Quan niệm về Bổn phận đối với học đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 63)

2.2. Tƣ tƣởng của Trần Trọng Kim về Luân lý

2.2.2. Quan niệm về Bổn phận đối với học đường

Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được hình thành với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam được trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là kết quả, là động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc mang nét đặc trưng cho văn hóa, tinh thần của dân tộc. Trong các giá trị truyền thống của dân tộc thì truyền thống hiếu học được coi là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, luôn được đề cao và coi trọng bởi vì, học tập có ảnh hưởng rất nhiều đối với cuộc đời của mỗi người. “Có học thì mới biết đọc, biết viết, biết tính toán, biết suy nghĩ phải, trái. Có học thì trí tuệ mới mở mang, phẩm giá mới cao lên được. Những người không có học, thì dẫu làm nên chức phận gì, có nhiều của cải đến đâu, cũng vẫn là người thô lỗ, chưa có tư cách hoàn toàn” [42, tr 130]. Học tập là công việc cần thiết và quan trọng đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Học tập không những mang lại kiến thức về khoa học – kỹ thuật mà còn là tiền đề để giúp mỗi người có hiểu biết về đời sống văn hóa, cách ứng xử trong gia đình và xã hội, về đất nước, về tự nhiên, xã hội về thế giới đang sống. Học tập sẽ giúp con người có tri thức, có văn hóa, có tương lai, công dân có ích cho gia đình, Tổ quốc.

Nhờ có học tập mà hình thành nên nhân cách, phẩm chất của con người. Người xưa cũng từng nhận định về sự quan trọng của việc học:“Ngọc kia chẳng dũa, chẳng mài. Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi. Con người ta có khác gì. Học hành quý giá, ngu si sự đời. Những anh mít đặc thôi thời. Ai còn mua chuộc, đón mời làm chi”.

Học ở đây không phải tự dưng mà có được, kiến thức có được là nhờ sự chỉ bảo của những người thầy, người cô. Từ thưở xưa cha ông ta đã đề cao vai trò của người thầy:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống ngàn đời, trở thành nét đẹp văn hóa

của dân tộc Việt Nam mỗi khi nhắc đến người thầy và nghề dạy học. Yêu kính thầy đã trở thành một chuẩn mực đạo đức của con người. Thầy cô là người chắp cánh cho những ước mơ, trang bị kiến thức cho các thế hệ học trò bay cao, bay xa trên con đường chiếm lĩnh tri thức và giúp họ thành công trong cuộc sống. Vì vậy tinh thần “trọng đạo” của người Việt càng sáng tỏ thêm ý thức “tôn sư”, trở thành truyền thống đạo lý “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”, được đúc kết thành nghĩa cử “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. “Trong nhiều ngành nghề, thì ngành nghề nào cũng cao quý, nhưng nghề dạy học là đáng quý hơn cả. Không có người làm ruộng thì ta không có cơm mà ăn; không có người dệt vải thì ta không có áo mà mặc. Không có thợ nề, thợ mộc thì không có nhà mà ở. Nhưng nếu không có thầy dạy học, mở mang trí tuệ cho ta, dẫu ta làm nên gì nữa? Cũng là phường giá áo, túi cơm mà thôi. Như thế thì cái đời còn có giá trị gì? Vậy ta phải tôn kính thầy học mới được”[42, tr.41].

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, Trần Trọng Kim cho rằng trước những công lao to lớn mà các thầy, các cô đã giúp đỡ bản thân người học, những người học trò phải biết ơn người đã dạy dỗ mình. Bởi thầy cũng như cha. Cha mẹ có công sinh thành, thầy có công giáo hóa. Vì vậy, ta phải biết ơn thầy cũng như cha mẹ. “Tục ta thưở trước, cứ mồng năm ngày Tết là học trò phải đến thầy. Không những khi còn đang đi học, mà khi đã thôi học rồi, có khi đã đi làm nên danh phận cũng vẫn phải giữ lệ ấy. Học trò trọng thầy như cha vậy. Khi thầy mất học trò phải trông nom phần mộ, và

đến ngày giỗ phải cúng tế” [42, tr 44 – 45]. Từ sự biết ơn đó chuyển dần thành sự tôn kính, yên mến, vâng lời, thật thà với thầy. Thầy dạy bảo ta, là mong ta được hay. Vậy ta phải vâng lời thầy. Trần Trọng Kim đã lấy hình ảnh cậu bé Thu là hình ảnh tiêu biểu của người học trò vâng lời: “Thu có thói hay dậy trưa. Cha mẹ chiều anh, vì anh là con một nên không trách mắng gì. Song có người nói đến tai thầy giáo biết, một hôm thầy bảo anh Thu rằng: “Dậy trưa là một nết xấu. Nếu con dậy trưa thì con đi học muộn, mất thời giờ lại làm ngăn cản việc học hành của con nữa. Từ rày con phải tập dậy sớm mới được. Từ hôm đó trở đi, sáng nào anh Thu cũng dậy sớm và trước giờ đi học, anh đã đến trường rồi. Thu là người học trò biết vâng lời”[42, tr 43].

Để thể hiện tấm chân tình, lòng thành kính của mình đối với thầy, Trần Trọng Kim đã đưa bài học “Học trò đối với thầy” vào sách Quốc văn giáo khoa thư : “Ở trường học thầy dạy gì tôi phải nghe, thầy bảo gì tôi phải làm. Tôi vâng lời thầy. Lúc nào học về, tôi phải chào thầy. Cả những khi gặp ở đường hoặc ở nhà ai tôi cũng phải vái chào cho có lễ phép. Tôi thật có bụng kính mến thầy tôi, chẳng khác gì kính mến cha mẹ vậy” [40, tr 24 - 25].

Người thầy luôn tượng trưng cho những chuẩn mực, không chỉ là người nắm đạo lý mà còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý làm người cho các thế hệ học trò, giúp họ trở thành người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước...Chính từ sự tôn vinh đó người thầy phải đáp ứng những yêu cầu cao của xã hội đặt ra, mà trước hết là nhân cách, phẩm chất và đạo đức. Thầy phải thực sự là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò noi theo. Sự gương mẫu của người thầy không chỉ giới hạn ở trong phạm vi nhà trường mà còn ở mọi lúc mọi nơi, trong gia đình và

ngoài xã hội. Chính đạo đức, nhân cách của người thầy sẽ trở thành đạo lý, tình cảm tự nhiên để các thế hệ học trò, xã hội mãi mãi nhớ ơn.

Cùng với thầy cô thì mái trường, bạn bè là những người không thể thiếu trong thời cắp sách tới trường của mỗi con người. Trần Trọng Kim đã phác họa ngôi trường thời xưa: “Trường học làng tôi ngăn làm ba gian. Mỗi gian là một lớp học có một thầy giáo và nhiều học trò. Tôi học lớp Đồng ấu, đi vào thì ở bên tay phải (tay mặt). Xung quanh trường tôi có một khoảng đất thật to. Đằng trước thì là vườn hoa, cây cảnh tốt tươi thật đẹp đẽ. Đằng sau thì là sân chơi rộng. Ra chơi và tập thể thao ở đó”[40, tr 15].

Gắn bó với thời học sinh, với những bài học tại mái trường thân yêu thì đồ dùng của học trò cũng được coi trọng. Trong “Quốc văn giáo khoa thư” Trần Trọng Kim đã đưa ra nhiều đồ dùng mà học sinh thời xưa cần phải có như: “Học bài thì phải có sách, chép bài thì phải có vở, viết thì phải có bút, ngòi bút và mực. Kẻ dòng thì phải có thước và bút chì. Muốn cho mực viết chóng khô thì phải có giấy thấm. Muốn xóa bỏ những chữ sai thì phải có cái tẩy. Tập viết, tập vẽ, làm tính muốn cho tiện phải có bảng đá và bút chì. Học trò đi học phải sắm cho đủ dùng mà lại phải giữ gìn cho cẩn thận chớ để mất mát, tốn tiền của cha mẹ”[40, tr 13].

Tuy chỉ là những đồ dùng giản dị, đơn sơ nhưng những thứ đồ dùng ấy chắc hẳn cũng đã là kỉ vật của bao thế hệ học trò thời đó.

Dân gian ta có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nói lên sự quan trọng của bạn bè trong trường lớp. Bên cạnh sự quan trọng của người thầy là người truyền thụ cho chúng ta những tri thức, những bài học về cuộc sống giúp các thế hệ học trò trở thành những công dân có ích cho xã hội thì bạn bè cũng có ý nghĩa đối với bản thân mỗi người. Bạn không chỉ gắn bó với chúng

ta trong trường lớp, giúp đỡ nhau trong học tập mà ngay trong cuộc sống thường ngày, mọi công việc, khó khăn, vất vả chúng ta dễ dàng cho thể chia sẻ với bạn bè. Chính vì vậy mà Trần Trọng Kim rất coi trọng tình nghĩa bạn bè: “Anh em bạn học cùng một trường, sớm trưa có nhau phải yêu mến nhau như anh em trong một nhà, ở với nhau phải giữ hết lòng trung hậu”.[42, tr 50]. Tuy nhiên, bạn bè cũng có nhiều người, nhiều tính cách khác nhau, anh thì quần nâu, áo vải, anh thì quần tơ lụa lượt là, anh lớn, anh cao, anh bé, anh thấp. Có anh thì thật hiền lành, tử tế, có anh thì hung dữ đáo để. Tôi thì coi anh nào cũng như anh nào. Tôi không ăn hiếp ai, cũng không xấc xược với ai. Tôi có bụng nhường nhịn, yêu quý tất cả các anh ấy như anh em một nhà”. [40, tr 25].

Từ việc coi trọng tình bạn, Trần Trọng Kim đưa ra những bổn phận với bạn bè trong trường lớp. Theo ông, bạn bè với nhau như anh em học với nhau cùng một trường, sớm trưa trông thấy nhau, phải thân yêu nhau, coi nhau như anh em một nhà, ai thiếu cái gì thì cho nhau mượn, có điều gì khó khăn không hiểu thì chỉ bảo lẫn nhau. Ai làm điều gì không phải thì nên tìm cách khuyên răn nhau. Lỡ khi có ai yếu đuối, bị đứa hung ác hà hiếp thì nên hết sức mà bênh vực lẫn nhau. Để minh chứng cho tình nghĩa bạn bè quý mến nhau, Trần Trọng Kim đã lấy hình ảnh hai người bạn Lưu Bình – Dương Lễ nổi tiếng trong văn học Việt Nam hay hình ảnh hai bạn Dậu, Ất trong cuộc sống thường ngày làm điển hình.

“Ất và Dậu học với nhau cùng một trường, thường vẫn đi lại với nhau rất thân thiết, chẳng khác gì như anh em một nhà. Một hôm Giáp vào vườn quả na chín, liền nghĩ về Ất, về xin cha mẹ hái đem cho bạn. Cùng hôm bữa ấy, cậu Ất cho một Giáp một cái quạt. Giáp liền cầm cái quạt đến trường cho

Ất. Thành thử một lúc hai anh gặp nhau, kẻ đưa cho cái nọ, người biếu cái kia, cùng tỏ mến nhau”[42, tr 138].

Đối với một người học sinh thì việc đi học được coi là quan trọng và là bổn phận của mỗi người. Bởi vì sự học rất có ích lợi. Có học thì mới biết đọc, mới biết viết, biết tính toán, biết suy nghĩ phải trái. Có học thì trí tuệ mới mở mang, phẩm giá mới cao lên được. Những người không có học dẫu có làm nên chức phận gì, có nhiều của đến đâu cũng vẫn là người thô lỗ chưa ra người có tư cách hoàn toàn.

Ngoài bổn phận đi học thì đối với mỗi bạn học sinh đi học đúng giờ là điều rất cần thiết. “Đi học ta phải trông đồng hồ để liệu đến trường cho đúng giờ. Ta không nên vơ vẩn dọc đường. Nếu đến trễ thì không những làm mất thì giờ của mình mà lại ngăn trở cả công việc của bạn nữa”. [42, tr 48]. Bên cạnh việc đi học đúng giờ thì đi học phải chuyên cần được Trần Trọng Kim rất chú ý. Theo ông, học hành thì phải chuyên cần. Đi học mà buổi có buổi không chẳng những thiệt thòi cho mình mà lại thất lễ với thầy nữa. Học trò chốn đi học, đi chơi là học trò hư.

Xuất phát là nhà giáo, từng nhiều năm công tác và giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục nên những tư tưởng luân lý của Trần Trọng Kim về bổn phận học đường rất gần gũi mà thâm thúy. Ông đã đề cao được tinh thần “tôn sư trọng đạo” một truyền thống của dân tộc ta. Và truyền thống tôn sư trọng đạo đã được nâng lên thành một thứ đạo thầy trò và thứ đạo ấy luôn được người Việt giữ gìn trong tâm thức của mình. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, chính người thầy là người đã dìu dắt, chắp cánh cho những ước mở của học trò được bay cao, bay xa, cung cấp hành trang kiến thức bước vào đời và giúp cho thế hệ học trò thành công trên con đường học vấn, lập

nghiệp. Nhờ có sự chỉ bảo của người thầy mà chúng ta mới biết được chữ, hiểu nghĩa, hiểu được đạo lý làm người, biết kính trên nhường dưới. Cùng với lòng biết ơn, kính trọng người thầy thì tình nghĩa bạn bè, trường lớp cũng được Trần Trọng Kim rất trân trọng.

2.2.3. Quan niệm về bổn phận xã hội

Là một trí thức, có điều kiện tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ phương Tây nên các tư tưởng về con người, xã hội của Trần Trọng Kim chịu nhiều ảnh hưởng và mang nhiều giá trị nhân văn cao cả khi đưa ra các quan niệm của mình về xã hội, vị trí của con người trong xã hội ấy cũng như bổn phận, trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội mà mình đang sống, học tập và làm việc.

Đối với ông, con người lúc còn bé thì ở nhà, thì có cha, có mẹ, anh em, bà con đến lúc đi học thì có thầy, có bạn. Khi khôn lớn lên, thì phải giao thiệp với mọi người trong xã hội. “Trong thiên hạ không thấy người ta lẻ loi một mình bao giờ. Người ta nếu cô độc một mình, thì khốn khổ trăm đường. Sức đâu mà chống lại thú dữ, công đâu mà trồng được thóc gạo để ăn, may được quần áo để mặc, dựng được cửa nhà để ở và làm được các thứ đồ dùng khác nữa. Vả lại tính người ta là muốn ở quần tụ với nhau để lúc vui vẻ, lúc buồn có thể giãi bày cái tình riêng của mình với người nọ, người kia. Vì những lẽ ấy cho nên người ta cần phải có xã hội, có xã hội thì mới được yên ổn, sung sướng và mới có thể tiến hóa lên được”[42, tr.168].

Với tư cách là một thành viên của xã hội, cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân luôn gắn với cuộc sống của những người xung quanh, với cuộc sống xã hội. Con người không thể sống một cách cô lập, cách ly khỏi đời sống xã hội, tách khỏi sự phát triển chung của nhân loại mà cần phải có những đoàn thể, tổ chức. Mỗi người trong xã hội phải liên lạc với nhau, nghĩa là người nọ phải nhờ người kia, thì mới có thể sinh tồn và tiến hóa được. Nói về tính đoàn thể trong xã hội, ông cha ta có câu:

“Một cây mà chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Mọi hành động của mỗi người đều phải tôn trọng những chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra. Tình trạng tiến bộ hay suy thoái của một xã hội được đặt trên nền tảng các giá trị đạo đức. Chính vì vậy, mỗi cá nhân con người cần phải có bổn phận, trách nhiệm đối với xã hội mình đang sống, đang làm việc.

Theo Trần Trọng Kim, bổn phận của con người đối với xã hội là: “Ta cần phải có xã hội và xã hội đã giúp ta được nhiều công việc, thì ta cũng phải tìm cách mà trả nợ cho xã hội. Ta phải lưu tâm mà làm những việc lợi ích. Bất cứ làm nghề gì, đi làm hay đi buôn, làm quan hay dạy học ta cũng phải dốc lòng làm cho hết cái chức trách của ta. Ta không nên thờ ơ, chểnh mảng mà mang tiếng lười nhác, không nên điên đảo giả dối mà mang tiếng bất lương. Ta nên cố tìm cách canh cải mọi nghề nghiệp cho mỗi ngày một lương hảo hơn. Nghề của ta được tinh xảo, thì có ích cho riêng ta, mà lợi dụng cho cả xã hội nữa”[42, tr.172 -173].

Sống có trách nhiệm, có lương tâm là cầu nối giữa người với người trong các mối quan hệ xã hội. Chính ý nghĩ đó giúp con người nhận thức đúng đắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 63)