Quan niệm về bổn phận đối với gia tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 53 - 63)

2.2. Tƣ tƣởng của Trần Trọng Kim về Luân lý

2.2.1. Quan niệm về bổn phận đối với gia tộc

Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là đơn vị kết cấu cơ bản nhất của xã hội, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định xã hội, với đạo đức và cuộc sống của mỗi người. Nho giáo cho rằng: “Gốc của thiên hạ ở nước; gốc của nước ở nhà; gốc của nhà ở mỗi người (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân)” [70, tr. 13]. Đi tìm cơ sở tự nhiên của con người, Nho giáo đã chỉ ra những mối quan hệ cơ bản của con

người đó là Tam cương, Ngũ thường. Trong các mối quan hệ ấy thì đến hơn nửa các quan hệ ấy thuộc phạm vi quan hệ gia đình: Phụ - tử; Phu – phụ; Huynh đệ. Thực hiện tốt những nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với các quan hệ xã hội ấy là đi trên con đường chính đạo. Gia đình là nơi tu dưỡng, rèn luyện những đức căn bản của con người. Trong gia đình con người ứng xử, hành động tuân theo lễ, qua lễ con người mới có thể biết được như thế nào là có hiếu với cha mẹ, là kính với người trên, là từ đễ với anh em thân thích, là bạn hiền của bằng hữu, là nhân với người xung quanh, là tín thực với thân thuộc. Như vậy, gia đình là nơi rèn luyện đạo làm người.

Mặt khác, Nho giáo cũng nhấn mạnh việc mọi nhà ổn định, xây dựng gia đình lành mạnh là cơ sở để củng cố đất nước. Nho giáo quan niệm, gia là cái nhà nhỏ, nước là cái nhà to, gia đình là xã hội thu nhỏ, là gốc của quốc gia. Do đó một xã hội muốn thanh bình thì trước hết phải có những gia đình hòa thuận. Kinh sách đạo Nho viết: “Một nhà nhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu. Một nhà lễ nhượng thì cả nước dấy lên lễ nhượng (Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân, nhất gia nhượng, nhất quốc hưng nhượng) [9,tr. 20]. Vì thế muốn trị quốc thì trước hết phải yên nhà (Dục trị kỳ quốc gia, tiên tề kỳ gia) [9,tr .21]. Trần Trọng Kim viết:

“Người ta ai cũng có gia tộc, nghĩa là có ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em. Ta khôn lớn lên, ta học tập được thành người cũng là nhờ có gia tộc. Gia tức là nhà, thì có ông, có bà, có cha mẹ và anh em, chị em. Tộc tức là họ, thì bên nội có chú, bác, cô, thím anh em, chị em con chú, con bác; bên ngoại có cậu, mợ, dì và anh em, chị em con cô, con cậu và đôi con dì. Vậy gia tộc là chỉ gồm cả những người cùng chung máu mủ. Người gia tộc ở với nhau, phải thương yêu nhau, bênh vực nhau và giúp đỡ nhau. Những cách ăn, ở với nhau như thế tức là bổn phận của mọi người trong gia tộc” [42,tr. 96].

Được sinh trưởng trong một gia đình có đầy đủ ông bà, cha mẹ có anh chị em, cô bác, chú dì, được hưởng những truyền thống tốt đẹp trong gia tộc mình thì những người trong một gia tộc ấy phải cố giữ cái danh giá nhà mình cho trong sạch, phải có làm cho nhà mình được vẻ vang; phải giữ lấy thói lề, lấy nề nếp của ông cha ta để lại, phải tránh những điều gì trái đạo, có thể làm nhục đến cả nhà, cả họ. Những người có lòng vì gia tộc là những người hiếu đễ, đáng kính, đáng mến.

Trong mối quan hệ gia tộc, Trần Trọng Kim đề cao chữ “hiếu”.

Các nhà Nho Trung Quốc và Việt Nam từ xưa đến nay rất đề cao chữ “hiếu”. Đạo “hiếu” vốn đã được hình thành trong truyền thống, tập quán lâu đời của nhân dân ta như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trọng lão...cho đến khi Nho giáo du nhập vào và dần trở thành hệ tư tưởng chính thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm của người Việt. Nho giáo một mặt khẳng định thêm giá trị của đạo hiếu, mặt khác chi tiết hóa đạo hiếu và thể chế hóa nó thành luân lý xã hội. Cũng có lúc nhờ Nho giáo mà đạo hiếu trở thành công cụ hữu ích của triều đình trong việc trị dân. Các nhà nước thời Lê – Nguyễn đều lấy “hiếu” làm quy tắc, chuẩn mực để củng cố gia đình, rèn luyện nhân cách, ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên. Đạo làm con phải hiếu kính đối với cha mẹ. Hiếu kính có nghĩa là yêu mến cha mẹ: “Cha mẹ hết lòng yêu mến con, lúc nào cũng lo tính cho con, con được sung sướng. Vậy kẻ làm con phải hết lòng yêu mến cha mẹ” [42, tr. 15]. Nói về tấm lòng yêu mến cha mẹ, dân gian ta cũng có câu:“Dạy con, con chớ quên lời. Mến yêu cha mẹ suốt đời mới nên”.

Chữ hiếu trong đạo Phật mang tính toàn diện và sâu sắc hơn. Trong giáo lý nhà Phật dạy: “Điều thiện tối cao không có gì hơn hiếu, điều ác cùng cực không có gì bất hiếu” (Kinh nhẫn nhục). “Quả đất người đời cho là nặng, mẹ hiền ơn nặng quá hơn nhiều”. Hiếu thảo không chỉ là yêu mến, cung kính,

vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống và thờ phụng, tưởng nhớ khi cha mẹ đã qua đời mà còn là việc hướng cha mẹ đến với điều thiện lành, xa lánh điều xấu ác và bản thân người con ấy cũng phải sống tốt để cha mẹ vui lòng.

Theo Phật giáo con người không chỉ có kiếp sống hiện tại mà còn có kiếp sống vị lai, do đó con người hiếu thảo cần phải chăm lo cha mẹ cả đời sống sau khi từ giã cõi đời này. Việc giúp cha mẹ theo con đường chính đạo, giúp cha mẹ gieo trồng những nhân duyên lành cho đời này và đời sau, chăm lo, công đức chính là việc làm thiết thực để đền đáp công ơn cha mẹ.

Mở đầu cuốn sách “Luân lý giáo khoa thư”, Trần Trọng Kim đã dạy cho lớp thiếu niên nhi đồng những bài học đầu đời ngắn gọn, dễ nhớ và đáng nhớ suốt cả đời con người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Hoặc:

Cha sinh mẹ dưỡng

Đức cù lao lấy lượng nào đong Thờ cha mẹ phải hết lòng

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường Chữ Đễ nghĩa là chữ nhường

Nhường anh, nhường chị lại nhường người trên” [42,tr 5 – 6].

Theo Trần Trọng Kim, con mà yêu mến cha mẹ thì bao giờ cũng tôn kính, kính trọng cha mẹ. Tôn kính cha mẹ là phải giữ lễ phép với cha mẹ. Cách ăn nói, lúc đứng, lúc ngồi phải giữ gìn ý tứ, không là gì làm mất lòng và

trái ý người. Vâng lời cha mẹ là khi cha mẹ bảo điều gì thì phải nghe, không được cưỡng lại. Cha mẹ là người đã trải qua việc đời, dạy bảo ta điều gì là mong cho ta hay. Vậy ta phải vâng lời cha mẹ. Người con biết tôn kính và vâng lời cha mẹ, là người con có hiếu.

Trong một bài học, ông có bài soạn bài về sự kính yêu cha mẹ: “Sáng nay lúc tập viết xong, tôi lại thăm bà tôi. Bà tôi nắm lấy tay tôi mà nói rằng:

Cháu có yêu thầy mẹ cháu không? Cháu có – Tại sao mà yêu? Cháu biết rồi, hôm qua thầy giáo mới dạy rằng: cha mẹ sinh ra con, nuôi cho con lớn, lại chăm cho con học, vậy kẻ làm con phải yêu cha mẹ”[40,tr. 10].

Cùng với việc tôn kính cha mẹ thì việc tôn kính ông bà cũng được coi là biểu hiện của chữ “hiếu”. “Cha mẹ mình nuôi dưỡng mình khó nhọc như thế nào thì ông bà mình trước khi nuôi được cha mẹ mình cũng khó nhọc như vậy. Vả lại lúc mình còn bé, chẳng những cha mẹ phải nâng niu trông nom mình mà thôi, ông bà cũng vì mình nhiều khi mà khó nhọc. Ông bà yêu cháu chẳng khác gì cha mẹ yêu con. Vậy kính mến ông bà, cũng như kính mến cha mẹ thì mới phải đạo”[40, tr 45 – 46].

Chữ “hiếu” còn được thể hiện trong việc giúp đỡ cha mẹ, khi cha mẹ tuổi già phải phụng dưỡng, không được để thiếu thốn. Khi cha mẹ già yếu, tất phải nương cậy vào con.Vậy kẻ làm con phải nuôi nấng, đỡ đần người cho trọng đạo. Cha mẹ ngày càng già yếu, thì ta lại càng phải trông nom, săn sóc bội phần. Không cứ giàu sang, khó, sang, hèn bao giờ ta cũng phải lấy sự thành kính mà phải thờ phụng cha mẹ.

Không phân biệt lớn hay nhỏ, nhiều tuổi hay ít tuổi, tùy vào sức mà giúp đỡ cha mẹ những công việc khác nhau. “Ta còn ít tuổi, chưa làm được

công việc nặng nề, cũng nên giúp đỡ cha mẹ để cha mẹ yên lòng” [42, tr 26]. Trần Trọng Kim cũng đã lấy hình ảnh cậu bé Dần để nói về việc giúp đỡ cha mẹ: “Cha anh Dần làm nghề thợ mộc, mẹ anh đi chợ bán hàng. Ngày nào cũng sáng sớm đi đến tối mịt mới về. Anh thấy cha mẹ làm lụng vất vả như thế, mà anh chẳng đỡ đần được việc gì, trong bụng lấy làm áy náy. Nên sáng nào anh cũng dạy sớm, trước khi đi học thì lấy chổi quét nhà, và làm những công việc nhẹ để giúp cha mẹ”. [42, tr. 11].

Bên cạnh việc giúp đỡ, kính yêu cha mẹ thì việc tế tự và tang táng đối với ông bà, cha mẹ mình đã mất cũng được coi là một việc quan trọng trong đạo làm con. Bởi từ khi con mới sinh ra cho đến khi con khôn lớn, cha mẹ phải nuôi nấng, công phải kể biết bao nhiêu. Mẹ thì nuôi con, bồng bế, nâng niu, phải chịu đựng nhiều cực khổ. Cha thì đi làm lụng vất vả để lo cho con được no ấm. Cha mẹ lại dạy bảo con và cho con đi học để mở mang trí tuệ. Vậy bổn phận làm con là phải thờ cha mẹ cho trọn chữ hiếu. Tổ tiên là cái gốc gia đình nhà mình trước khi có cha mẹ, có ông bà thì phải có tổ tiên. “Tổ tiên là các cụ ngày xưa sinh ra ông bà, cha mẹ mình. Bởi có tổ tiên mới có ông bà, cha mẹ mới có mình. Vậy thì phải nhớ ơn tổ tiên mới được. Cho nên cứ đến ngày giỗ, ngày tết thì con cháu đều đến tại nhà trưởng tộc mà cúng lễ tổ tiên. Cũng có nhà cứ ngày giỗ cụ nào thì người trưởng tộc lại kể tính hạnh và công đức của cụ ấy cho con cháu nghe. Vậy cũng là một cách tỏ lòng nhớ ơn rất hay”[40, tr. 23].

Trong các hình thái tính ngưỡng dân gian thì thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Ở nước ta, nhà nào cũng có bàn thờ ông bà. Những ngày tuần tiết và ngày giỗ chạp, con cháu tụ hội đông đúc, hương hoa cúng

vái rất thành kính. Thông qua các nghi lễ thờ cúng con người muốn có được sự che trở, giúp đỡ của tổ tiên, trong tâm tưởng của mỗi người luôn có tổ tiên theo sát. Chính niềm tin đó giúp họ sống tốt hơn, có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, đồng thời cũng giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Mỗi năm lại mấy lần đi tảo mộ đó là những luân lý truyền thống của dân tộc ta đã có từ xưa.

Người Việt Nam có truyền thống xem trọng huyết thống, vì vậy rất coi trọng tình nghĩa giữa anh, chị em trong một gia đình. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ ca ngợi tình anh, chị em như: “Anh em như chân với tay. Như chim liền cánh, như cây liền cành”.

Hay:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

[40,tr. 29]. Hay: “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”

Mối liên hệ ruột thịt là mối liên hệ thiêng liêng không thể chia cắt: “Cắt dây bầu, dây bí. Chẳng ai cắt dây chị, dây em”

Trong quan hệ truyền thống giữa anh và em, hòa thuận được đề cao lên hàng đầu. Hòa thuận đòi hỏi anh chị em phải thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời hòa thuận cũng là kết quả của sự yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Sự hòa thuận giữa anh và em không chỉ là nhu cầu nội tại của quan hệ anh em mà còn là mong muốn của cha mẹ, họ hàng. Cha mẹ mong muốn con nên người thì không thể không mong muốn các con hòa thuận, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại các con muốn cha mẹ vui lòng, nghĩa là muốn làm tròn đạo hiếu thì ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ còn

phải hòa thuận với anh em, chỉ như thế chữ hiếu mới được trọn vẹn. Ca dao có câu: Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Trần Trọng Kim cũng rất coi trọng tình nghĩa anh, chị em: “Anh em, chị em là cùng cha mẹ sinh ra, đều là khí huyết của cha mẹ cả. Anh chị em ở với nhau một nhà, từ lúc nhỏ dại cho đến lúc khôn lớn, khi buồn bực, lúc vui vẻ, trò chuyện, chơi học không lúc nào không có nhau. Bởi vậy, không có ai thân ái bằng anh em và chị em một nhà. Vậy nên anh chị em phải thương yêu nhau. Ở trong nhà thì nhường nhịn nhau, có ăn cùng ăn, có chơi cùng chơi, đừng có ganh tỵ nhau mà sinh ra mất hòa mục và lại làm phiền lòng cha mẹ”[42,tr. 112].

Nho giáo cũng rất coi trọng tình cảm anh em. Trong học thuyết của Nho giáo, anh em được coi là một trong năm mối quan hệ cơ bản nhất của con người, Nho giáo xác lập phạm trù Đễ nhằm điều chỉnh mối quan hệ này. Đễ là yêu cầu và chuẩn mực đạo đức điều chỉnh cả anh lẫn em. Một người anh có Đễ là một người anh biết yêu thương và có trách nhiệm đối với các em. Trách nhiệm ấy càng trở nên nặng nề hơn khi cha mẹ mất sớm và các em chưa trưởng thành. Khi đó người anh có trách nhiệm như người cha. Vì gia đình là một thể thống nhất, chữ Hiếu và chữ Đễ có quan hệ với nhau, nên việc thực hiện trách nhiệm đối với các em đồng thời là một trong những yêu cầu, một trong những nội dung thực hiện đạo hiếu ở người anh. Cũng như vậy thì người em có Đễ là người em biết kính trọng, yêu thương và đặc biệt vâng lời người anh. Thực hiện Đễ đối với anh cũng chính là thực hiện yêu cầu của đạo hiếu đối với cha mẹ.

Trong quan hệ anh em, người Việt rất coi trọng tôn ti, trật tự từ đó mà đưa ra cung cách ứng xử khác biệt nhau. Làm anh, làm chị thì bao giờ cũng

nhiệm cũng lớn hơn, phải biết lo lắng cho các em và nhiều khi thay thế cha mẹ trong nhiều công việc có thể được. Ngược lại làm em, thì phải tôn kính anh chị, biết giữ bổn phận của mình. Những điều đó đã tạo thành khuôn mẫu chung hầu như có thể thấy ở tất cả các gia đình Việt Nam.

Trong gia đình truyền thống của Việt Nam, mỗi gia đình thường có một đến hai hay ba, hay nhiều người con hơn nữa thì bổn phận người anh là phải làm gương tốt cho các em bắt chước. Cách sử dụng ngôn ngữ, sự cử chỉ, cái gì cũng phải cho đứng đắn, cho hợp với luân lý, chớ có cờ bạc, rượu chè, chơi bời ngang tàng, chớ có tham lam, cay nghiệt, hung ác, nóng nảy để cho đàn em trông thấy mà làm bậy theo. Hoặc trong các em, đứa nào hư, thì anh phải tìm cách mà dạy dỗ. Trần Trọng Kim rất coi trọng người anh trưởng trong một gia đình cũng như quyền hạn mà người anh có thể làm được.

“Trong nhà, dưới cha mẹ, thì có anh trưởng, là người trọng hơn cả. Anh có quyền dạy bảo các em. Anh là người giữ hương hỏa thờ phụng tổ tiên, giữ nền nếp của cha ông để lại. Các em biết trọng anh, tức là trọng ông cha vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 53 - 63)