Sự ích kỉ của mỗi cá nhân đối với gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 43 - 52)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Gia đình hiện đại và những rạn nứt từ nội tại

2.1.3. Sự ích kỉ của mỗi cá nhân đối với gia đình

Thật trớ trêu và đau đớn khi sự ích kỉ hiện hữu làm nhạt nhịa tình cảm trong gia đình! Và chất kết dính gia đình quan trọng nhất chính là tình u và lịng chung thủy đã khơng cịn nguyên vẹn nữa. Điều tưởng như vô lý ấy được khắc sâu dưới ngòi bút sắc sảo của các nhà văn.

Sự ích kỉ của con cái với cha mẹ hiện hữu trong các tiểu thuyết. Điều đó được thể hiện qua nhân vật Hiếu với người mẹ đẻ, con dâu với mẹ chồng

trong Chuyện làng Cuội. Chính Hiếu đã gây nên cái chết tức tưởi, oan nghiệt

và đáng thương cho người mẹ bất hạnh của mình. Đi khắp mọi nẻo đường, trải nghiệm cuộc sống, con cái mới hiểu tình thương mẹ hiền nhưng đau đớn thay

điều đó khơng đến với tồn tại trong Hiếu. Trở lại với tác phẩm của Lê Lựu,

Chuyện làng Cuội được viết sau Thời xa vắng và có nhà phê bình đánh giá

tiểu thuyết viết sau này là bước lùi so với Thời xa vắng. Thực tế Chuyện làng

Cuội đã đào sâu đục thủng mặt đen tối, u uất của đời sống xã hội, cho người

đọc thấy sự chao đảo phức tạp của xã hội gây đau thương cho con người, làm biến dạng quan hệ gia đình như thế nào?

Nhà văn Lê Lựu đã khắc họa đậm nét những bi kịch xuất phát từ sự đảo lộn các giá trị chuẩn của cuộc sống trong buổi giao thời. Bà Đất - nhân

vật chính của tiểu thuyết Chuyện làng Cuội rơi vào thảm kịch hoàn toàn do

hoàn cảnh mang lại. Bằng cảm hứng bi kịch, Lê Lựu đã tinh tế khám phá tận cùng chiều sâu của nỗi đau mà người phụ nữ ấy phải trải qua. Từng dòng chữ như thấm đẫm nước mắt của người cầm bút. Nhà văn đã đẩy bi kịch lên đến đỉnh điểm bằng cái chết đầy bất ngờ và “khơng bình thường” chút nào của một người mẹ đáng thương, một người bà đáng kính. Dục vọng cá nhân, nếp sống tư lợi và lịng hận thù đã mang trong nó mầm họa hủy diệt gia đình. Thái độ của Lê Minh Hiếu báo động một thực trạng sống mất hết nhân tính, tình thương trong gia đình.

Ph.Ăng-ghen đã từng nói “Tình u chân chính dẫn tới hơn nhân” nhưng gia đình hiện đại trong tiểu thuyết đương đại được tạo nên không phải lúc nào cũng là kết quả của tình yêu. Nền tảng của cái được gọi là gia đình ấy chỉ đơn giản là nhằm đạt được tiền tài danh vọng, là đáp ứng nhu cầu cá nhân và có khi là để chạy trốn quá khứ tội lỗi của những kẻ ích kỉ. Châu lấy Sài như

một sự cần thiết để “trả mối thù với kẻ đã đánh cắp cuộc đời mình”, Châu đến với Sài như để “giết chết mọi cảm xúc yêu thương”. Chỉ cần điểm qua mục

đích Châu lấy Sài làm chồng, chúng ta thấy thật đau đớn thay cho Sài, Thùy

Châu là người như thế; xót xa thay cho anh, anh cần “một tình u có thể bù

đắp những ngày tháng khát khao đốt cháy cả cuộc đời ép buộc của anh” [17,

tr.177] thì đời lại run rủi cho anh gặp Châu.

Cội nguồn của sự thiếu vắng hạnh phúc trong gia đình từ Châu trong

Thời xa vắng khiến chúng ta nhớ tới các nhân vật nữ trong Hai nhà. Họ là

những con người hai mặt. Bề ngoài là những người duyên dáng, lịch thiệp, tế nhị, mẫu mực, hết lòng yêu chồng, thương con. Bên trong lại chứa đựng bản chất ích kỷ, giả dối, lăng lồn. Chính vì khơng có tình u nên họ khơng có

lịng vị tha và đức hy sinh. “Loại người như vợ tôi và cô ấy nhà chú khơng thể

u ai hơn chính bản thân họ [16, tr.273]. Những nhân vật nữ ln địi hỏi q

nhiều ở người chồng của mình, họ ln khao khát kiếm tìm và săn đuổi những giá trị hồn hảo, tuyệt đối trong hôn nhân mà sự thật là ở đời khơng có gì là hồn hảo và tuyệt đối cả, và thế là khi không thỏa mãn, họ chán nản và muốn phá tung gia đình. Hình ảnh người phụ nữ thương chồng, chiều chồng, hi sinh

tất cả vì chồng hồn tồn khơng tồn tại trong Châu (Thời xa vắng), Linh Anh (Hai nhà), Xuyến, Nho, Hiền, Linh Chi (Chuyện làng Cuội), Xuyến (Đám

cưới khơng có giấy giá thú).

Đáp lại sự hi sinh của chồng, Châu đối xử với Sài bằng việc phần anh

“ít rau cịn lại ở rổ, nồi cơm chóc cháy khơng thèm đánh” [17, tr.264]. Nhưng

sự vơ tình vơ nghĩa về miếng cơm manh áo ấy không đau đớn bằng những bạo lực tinh thần mà người vợ gây ra. Linh Anh như một bà chủ ra sức quát

nạt, ăn nói cộc lốc, ra giọng bề trên với chồng cịn anh chồng “nép mình như

một con gián, chịu sự sai bảo như một thằng ở và nhận sự ban phát của cô ta như một thằng ăn mày nhận của bố thí” [16, tr.120]. Cuộc sống gia đình như

là địa ngục mà đi kèm với nó là sự xỉ vả, đay nghiến, đầy đọa và sự nhường

những tháng ngày nặng nề, căng thẳng” [16, tr.151]. Căn nguyên bi kịch của

cuộc đời Sài gần giống với bi kịch của cuộc đời Tâm. Tâm cũng bị lóa mắt trước sắc đẹp của người yêu, cũng chạy theo cái gọi là tình yêu một cách mê muội, lú lẫn, cũng vội vàng đi đến với hôn nhân như một con thiêu thân. Nhưng nếu Châu cịn có lúc biết ân hận, thương chồng và áy náy với gia đình

nhà chồng và ít ra cịn để cho Sài một đứa con thì Linh Anh “nanh ác” và “bội

bạc” hơn biết bao khi coi anh là chồng hờ, cha hờ trong khi Tâm xứng đáng

được hưởng hạnh phúc.

Khi có gia đình rồi, và “gia đình bao giờ cũng vẫn là gia đình, cho dù

nó khơng được n ấm lắm” (Cổ ngữ) thì họ đã không những không tu tỉnh

gây dựng cho tổ ấm của mình mà cịn nhẫn tâm đi phá hoại hạnh phúc của người khác. Họ tuyệt nhiên khơng có ý thức trách nhiệm, mà chạy theo nhu cầu dục vọng, mải mê kiếm tìm sự thỏa mãn cho bản thân chứ không bao giờ biết đến chức phận của mình đối với gia đình. Họ quay cuồng với nhân tình nhân ngãi như thể trên đời này không hề tồn tại khái niệm thủy chung là gì. Họ đền bù, vun đắp hạnh phúc cho gia đình mình bằng sự bội bạc, sự phũ phàng.

Trong tác phẩm của Lê Lựu vấn đề ngoại tình trở nên nhức nhối hơn

bao giờ hết. Trong Hai nhà, tính chất lăng lịa, dâm đãng của người vợ đã đi

đến mức báo động cho sự đồi bại. Cả Linh Anh và Mỹ Nhân đều ngoại tình “như cơm bữa”, kẻ thì lén lút ngủ với giai trong giờ làm việc của cơ quan cịn kẻ thì cơng khai hành lạc ngồi công viên giữa thanh thiên bạch nhật. Ngoại tình đã xóa nhịa những nét đẹp truyền thống trong con người họ và cũng xóa tan tình yêu của người chồng đối với họ, tất cả chỉ cịn là sự lạnh nhạt thậm chí là sự thù hằn.

Sự ích kỷ của các thành viên còn được biểu hiện qua lòng hận thù và

tưởng mình ngạt thở giữa con nước lũ cuốn trôi đi, chới với, chới với. Hiếu nhớ rõ ngày anh vội vàng bị lồm cồm như một con chó bị khỏi sân nhà mình khi chứng kiến sự thật phũ phàng giữa Xuyến và đội Lăng. Từ đây, tình cảm vợ chồng khơng cịn nữa mà thay vào đó là lịng hận thù của anh lớn dần theo năm tháng. Cuối cùng, Xuyến đã nhận về mình sự ê chề và đau đớn hơn gấp bội lầm lỗi mà chị đã làm. Hiếu đã giết Xuyến không gươm không dao như

vậy.

Ở tác phẩm Hai nhà, nhân vật Hoàng Địa, trong bức thư “tuyệt mệnh”

đã nêu lên những lời chân thật từ đáy lòng chất chứa sự hận thù sâu đậm với

bà vợ Di-đen. Tâm và Địa là hai nhà “trí thức kiểu mẫu”, hai người chồng

khác nhau về cơng việc nhưng bởi Hồng Địa khẳng định với Tâm trong bức

thư: “Sự nhẫn nhục, nỗi gian truân của hai anh em mình cũng giống hệt nhau.

Những cảnh ngộ của hai người như hai giọt nước, như một khuôn đúc ra”

[16, tr.268]. Phân tích tâm trạng của các nhân vật, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng bởi sự dửng dưng chấp nhận bị cắm sừng của ông Địa.

Hình ảnh Địa trong mắt Tâm là một người đàn ông hiểu sự đời, hiểu đàn bà. Cứ nghe lời Địa nói với Tâm, khơng ít độc giả thấy sao mà đúng đắn

thế: “–Tơi đã nói, phụ nữ chửa con so là tính khí thất thường lắm. Họ nói gì

kệ họ. Họ có thể chửi mình: “Tiên sư bố thằng chó dái” câu trước câu sau lại kêu giời kêu đất là em hạnh phúc lắm đừng bỏ em” [16, tr.19]. Và ông Địa

đưa ra kết luận:“Là thằng đàn ông bản lĩnh không phải chỉ biết tỏ ra mạnh

mẽ, đàng hoàng, dứt khốt khơng tự ái vặt, chấp chi vặt mà phải biết nhẫn nhục nuốt vào bụng mình hết sự nhơ nhuốc, đểu giả của một con vợ ma quái như con yêu tinh. Thằng đàn ông cãi cọ, quát mắng được vợ là thằng đàn ông nông nổi. Chịu nhẫn nhục một cách hèn hạ, vui vẻ chấp nhận sự bỉ ổi, vơ học thậm chí cả sự phản bội của vợ mình mới là thằng đàn ơng sâu sắc, am hiểu sự đời” [16, tr.19]. Đây cũng chính là “kim chỉ nam” cho cách sống của Địa

mấy mươi năm với vợ là bà Nhân Di đen. Hoàng Địa đã thể hiện xuất sắc vai

diễn của một thằng đàn ông sâu sắc, am hiểu sự đời mặc dù Địa tâm sự với Tâm rằng “tôi là kẻ...chịu nhiều nỗi đau oan khuất, khốn khổ, khốn nạn mà

bất cứ một người nào sống trên cõi đời này cũng không đau đớn và ê chề nhục nhã giống như tôi” [16, tr.267]. Và ngay đến hàng xóm láng giềng, đến một

bà phe tem phiếu khơng biết tinh thần là gì cứ nghĩ tinh thần là xung phong

cũng biết: “Thế thì tinh thần bác Địa khổ lắm chú ơi. Mẹ kiếp xin lỗi chú chứ

nó cịn khổ hơn con chó” [16, tr.41]. Mặc dù nói vậy nhưng chị phe tem phiếu

cho rằng nỗi nhục bác Địa chịu đựng là lối đối xử của con người học thức cao.

Tuy nhiên, Hồng Địa tự khẳng định: “Tơi khơng có nhân cách, đạo đức, lý

tưởng gì cả. Suốt đời tơi ni dưỡng lịng căm thù và quyết chí theo đuổi sự trả thù. Thế thơi” [16, tr.271]. Chính hồn cảnh sống gia đình, chính xuất thân

địa chủ trong xã hội thời còn nghi kị, đấu tố mà hình thành ở ơng Địa mối thù

lớn. Cuối cùng Hoàng Địa đã trả thù bằng việc ăn ngủ với vợ Tâm – “một

hành động đểu giả nhất”. Trong Hai nhà, khơng chỉ nhân vật Hồng Địa mà

cả Nhân Di đen và Linh Anh cũng gieo hận thù vào gia đình và bằng hận thù,

phá tan gia đình : “Tơi và vợ tơi đều giống cơ vợ chú, những kẻ sống suốt đời

bằng lòng hận thù”. Cái chết đau đớn của ông Địa, của cháu Hồng cuối tác

phẩm là minh chứng cho lòng thù hận và bi kịch mà nó gây ra. Cái nghịch

cảnh cay đắng ấy là sự thực tồn tại trong xã hội ngày nay.

Có lẽ nhân vật mang đến cho người đọc sự ám ảnh hơn cả là Cừ – hiện thân đầy đủ nhất của sự ích kỉ và sự trả giá của nó. Vốn là kẻ "trong người đã

có sẵn cái mầm hư hỏng", mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ của ba mẹ đối với Cừ

chỉ là hành động "đạo đức giả". Trong thâm tâm Cừ "coi đạo đức là con số

không vô nghĩa". Đi bộ đội, Cừ luôn viết thư về nhà kêu khổ để "tróc" cho

được nhiều tiền của ba mẹ. Cừ lại coi việc hệ trọng "trăm năm" chỉ là "chuyện sinh hoạt vặt vãnh". Hơn thế, sau khi để lại cho một cô gái nhẹ dạ hai

đứa con, Cừ rũ bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha rồi rủ rê một người đàn bà khác trốn chồng cùng mình vượt biên. Cừ đã hồn tồn thốt ly truyền thống, bất chấp và phá vỡ mọi chuẩn mực đạo đức xã hội, làm đảo lộn những gì trước đây cho là thiêng liêng, cao cả.

Lối sống ích kỷ xâm nhập vào từng gia đình, làm đảo lộn những gì trước đây cho là thiêng liêng, cao cả. Con người càng ngày càng ít trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau, họ không thấy lương tâm cắn dứt, dằn vặt, hổ thẹn khi lầm lỗi. Các nhà văn nêu lên yêu cầu đổi mới gia đình

truyền thống cho phù hợp với xã hội mới.Và quả là “Xa rời những tiêu

chuẩn đạo đức, con người thành thú dữ tàn bạo ngay”. Tất cả những điều đó

làm băng hoại mọi mối quan hệ gia đình.

Tiểu kết:

Bằng việc xây dựng những mối quan hệ ứng xử giữa con người với xã hội, giữa con người với con người và giữa con người với chính mình, các tác giả phô bày sự lo âu, phẫn nộ trước những mặt trái của gia đình hiện đại.

Đúng là “Ở những nơi này, cái hỗn độn thắng cái trật tự. Cái thật thua cái

giả. Đạo đức thua vô liêm. Ở những nơi này, chủ nghĩa nhân văn thua bạo chúa, kẻ dốt nát thống trị người hiền tài. Ở những nơi này, con người, xã hội đi lộn ngược, đi giật lùi” [11, tr.325] và “Gia đình, cái vùng khơng cịn n ổn nữa, nó đã phản chiếu tất cả cuộc sống ở ngoài đời” [12, tr.95].

Những mảnh đời, những gia cảnh như đã phân tích ở trên tưởng như biệt lập lại giống nhau ở nỗi đau nhức nhối, ở niềm hạnh phúc khơng thành.

Sống trong gia đình nhưng họ ln thấy hụt hẫng và “dù đã thành vợ thành

chồng với anh tơi vẫn có một tâm lý coi gia đình này mới như là sự trói buộc tạm bợ để chờ đợi một người nào khác, một nơi chốn nào khác” [16, tr.145].

Trong chính gia đình mình, con người vẫn có sự mai một nhân cách, con người trở nên suy đồi, phi nhân tính. Đây phải chăng là những biểu hiện tận

cùng của sự tha hóa đạo đức khi xưa kia con người ln coi hôn nhân là việc hệ trọng nhất của đời người?

Người đọc thấy sự bi quan, bế tắc, thấy cảm giác bất an, nỗi hoài nghi và đổ vỡ niềm tin nơi con người và cuộc sống khơng ngi ngoai trong lịng. Gia đình đầm ấm, vui vẻ chỉ là giấc mộng hão huyền mà thôi. Viết về cái xấu và cái ác, mục đích của nhà văn hướng tới là thức tỉnh, là dự báo cho con

người thoát khỏi những bi kịch lầm lạc và sa ngã. “Văn học là nhân học” (M.

Chương 2

NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG, VĨNH HẰNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Văn học thể hiện tính nhân văn cao cả khơng chỉ bằng việc quan tâm tới bước đường đời đau khổ, tới nỗi bất hạnh của mỗi người mà còn chú trọng đến con đường kiếm tìm hạnh phúc, niềm vui và thanh lọc tâm hồn, hướng con người tới Chân – Thiện – Mĩ. Để giáo dục lòng tốt cho con người, hướng con người vươn tới sự hoàn thiện, ngoài việc tô đậm cái xấu, cái ác giúp con người nhận diện nó đấu tranh chống lại nó, văn học cịn cần phải tơ đậm cái tốt, khuếch đại cái tốt để nó trở nên đẹp đẽ hơn, lộng lẫy hơn. Từ đó, cái tốt sẽ lơi cuốn, hấp dẫn mọi người làm cho họ tin tưởng rằng trên đời bao giờ cũng có cơng lý, lương tri, bao giờ cũng có người tốt, khơi dậy ở mọi người niềm hứng thú, khát vọng vươn tới cái tốt đẹp, lý tưởng, muốn noi gương, bắt chước làm theo điều thiện, điều hay. Vì vậy trong nghệ thuật nói chung khơng bao giờ được thiếu cái đẹp, thiếu chất lý tưởng, thiếu chất anh hùng lãng mạn, thiếu những gam màu xán lạn, tươi sáng.

Gia đình dù vận động và biến đổi đến đâu trong thời đại mới vẫn không thể mất đi cái thiên chức thiêng liêng và độc quyền của mình, ấy là mái ấm của tình yêu thương. Trong các tiểu thuyết, dù những vết nứt hiện hữu dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về gia đình hiện đại (qua tác phẩm của ma văn kháng, lê lựu, dạ ngân) (Trang 43 - 52)