5. Cấu trúc luận văn
2.1. Gia đình – nơi trú ngụ, chở che của mỗi con người trước lầm lạc, vấp
lạc, vấp ngã của cuộc đời.
Gia đình hiện đại thường ít người, mỗi người có cơng việc riêng, các thành viên trong gia đình ít có điều kiện gần gũi nhau, khiến cho họ ít hiểu nhau hơn. Cùng với nó là những thay đổi của xã hội kéo theo sự đổi thay của gia đình làm cho quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Ý nghĩ gia đình chỉ như là một nơi để “chui ra, chui vào” đã gây ra khó khăn cho việc duy trì tình cảm, duy trì những thuần phong mỹ tục, nề nếp kỷ cương trong gia đình và xã hội. Tuy khơng thể phủ nhận rằng gia đình hiện đại có nhiều mâu thuẫn, trở nên mong manh và dễ đổ vỡ hơn nhưng người ta vẫn ln ý thức đó là mái ấm cần nâng niu, gìn giữ.
Cuộc sống có trăm nghìn ngã rẽ và khơng ít người thụt chân xuống “bùn nhơ”, sa vào các tệ nạn xã hội. Trên chặng đường đời của mình ai cũng mải miết chạy theo những chân trời mộng ảo, chỉ tới khi sụp đổ, vấp ngã, khi nhận ra hình như tất cả thế giới đang chối bỏ mình trừ gia đình. Họ cịn biết tìm đâu nơi nương náu êm đềm nhất cho trái tim tan vỡ hay tâm hồn tổn thương bằng gia đình mình?
Sự trở về của Lý trong Mùa lá rụng trong vườn là sự hối lỗi của một
người con dâu, sự trở về của một người vợ, sự trở về của một người chị trong gia đình ơng Bằng. Nhân vật nhận từ nhà văn những nét tính cách khá tiêu biểu cho một kiểu phụ nữ không hiếm gặp trong đời sống thị thành. Đó là một phụ nữ đẹp, sắc sảo, tháo vát nhưng ít học. Khi cịn trẻ chị là một thiếu nữ mơ mộng, chị đã lấy một anh bộ đội hiền lành. Tự hào vì sự chiến đấu anh dũng của chồng, chị đã chung thủy với chồng suốt những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, đã một mình ni con thành người. Thiếu một nền tảng văn hóa vững chắc, cùng với sự tác động tiêu cực của xã hội cộng thêm sự bất hịa với gia đình, Lý đã sa ngã.
Lý đã trở về với mái ấm gia đình trong niềm ăn năn, hối lỗi sau khi nhận ra những sai trái và chị đã được mọi người chấp nhận.
Nhà văn khẳng định sức mạnh tự thân của gia đình ở tình u thương,
lịng khoan dung cho lỗi lầm của con người. Luận thì nghĩ: “Ít tư duy, sống
bằng bản năng, trực cảm, giờ đây cũng không ân hận áy náy như ông thường trực đánh máy trong giờ hành chính từng áy náy. Nhưng, khuôn mặt đã khô khô, heo héo kia nói lên cái gì đó thật tội nghiệp, đáng để mọi người xót thương. Người phụ nữ này đã sống đau khổ, vất vả nhiều hơn là sung sướng trong quãng đời vừa qua” [12, tr.234]. Phượng thì khẳng định: “Chị Lý có đủ điều kiện để trở thành một con người tốt”. Vợ chồng Luận hết lịng khun
nhủ Đơng đồng ý Lý trở lại. Nước mắt Đông rơi là nước mắt của người đàn ơng vững vàng, bản lĩnh đón nhận vợ trở về sau sự lầm đường, lạc lối. Dù chỉ nói đến bức thư mà khơng nói đến tâm trạng của Lý nhưng chúng ta đều hiểu: Lý đã nhận ra gia đình mới thực sự là chốn bình n. Có thể nói, gia đình ủ ấm trái tim ta, là nơi ln chờ ta ở phía cuối con đường dù con đường ấy là hạnh phúc hay bất hạnh. Tầm quan trọng của mái ấm gia đình qua cách ứng xử của các nhân vật được tôn vinh.
Trong Mùa lá rụng trong vườn, Cừ là đứa con hư hỏng nhất và gây
nhiều ám ảnh nhất dù nhân vật không xuất hiện trực tiếp. Bức thư của Cừ là minh chứng cho niềm hối hận muộn màng của những đứa con hư đã vấp ngã trên đường đời nay tìm về với gia đình để được thanh thản trong tâm hồn.
“Thưa ba!
Con có thư này về cho ba và các anh chị trong nhà từ đất nước Canađa xa xơi. Trước hết, con có hai điều xin với ba: thứ nhất, con vẫn đặt mình ở vị trí là đứa con của ba, dù là đứa con hư, đáng bị nguyền rủa, khước từ; thứ hai, con mong ba tuổi già sức yếu và các anh chị dẫu có bận rộn và ghét bỏ con thế nào cũng sẽ đọc kĩ hết lá thư của con, một lá thư dài và lá thư cuối
cùng của con. Ba kính yêu, giờ đây con mới hiểu ra nhiều điều giản dị, khi con thắp ngọn nến trong cái đêm ba mươi Tết ở xứ sở xa lạ này. Tết ở đây, khơng có hoa đào, pháo đỏ, bánh chưng xanh. Tết chỉ đến với lòng con lúc này đang dửng dưng hiu quạnh và gợi con nhớ đến gia đình” [12, tr.216].
Trải qua bao nhiêu chao đảo từ những cơn địa chấn ở bên ngồi, Cừ nhớ về gia đình, nhớ Tết cổ truyền của dân tộc. Chúng ta hình dung ra khuôn mặt Cừ ngồi hồi tưởng về những ngày vui Tết cùng gia đình ở Việt Nam. Những dòng thư cho thấy sự trở lại của giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa
dân tộc tái hiện ở người con xa phương: “Khơng hiểu có phải vì khơng khí tết
nhất gợi nhớ không mà con bỗng thấy sao lúc này cái ý nghĩa thiêng liêng của gia đình, tổ tiên lại gia tăng lên đến mức kì lạ thế”. Thật đúng khi Luận nói:
“Văn hố dân tộc mình đủ sức làm con người lớn lên, đủ sức tỉnh ngộ kẻ lầm
lạc”.
Lá thư chất chứa những tâm sự thật nhất của một sinh mạng trước lúc lìa bỏ cõi sống. Lá thư nằm trong chương 11 của tác phẩm gây chấn động mạnh cho các thành viên trong gia đình. Lá thư như tóm lược cuộc đời Cừ, thâu tóm thái độ, quan điểm sống của Cừ khi ở trong nước hay đã sang nước
ngoài. Cừ bất mãn rất nhiều với đạo đức gia đình, trong người Cừ “đã có sẵn
cái mầm hư hỏng”. Anh “vốn coi thường tất cả những giá trị tinh thần cao qúy, thiêng liêng”. Cừ “đối lập với gia đình”. Song qua nhiều năm xa gia đình
bôn ba, anh vẫn rút ra kinh nghiệm sống, vẫn ngẫm về lối sống của gia đình. Dù Cừ khơng còn nhưng tư tưởng, tinh thần anh đã trở về với quê hương, với
gia đình thân yêu: “Ba ơi, giờ đây nghĩ lại những bực dọc, oán giận thuở nhỏ
của con với ba mẹ, gia đình, con muốn khóc. So sánh điều kiện vật chất giữa con và ba hiện nay thì ba khơng bằng. Nhưng so sự hà khắc của ba để giữ gìn ln lí cho con với sự tự do ở đây, thì cho con chọn sự hà khắc ở ba” [12,
đạo đức, con người thành thú dữ tàn bạo ngay. Đó là điều giờ đây con mới hiểu”. Bức thư của Cừ gửi về từ nơi đất khách là sự trở về trong tâm tưởng
của một đứa con hư đốn, nổi loạn nay đã tu tỉnh và hối lỗi. Chính vì vậy, Ơng
Bằng trước khi mất đã dặn các con: "Thằng Cừ, lá rụng về cội,
thương xót vong linh nó". Gia đình là nơi duy nhất mà khơng bao giờ
con người bị khước từ. Tính bền vững, tình yêu thương của mái ấm gia đình trước vịng xoay của xã hội hiện đại được chứng minh một cách thuyết phục.
Đọng lại Sóng ở đáy sơng là hai lần tìm về mái ấm gia đình của Núi. Sự
trở về của những người con đa phần đều hối hận, ăn năn và cần mái ấm gia đình bao bọc, chở che. Núi trở về sau lần đầu tiên đi khỏi thành phố, gặp anh An và nghe lời anh. Lần thứ hai là khi Núi khó khăn quá, muốn nuôi con nên ôm con cùng em Biển về xin Bố cho vay tiền. Núi tha thiết sự giúp đỡ của cha, tha thiết được sống trong tình yêu thương gia đình. Hai đoạn hội thoại diễn ra vào hai thời điểm khá xa nhau trong cuộc đời Núi nhấn mạnh điều đó:
“Ơng lặng lẽ đi tìm chìa khóa, mở tủ lấy quyển hộ khẩu mang ra bàn
giở ra nhìn, rồi gọi hắn lại:
- Đây này, hộ tịch của con chuyển rồi. Ngày đi chính con nhờ người ta cắt con nhớ không.
- Dạ, con nhớ. Nhưng trong khi chờ đợi làm thủ tục giấy tờ…
- Trong khi chờ thủ tục, giấy tờ con cứ đi đâu đó sau này nhà máy người ta có trách nhiệm.
- Cậu định không cho con ở nhà?
- Trong nhà này chỉ có những người đăng kí thường trú mới được ở
- Cậu cho con mượn hộ khẩu con đi đăng kí tạm trú
- Trong đời câu, chưa có một lần nào đưa hộ khẩu cho người khác mượn
- Cậu ơi, con chỉ xin cậu một lần này” [15, tr.119].
Sang tháng giêng, Núi trở về thành phố vào một ngày mưa dầm như hôm Núi ra đi. Lê Lựu cho nhân vật nài nỉ, cầu xin sự rộng lượng của người cha, lay động tình thương cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với con cái. Như thế đủ biết vai trị của gia đình đối với Núi lớn lao biết nhường nào! Núi mong muốn ở lại gia đình, ước mơ một cơng việc ở Nhà máy Cá Hộp để trở về sống những ngày tháng êm đềm bên các em. Thái độ của người cha trong đoạn hội thoại trên tiếp diễn ở khung cảnh nhiều năm sau khi Núi có gia đình, khi cuộc đời Núi vào đường cùng, túng quẫn, vợ bỏ đi, con nhỏ đói khóc. Núi lại đau đớn tìm về gia đình, tìm sự bao cưu của bố:
“Bỗng hắn ngồi lặng đi, lúc lâu sau hắn đứng bật dậy: - Thì đi”. Thái độ của
Núi, suy nghĩ của Núi đi đến quyết định cuối là vẫn về nhà, vẫn hy vọng được người cha từng phủi tay, quay mặt với con nhân từ, giúp đỡ. Đoạn hội thoại ngắn, không trực tiếp giữa hai cha con chỉ ra rằng khi gia đình khơng cịn là chốn dung thân, không êm ấm thì dẫn đến nguyên nhân chính đưa đẩy con người lún sâu vào tù tội, sa ngã, lầm lạc.
Ơng bố có những lời lẽ xé nát tình mẫu tử, đập tan bao nhiêu hy vọng của con trai:
“- Hai chỉ hết, khơng vay được nữa, nó lại đi ăn cắp à?
- Ơng tưởng tơi thích cái nghề ăn cắp lắm ư? - Cậu khơng bao giờ hy vọng ở nó
- Tơi cũng đếch hy vọng gì ở ơng…” [15, tr.186].
Nhân vật trở về mái ấm gia đình vì đó là chốn bình n nhất, chốn an
lành nhất họ có thể làm lại cuộc đời mình. Trong Thời xa vắng, Sài trở về với
quê hương, với anh em, họ hàng. J. Bailây đã nói: “Tình u là niềm vui ngọt ngào nhất và cũng là nỗi đau nhức buốt nhất”. Câu nói này thật đúng với Sài.
Và nỗi đau nhức buốt ấy sẽ dịu đi phần nào khi anh ở trong vòng tay của gia tộc.
Các nhà văn luôn thường trực niềm tin vào sự tốt đẹp trong chính những con người bị tha hóa. Những con người tự thú, tự phản tỉnh để hồn thiện mình. Nhân vật vừa là quan tịa vừa là bị cáo trước tịa án lương tâm của mình. Sự ân hận đã làm nên nhân vật sám hối, nhân vật tự phán xét hành động của mình trong văn học. Cuộc sống sẽ đẹp hơn khi con người ý thức về việc làm của mình và điều quan trọng hơn nữa là biết sám hối sau những sa ngã và gia đình sẽ ln là nền tảng, là tổ ấm, là nơi nương náu quan trọng nhất của
mỗi người để tránh mọi tai ương trên đường đời. “Gia đình, hình như đó mới
là nơi con người cố thủ để bảo về phẩm giá mình” [12, tr.63].