ con Hiền đang sống. Điều này khơng phải ai cũng có thể làm được như Hồng. Ở nhà người chồng đã về hưu, Hồng trong mắt Núi trở lại hình ảnh một người vợ kiểu mẫu trong sự tần tảo chung thủy vun đắp gia đình đầm ấm. Cách ứng xử của Hồng thật đáng trân trọng.
Gắn với cuộc đời của Hiền và Hồng là cuộc đời của Núi. Khao khát hạnh phúc gia đình trong Núi tuy âm thầm nhưng không kém phần mãnh liệt. Khát khao ấy trước hết là khát khao một gia đình theo nghĩa đích thực. Mẹ Núi là vợ hai nên chịu nhiều thiệt thịi. Núi thấy tình cảm bố dành cho mẹ giống như tình cảm ban phát của chủ với tớ trong gia đình. Họa hoằn, may mắn lắm khi bố xích mích với tầng trên, chuyển xuống tầng dưới, Núi mới cảm nhận đúng nghĩa mình sống trong một gia đình. Chính vì lớn lên trong mơi trường, điều kiện như vậy nên sau khi mẹ mất, bố đối xử khắc nghiệt, Núi càng ham muốn, càng khát khao tình yêu, hạnh phúc. Yêu Hiền bị ngăn cấm,
khát khao yêu thương song song với những dằn vặt trong Núi: “Suốt mấy chục
Dịng đời đẩy đưa, dù có lúc khơng hài lịng về Mai nhưng bất cứ khi
nào Núi cũng chờ mong vun đắp hạnh phúc gia đình với Mai “Sự ràng buộc
là sức mạnh của những cú tát nảy lửa, những cú đấm, đạp túi bụi. Vừa anh anh em em đấy, lại thấy mày mày ông ông, con đĩ già mất dạy ngay đấy. Nhưng mà vẫn là hạnh phúc” [15, tr.138]. Khát khao hạnh phúc gia đình biến
thành hành động, hơn nữa là sự phẫn uất khi Mai bỏ đi theo Hưng sẹo. Núi quyết tìm bằng được Mai, tìm bằng được mẹ cho con mình. Ước mơ đốt cháy
lòng Núi thể hiện qua tâm sự Núi dành cho Hồng: “Đã bao lần anh chỉ mong
có một gia đình êm ấm, làm th cuốc mướn, đạp xích lơ hay là chạy chợ mà vợ chồng con cái yêu thương nhau” [15, tr.147].
Gặp lại Hiền và con trai, với Núi, đây là hạnh phúc bất ngờ không báo trước nhưng lại là niềm hạnh phúc tột đỉnh chỉ trước đó anh chỉ có thể có được trong mỗi giấc mơ. Khi đối diện với sự thật rằng Hiền đưa con đến bên anh, tâm trạng Núi rối bời, hồi hộp, tuy lo âu nhưng đong đầy niềm hy vọng, niềm
vui sướng: “Tiễn mẹ con chị đi rồi, hắn lại trở lại nỗi buồn mất chị như ngày
nào chị lặng lẽ trốn đi mà không hề cho hắn biết một điều gì. Cho mãi đến quá nửa đêm hắn mới lại bấu víu được đơi chút hy vọng ở câu nói lấp lửng của chị…Chao ơi, hắn lại phải chờ đợi, lại phải phấp phỏng. Nhưng phải chờ đợi phấp phỏng đến bao giờ? Đến bao giờ mới đến cái “lúc khác” và cái “lúc khác” ấy sẽ ra sao?” [15, tr.324]. Cái chết của bố Núi như ngầm ám chỉ sự ra
đi của những mặt trái trong gia đình để lại mặt tốt đẹp, hy vọng vào tương lai hạnh phúc cho tất cả các nhân vật.
Cùng với những thay đổi của xã hội hiện đại, con người khơng cịn cam chịu nhẫn nhục gị mình theo những lễ giáo, theo những quan niệm khắt khe kìm hãm quyền sống, quyền hạnh phúc. Con người dũng cảm, chủ động để yêu và được yêu dù hôn nhân đã một lần tan vỡ. Sau những lầm lỡ, con người vẫn tự tin thể nghiệm và tìm kiếm hạnh phúc thực sự cho đời mình. Tiệp trong
Gia đình bé mọn của Dạ Ngân là một bằng chứng thuyết phục cho nhận định
trên.
Cuộc đời Mỹ Tiệp là số phận của một nữ sĩ có cá tính, có nhan sắc, có khát vọng yêu đương mãnh liệt. Không thỏa mãn cuộc sống với người chồng tầm thường, đầy tham vọng, chị đã từ bỏ người ấy để đến với người mình yêu
xây lên gia đình bé mọn. Gia đình bé mọn khẳng đinh chân lý hơn nhân khơng
tình yêu là hôn nhân cằn cỗi và sớm muộn cũng tan vỡ. Hạnh phúc là đấu tranh. Nàng đương đầu với hủ tục của gia tộc, với sự cấm đốn, lên án của cơ
quan đồn thể, với sự thị phi, khinh rẻ của dư luận xã hội nhưng “Đau đớn và
day dứt hơn cả là sự giằng xé và níu kéo của tình mẫu tử, những mặc cảm của người mẹ không thể đem lại cho các con mái nhà êm ấm” [23, tr.298]. Đúng
như cách nói của Dạ Ngân: “Cách trở, nhọc nhằn, cay cực, bầm dập, đủ cả”. Nhưng cuối cùng hạnh phúc đã mỉm cười với Tiệp khi nàng có được gia đình bé mọn bên Đính.
G. Macket từng viết: “Con bướm phải mất một trăm tám mươi triệu năm mới cất cánh bay lên được, con người cũng phải mất ngần ấy năm mới biết khóc, biết cười và biết chết cho tình u”. Gia đình bé mọn nhưng hạnh phúc khơng bé mọn bởi lẽ con người dũng cảm vượt qua mọi áp lực và đau đớn để có được tình u chân chính và chính sức mạnh của tình u có thể giúp người chiến thắng mọi phong ba bão táp trên đường đời. Tiệp tự quyết định cuộc đời theo cách riêng của mình mà khơng ai có quyền can thiệp vào điều đó. Tiệp đến với Đính đâu phải là chuyện “trăng hoa” của những cuộc tình trong chốc lát để thoả mãn nhục dục mà là “vàng đá”, là xây dựng hạnh
phúc bền lâu. Chính Tiệp đã nói với Đính: “Em thèm khát hạnh phúc, em
không bừa phứa, em không chấp nhận cái không đi đến đâu?” . Phải chăng cái
khát vọng được thành thực mà Hồi Thanh nói đến ở Thi nhân Việt Nam đã
sống thành thực với chính mình, đó chẳng phải là khát vọng chính đáng của con người hay sao?
Dù cố gắng xây dựng và vun đắp cho gia đình nhỏ, gia đình đích thực
của mình nhưng chị khơng qn gia tộc. “Cịn một bức tường nữa mà nàng
phải vượt qua trên con đường mã hồi với gia tộc, đó là cơ Ràng, nàng vẫn cịn lảng tránh bức tường đó vì nàng cần một sự chính danh với Đính, nàng cần đi đến đó với Đính, dứt khốt phải đi cùng với Đính cho dù cả hai có phải quỳ sụp xuống để xin được tha thứ, được hoà nhập và được mến yêu”. Bởi như
Mỹ Tiệp trong Gia đình bé mọn đã khẳng định: “khơng có gia tộc thì khơng
người Việt Nam nào yên ổn với lương tâm cả”.
Điều đáng nói là khơng đồng tình với cơ với má nhưng Tiệp không phản ứng kiểu “nổi loạn” với gia tộc. Ở chị là sự kiên tâm sống theo lựa chọn của mình và thuyết phục mọi người bằng hành trình kiếm tìm, khát khao hạnh phúc đích thực. Có thể thấy với Tiệp một cách ứng xử mềm mại, thấu đáo với
nề nếp gia phong, nó trái ngược với Cừ trong Mùa lá rụng trong vườn. Khác
với cách nhìn của Dạ Ngân, mẫu hình phụ nữ lý tưởng của Lê Lựu là Hương. Theo nhà văn, người phụ nữ sống hết lịng với tình u nhưng khơng được ở bên người tình mà phải đi lấy chồng thì họ vẫn sống đúng mực với người yêu cũ, trách nhiệm với chồng.
Hương chứng minh bản lĩnh mạnh mẽ, dũng cảm bảo vệ tình u chân
chính, vượt qua búa rìu dư luận qua Thời xa vắng. Hương là cơ bé ở xã phía
trong con đê chính, nơi vẫn quen gọi là nội đồng, nơi hàng mấy đời nay người làng bãi ăn thuê làm mướn, nơi đêm đêm những năm lên chín lên mười Sài đã vác vồ chạy theo người lớn vào ngồi dúi dụi vào nhau trên mặt đê hóng đơi người ta đến mướn. Cái nơi ăn trắng mặc trơn ấy con gái đẹp đã thành câu ngạn ngữ: "Trai tổng Thái, gái tổng Ninh". Sài gặp Hương ở năm đầu tiên của trường cấp hai toàn huyện. Sài xếp hàng đứng sau cùng, phía trước anh là cơ
bé tên Hương. Cho đến hôm ấy, Sài mới thấy một cô gái đẹp như thế, mà Sài lại là thằng bé quê mùa đã có vợ. Cả ba năm học cùng lớp, Sài ngồi bàn đầu tiên bên trái, cịn Hương ngồi bàn cuối cùng bên phải. Khơng bao giờ Sài nhìn xuống phía ấy, ngay cả khi Hương lên bảng Sài cũng khơng nhìn. Vậy mà tình u nhen nhóm trong Sài và Hương tự bao giờ. Hương xinh đẹp. Hương “chảnh” với nhiều chàng trai. Riêng có Sài là cơ mến. Hương rất thích cái tính chân thật, rụt rè của Sài. Hồn cảnh đưa đẩy Hương đến với Sài. Cảm tình có sẵn cộng thêm những khao khát tuổi trẻ làm bùng lên ngọn lửa tình giữa hai người. Sài thành thật muốn có Hương trong những đêm ngắm trăng một mình. Sài khơng dám đến với Hương. Một câu nói của Hương cũng có thể trở thành mệnh lệnh âu yếm của tình u. Càng nghe cơ nói, Sài càng cảm thấy giữa cơ và Sài khơng có sự cách biệt nào. Hương yêu Sài mãnh liệt. Cô viết thư cho người u và khẳng định tình u đó, khẳng định khao khát lứa đôi, khao khát hạnh phúc. Lời Hương như thấm vào từng tế bào, từng mạch máu yêu thương