Khái niệm Luân lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 51 - 53)

2.1. Một số khái niệm

2.1.2. Khái niệm Luân lý

Khái niệm “luân thường đạo lý” hay “luân lý” không tìm thấy trong khái niệm đạo đức của phương Tây. Trong khi đó, khái niệm này được Trung Quốc và Việt Nam dùng khá tách bạch. Khái niệm “luân thường” thường được dùng để chỉ sự kỉ cương, nghiêm túc trong quan hệ huyết thống. Có thể nói khái niệm morality là một khái niệm con trong khái niệm mẹ là ethics (đạo đức). Hai khái niệm ethicsmorality phần lớn được các nhà nghiên cứu đạo đức học uyển chuyển sử dụng để diễn tả ý niệm đạo đức. Nhưng khi khảo sát về mặt ngữ nghĩa của hai từ này thì nội hàm của chúng được quy định khác nhau.

Từ “ethics” xuất thân từ Hy Lạp, vốn có nghĩa là nhân cách, tư cách, tính cách được dùng để diễn tả những quy ước, phong tục, tập quán. Từ

morality xuất thân từ tiếng La tinh “moralis”, ngữ căn là mor hay mos với nghĩa căn bản ban đầu là phong tục (custom) và nội hàm là quan tâm đến hành động đúng hay sai của người thực hiện, không quan tâm đến tính cách của con người thực hiện nên hành động đó. Nói cách khác, moratily đặt nặng những hành vi con người thực hiện. Trong khi đó “ethics” lại xoay quanh các vấn đề khuôn khổ, nguyên tắc, tính cách chung của một con người.

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm1988 đã đưa ra định nghĩa khái niệm luân lý: “là những quy tắc về quan hệ đạo đức giữa người với người trong xã hội.[73, tr 615].

Theo bài viết “Đạo đức và luân lý Đông Tây” Phan Châu Trinh có viết: “Xưa nay ta học chỉ đọc ngoài miệng thôi, ít khi chịu tách bạch cho phân

minh từng nghĩa nên nhiều khi hiểu lầm. Như chữ luân lý và đạo đức, ta thường cho là một nghĩa chứ không biết rằng đạo đức là đạo đức, luân lý là luân lý. Đạo đức gồm cả luân lý mà luân lý chỉ là một phần trong đạo đức mà thôi. Đã gọi là người thì phải có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Cần, Kiệm. Người có đạo đức tức là người trọng đạo làm người vậy. Đạo đức đã như thế thì không có mới, có cũ, có Đông, có Tây nào nữa...Luân lý thì không thế. Luân lý có thể thay đổi được luôn. Luân lý thì mỗi người mà khác...xem những cớ đó đủ biết rằng luân lý có phải là thứ thiên niên bất dịch đâu, mà kỳ thật có thể tùy thời mà thay đổi vậy. Người ta có thể thay đổi luân lý mà không thể thay đổi được đạo đức. Ấy luân lý và đạo đức khác nhau là thế” [72, tr.2].

Trong bài viết, Phan Châu Trinh bàn về luân lý gia đình, luân lý quốc gia, luân lý xã hội ở phương Tây, từ đó nhận định về luân lý của Việt Nam. Theo ông luân lý của Tây Âu tiến từ luân lý gia đình lên luân lý quốc gia, rồi bỏ luân lý quốc gia mà bước lên xã hội luân lý, lý tưởng là tiến đến luân lý cả thế giới. Mặc dù họ cũng có những điểm xấu nhưng về cơ bản họ luôn lo đến luân lý mà phát triển. Còn nền luân lý của nước ta, ngày nay đổ nát như thế là do các vua chuyên chế làm sai đạo Khổng Mạnh.

Theo chúng tôi thì quan niệm về Luân lý trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học là hợp lý. Theo nghĩa thông thường thì luân lý là những quy tắc ứng xử, phong tục, những giá trị phổ quát được công nhận trong xã hội để từ đó con người điều chỉnh hành vi của mình, biết phân biệt đúng, sai trong cuộc sống hàng ngày. Lâu ngày những quy tắc cư xử đó trở thành luật bất thành văn. Giữa luân lý và đạo đức, luân lý có thể thay đổi còn đạo đức thì không, cho dù ở trong bất cứ thời gian nào, không gian nào. Ví dụ các quy luật đạo đức phổ quát như: thảo kính cha mẹ, yêu thương con cháu, cứu giúp người già yếu, bệnh tật...sẽ trường tồn mãi cùng với thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 51 - 53)