Tác phẩm của Trần Trọng Kim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 42 - 47)

1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Trọng Kim

1.3.2. Tác phẩm của Trần Trọng Kim

Xét trên phương diện đề tài, tác phẩm thì tác phẩm của Trần Trọng Kim bao quát một phạm vi rất rộng từ sách giáo khoa nhiều môn học sang các lĩnh vực văn, triết, sử, tôn giáo và đều có tính tiên phong đi đầu trong mỗi lĩnh vực. Trước năm 1945, Trần Trọng Kim đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng thời bấy giờ về các lĩnh vực: sư phạm, sử học, nghiên cứu.

Trong lĩnh vực giáo dục, ông đã soạn các cuốn sách: Sơ học luân lý

(1941); Sư phạm khoa yếu lược (1916)...Ngoài các cuốn sách kể trên thì phải kể đến Quốc văn giáo Khoa thư (1941); Luân lý giáo khoa thư...đều là những cuốn sách viết rất hay. Những sách này đều do ông tự xuất bản.

Tiếp đó Nha học chính Đông Dương đã cho xuất bản một loạt sách giáo khoa thư, các lớp Đồng ấm, dự bị và sơ đẳng và ghi rõ là do các soạn giả Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận, trong đó Trần Trọng Kim là

người đứng đầu nhóm soạn giả này. Điều khá rõ rệt là những cuốn giáo khoa thư này, đặc biệt là Quốc Văn giáo khoa thư, Sử ký giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư... đều là những sách viết rất hay.

Trong đó cuốn “Việt Nam văn phạm” là cuốn sách đề cập đến những mẹo cùng với những cách dùng tiếng và đặt câu cho đúng cái tinh thần thuần túy của tiếng Việt Nam để làm cái nền tảng chắc chắn, rõ ràng trong sự huấn luyện quốc âm. Nội dung của cuốn sách chủ yếu đề cập đến các bài soạn theo thứ tự văn phạm. Bài soạn theo phương pháp quy nạp, nghĩa là lấy những tiếng, những câu hiện có trước mắt mà tìm ra quy tắc. Mỗi bài bắt đầu bằng một đoạn trích, trích lấy một vài tiếng có liên lạc với đầu đề bài văn phạm, đem phân tích ra rõ ràng cho học trò nhận biết các loại tiếng và dùng tiếng ấy.

Quốc văn giáo khoa thư là cuốn sách giáo khoa không chỉ kể chuyện ngày nay, mà sách còn nhắc chuyện ngày xưa, không chỉ lấy những tấm gương từ trong lịch sử dân tộc, sách còn rút những bài học từ lịch sử nước ngoài, không chỉ kể chuyện con người mà sách còn mượn con vật. Nói chung sách đã dẫn các em vào những vấn đề bao quát từ đạo làm con, làm dân đến những vấn đề nhỏ bé, từ cách ăn, mặc, viết thư đến môn vệ sinh thường thức hàng ngày.

Bên cạnh các cuốn sách về giáo dục, phải kể đến vinh dự lớn trong làng học thuật mà Trần Trọng Kim giành được là nhờ ở những tác phẩm nghiên cứu tổng hợp và chuyên trách của ông.

Công phu lớn nhất của Trần Trọng Kim là ông viết được bộ sách “Nho giáo” xuất bản lần đầu tiên năm 1930, rồi lần thứ hai (1932) có sửa chữa kỹ lưỡng. Sau đó tái bản nhiều lần. Ông ghi về mục đích của mình một cách rất khiêm tốn, chỉ mong vẽ lại cái bản đồ Nho giáo mà thôi. Sách này gồm 3 quyển:

+ Quyển thứ nhất nói về Khổng Tử (Thời đại – học thuyết – tác phẩm – môn đề).

+ Quyển thứ hai nói về các học phái của Nho giáo, đặc biệt đi cụ thể vào Mạnh Tử và Tuân Tử.

+ Quyển thứ ba nói về các học phái của Nho giáo trong các thời đại sau của Trung Quốc. Có phần cuối cùng nói về Nho giáo ở Việt Nam.

Một cuốn sách nói về Nho giáo tường tận như vậy lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Đó là công phu lớn của Trần Trọng Kim. Bên cạnh những giá trị của cuốn sách thì còn có những vấn đề chưa đạt về mặt học thuật (như cách hiểu về lý thái cực, lý vô cực của Khổng Tử và của Tống Nho, quan niệm về quân quyền của Khổng Tử...) mà các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ như Phan Khôi, Ngô Tất Tố đã phê phán. Điều đáng trân trọng là khi nghe lời phê bình chính xác, Trần Trọng Kim đã nghiêm túc sửa chữa, bỏ đi những điều ngộ nhận của mình trong lần tái bản.

Ngoài lĩnh vực Nho giáo, Trần Trọng Kim còn dành thời gian soạn cuốn Phật lục (1940). Sách gồm 5 chương và một bản phụ lục.

Về lĩnh vực Sử học, phải kể đến cuốn “Việt Nam sử lược” được xuất bản lần đầu năm 1920 là bộ thông sử đầu tiên của Việt Nam soạn theo phương pháp mới và viết bằng chữ Quốc ngữ, nhưng lại tương đối đầy đủ và có thể được coi là một bộ tín sử có phong cách trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, sinh động và hấp dẫn nhất từ trước tới nay.Với khối lượng gần 600 trang, nội dung sách trình bày một các sơ lược và có tính hệ thống nhưng không bỏ sót chi tiết chủ yếu. Toàn bộ lịch sử nước Việt từ thời Thượng cổ, kể từ họ Hồng Bàng huyền sử cho đến thời Pháp thuộc, dừng lại ở những

năm đầu thế kỉ XX (1902), với một số đoạn ngắn chừng hơn một trang ở cuối sách đuợc “tạm” viết thêm khi tác giả sửa chữa bổ sung cho ấn bản lần thứ 3 (1949).

Riêng bộ “Việt Nam sử lược” lược từ khi ra đời được đánh giá là một trong những bộ sử quy mô đầu tiên của Việt Nam, viết bằng chữ quốc ngữ, vừa có phong cách ngắn gọn lại súc tích, vừa đầy đủ dễ hiểu lại hấp dẫn.

Ở vào thời điểm đó, sách sử Việt Nam (viết bằng chữ Quốc ngữ) là chưa có cuốn nào, ở các nhà trường từ bậc tiểu học trở lên, phải đọc bằng tiếng Pháp (dù người viết là người Việt như các sách của giáo sư Dương Quảng Hàm). Từ những đống tư liệu bộn bề viết bằng Hán văn mà sắp xếp lại cho thành một cuốn sử có đầu, có đuôi, có thứ lớp như vậy thì phải là người có tri thức uyên bác, có sự khái quát cao và hiểu biết tường tận mới viết được. Cách phân chia thời đại phải theo các triều vua là hợp với hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ.

Trần Trọng Kim là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài như: Truyện Thúy Kiều chú giải (1925), soạn chung với Bùi Kỷ; 47 điều giáo hóa của nhà Lê; Việt thi; Vương Dương Minh (1940); Phật giáo thưở xưa và Phật giáo ngày nay (Tân Việt, 1953); Hạnh Thục ca

(Tân Việt xuất bản); Đường Thi; Lăng ca kinh (Tân Việt, 1964), Một cơn gió bụi (hồi ký, viết xong từ 1949, xuất bản năm 1969, tại Sài Gòn do NXB Vĩnh Sơn).

Về văn học, Trần Trọng Kim đã cùng Bùi Kỷ công bố truyện Thúy Kiều chú giải (1925). Từ sau năm 1945, ông còn công bố phiên âm bản “Hạnh Thục Ca” và dịch một ít thơ Đường (đã được in thành sách). Những tác phẩm này cho thấy sự thận trọng và uyên bác của ông, nhưng không có nhiều nét đặc sắc cho lắm.

Bên cạnh những cuốn sách như Nho giáo, Truyện Thúy Kiều đã khẳng định vai trò của Trần Trọng Kim, thì cuốn “Việt Nam sử lược” đã làm vinh dự cho ông hơn cả.

Tiểu kết chƣơng 1

Trần Trọng Kim là một học giả, một nhà giáo dục có tiếng đầu thế kỷ XX. Sinh trưởng trong một gia đình nho giáo lâu đời, lại là một trí thức tân học thuộc vào lớp khá sớm, Trần Trọng Kim vừa có kiến thức sâu rộng về văn hóa Tây Âu, lại thấm nhuần văn hóa Á Đông. Ông đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực khảo cứu, biên soạn, dịch thuật…

Tuy ông chưa có tác phẩm nào để thể hiện riêng tư tưởng của mình nhưng trong những bộ sách ông viết, ông soạn chúng ta có thể hiểu được tư tưởng của ông, tư tưởng của một lớp trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc vào đầu thế kỷ XX. Các tác phẩm của ông luôn có tính giáo dục cao. Chính những công trình như vậy đã đưa ông lên hàng những học giả có tiếng tăm đầu thế kỷ XX.

Những biến động về chính trị, xã hội của thế giới khoảng 30 năm đầu thế kỷ XX và sự thay đổi thể chế chính trị, chuyển biến của cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam là nền tảng cho sự hình thành tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim.

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƢ TƢỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM VỀ LUÂN LÝ, ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 42 - 47)