Tƣ tƣởng của Trần Trọng Kim về đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 77)

Đạo đức truyền thống là một bộ phận phức hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một dòng chảy liên tục nảy sinh, tồn tại và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, được lưu truyền, chắt lọc và tiếp biến từ thế hệ này qua thế hệ khác. Giá trị đạo đức truyền thống là kết quả của mối quan hệ giữa người với người, của điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định. Mỗi giá trị đều góp phần tạo nên sắc thái riêng biệt của con người Việt Nam, hợp thành bản sắc dân tộc. Trong suốt chiều dài của lịch sử dựng nước và giữ nước của, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thử thách, hy sinh đấu tranh cho sự tồn tại và phát triển của mình. Dải đất hình chữ S không chỉ là không gian sinh tồn mà còn là không gian văn hóa của đất nước, con người Việt Nam. Đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội thuần khiết nuôi dưỡng tâm hồn Việt. Những điều kiện lịch sử, xã hội ấy là cơ sở cho việc hình thành và phát triển các giá trị đạo đức mang bản sắc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam được bắt nguồn từ đó; tinh thần cố kết làng xã, cộng đồng, lối sống tình nghĩa, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam cũng xuất phát từ đây. Đó là những giá trị đạo đức bền vững, trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam bao gồm: “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa”. Giáo sư Vũ Khiêu thì cho rằng, giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng thương yêu con người,

thống của dân tộc. Từ những quan điểm trên, ta có thể khẳng định giá trị đạo đức truyền thống là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, những chuẩn mực, quy tắc, phong tục, tập quán đạo đức được truyền từ đời này sang đời khác và được mọi người hay một cộng đồng người nhất định tự nguyện noi theo.

Là một nho sĩ, xuất thân trong một gia đình nhà Nho có truyền thống hiếu học nên Trần Trọng Kim đã có điều kiện tiếp thu cũng như ảnh hưởng các tư tưởng về đạo đức phương Đông cũng như phương Tây, cùng với đó là chịu ảnh hưởng sâu sắc các giá trị truyền thống dân tộc nên ông đã đưa ra các quan niệm của mình về đạo đức bao gồm: quan niệm về lòng nhân ái, về cái thiện – ác, về nghĩa vụ đạo đức của mỗi người

2.3.1 Quan niệm về lòng nhân ái

Theo Trần Trọng Kim, con người sống vì xã hội, sống vì hạnh phúc của mỗi người, sống để cống hiến và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Do đó con người sống vì lợi ích chung của xã hội và người khác, đây là một quan điểm rất mới và tiến bộ. Trong xã hội ấy thì tấm lòng “nhân ái, từ bi” là rất cần thiết. Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc từ buổi đầu dựng nước. Qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, lòng nhân ái tuy có những nội dung mới, song về cơ bản nó vẫn giữ được nét đặc sắc riêng. Có lẽ, không chỉ nhân dân ta mà cả giặc phương Bắc đều không thể nào quên được những hành động nhân đạo cao cả, đáng khâm phục của Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đã mở đường hiếu sinh tha tội cho hàng chục vạn tù binh thua trận về nước an toàn. Sự nhân đạo này được nuôi dưỡng và lớn lên từ tấm lòng nhân ái của người Việt.

Tấm lòng nhân ái thấm sâu trong các quan hệ từ trong gia đình đến xóm làng, cộng đồng xã hội. Nhân ái của người Việt biểu hiện trong quan hệ

gia đình. Cha mẹ lo cho con từ nhỏ, con cái lo cho cha, mẹ khi già yếu, bệnh tật. Anh em trong nhà thì thuận hòa, xem như chân với tay. Đối với người không cùng huyết thống thì lòng nhân ái thể hiện ở việc giúp người nghèo khổ vượt qua cơn hoạn nạn lúc khó khăn, mà không cần bất cứ sự trả ơn nào, như Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

“Nghèo thi bắt chước xưa thanh

Gặp nàn trút đãy, cứu sinh mạng người Giàu thời bắt chước xưa hào

Nợ lâu đốt khế, lúa vào đong ra Còn ai cô quạnh mẹ cha

Lớn khổ gả cưới, bé nhà gìn nuôi Thấy người đói khổ chớ nguôi

Chõ che cơm áo, chỗ lòi tiền lương”.

Trong quan hệ xóm giềng, lòng nhân ái biểu hiện ở việc: “chín bỏ làm mười”, “nhường cơm, xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”.

Trần Trọng Kim cho rằng “nhân ái là lòng từ thiện, thương người đói khát, giúp người lúc hoạn nạn. Có lòng nhân ái mới làm được những việc như: bố thí, cứu giúp kẻ nghèo khổ, mới biết thương yêu mọi người và quên mình mà làm điều thiện”. Trần Trọng Kim đề cao tấm lòng nhân ái, ông có viết:

“Các anh đã hiểu rõ những lẽ công bằng, nghĩa là phải trân trọng tính mệnh, của cải, danh giá của người ta. Nhưng đó chỉ là giữ không làm điều ác mà thôi. Như thế vẫn chưa đủ bổn phận làm người. Phải có lòng nhân ái mới được”. [42, tr.191].

Trong tiểu dẫn, Trần Trọng Kim đã lấy hình ảnh vua Trần Nhân Tông là một ông vua rất nhân từ, có lòng thương yêu con người. “Vua thường nói

rằng: “Trẫm no mà biết dân còn có kẻ đói, ấm mà biết dân còn có kẻ rét thì lòng trẫm vẫn không yên”. [42, tr.192].

Con người được xem là sinh vật xã hội vì có xã hội mới có những mối quan hệ và sức tác động làm nên con người. Do vậy, nói sống có ý nghĩa là với gia đình, với xã hội vì con người không thể tồn tại đơn lẻ được. Từ đó, một trong những đòi hỏi lớn nhất của đạo làm người là lòng nhân ái, tức thương kẻ khác, và đó cũng là đặc điểm của sinh vật người. [27, tr.237].

Nhân ái ở đây không chỉ đơn giản là tình thương, thậm chí là sự cứu mạng, là sự hy sinh bản thân mình vì lợi ích quốc gia được thể hiện rõ nét qua “hình ảnh Lê Lai liều mình cứu chúa”:

“Lê Lợi bấy giờ ở Chí Linh bị quân Tàu vây riết lắm, quân giặc sắp hạ được đồn, vua Lê tất bị giết. Vua mới hỏi tướng ta rằng: Ao dám thay trẫm ra phá vòng vây, đánh nhau với giặc? Người ấy sẽ bị giặc bắt, còn trẫm thì nhân lúc giặc lui một thêm quân, hợp binh lại, mưu sự báo thù. Ông Lê Lai nhận ra việc đấy. Ông mặc áo ngự bào, cưỡi voi ra ngoài đồn, tự xưng là Bình Định Vương – là hiệu lúc bấy giờ của Lê Lợi. Quân nhà Minh tưởng là vua Lê Lợi xúm nhau lại, bắt giết đi. Ông bị quân giặc giết chết, may nhờ có ông bỏ mình cho nên vua Lý Thái Tổ mới chạy thoát được”[40, tr 117 -118].

Cùng với tấm lòng nhân ái thì sự bố thí chính là biểu hiện của tình thương, bao dung. Theo Trần Trọng Kim, bố thí là khi mình nhìn thấy ai nghèo đói, khổ sở, mình cho cơm ăn, áo mặc hoặc cho tiền bạc giúp đỡ người ta. Việc bố thí thì cần phải tự nhiên, không cầu kỳ, không khoe khoang, mà có phần thiệt thòi cho mình thì mới quý. Không cứ cho ít hay nhiều tiền, miễn là mình có lòng thành thực, biết thương xót kẻ nghèo khổ thì mới là cái nghĩa bố thí.

Nhưng sự bố thí ở đây không đơn giản là tiền, là hiện vật mà sự bố thí đó được hiểu cốt ở tấm lòng thành của mình. Không phải cứ cho nhiều tiền mới là sự bố thí, chỉ cần một lời nói an ủi làm cho người ta đỡ được một phần chua xót cũng đáng quý lắm rồi.

Có thể nói, lòng nhân ái là một giá trị đạo đức văn hóa lớn của dân tộc ta. Nó đã tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam.

2.3.2. Quan niệm về thiện - ác

Trong lịch sử nhân loại, điều thiện và điều ác đã được đề cập rất sớm, trở thành những phạm trù có tính chất đại chúng. Nhìn chung mọi người đều mơ ước sống thiện, khát khao làm điều thiện, muốn sống trong một xã hội thuận hòa, bình đẳng, nhân ái. Cuộc sống nhân nghĩa, chủ nghĩa nhân đạo...luôn là lý tưởng của mọi thời đại. Đó là một đặc trưng của khát vọng hạnh phúc chân chính. Đồng thời, cùng với quá trình xây dựng và phát triển cái thiện, nhân loại cũng tích cực phê phán để loại trừ cái ác.

Các nhà triết học Trung Quốc cổ đại trong khi muốn tìm được một đặc tính cố định của con người để giải thích nguồn gốc của ý thức và hành vi đạo đức của con người đã bàn đến thiện – ác. Mạnh Tử cho rằng bản tính người vốn là thiện và ông cũng thường nói rằng cần phải tạo ra một thứ hằng sản để có hằng tâm. Có nghĩa là nhà nước cấp cho dân một ít ruộng đất để lúc được mùa thì cuộc sống no đủ, nếu mất mùa thì cũng không đến nỗi chết đói.

Nhân dân ta vẫn còn lưu truyền nhiều câu ngạn ngữ về cái thiện – ác như: “ác giả ác báo, “gieo gió ắt phải gặp bão”, “ở hiền gặp lành”...Đề cao việc thiện, phê phán cái ác đó là một trong những đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa tinh thần và trong quan hệ xã hội của những người lao động. Nó còn

thể hiện trong lối sống, hành vi ứng xử, trong các hoạt động lao động, đấu tranh, bảo vệ chân lý, lợi ích của bản thân ta và cộng đồng dân tộc.

Cái thiện là tất cả những gì có vai trò tích cực trong đời sống của con người và của toàn xã hội, là tất cả những lợi ích cho con người và xã hội như sự giúp đỡ, san sẻ, cảm thông, sự nhường nhịn. Cái ác là tất cả những gì gây trở ngại và có hại cho cho con người và xã hội. Cái ác thường gây ra những thảm họa khủng khiếp cho con người như chiến tranh, cướp bóc, chém giết, thờ ơ trước số phận của người khác, của những kẻ đã mất hết nhân tính.

Cái thiện theo Trần Trọng Kim hiểu theo văn minh phương Tây đó là đem tiền của mình ra làm nhà tình thương (nhà bệnh) để chữa những người đau yếu, tàn tật, làm nhà để ở hay nhà nuôi người già yếu, đói khổ...Tất những việc như vậy là thiện cả.

Trong câu chuyện “Cậu bé can đảm”, Trần Trọng Kim kể:

“Mão lủi thủi cắp sách đi về nhà một mình. Bỗng có mấy đứa vô cớ đến trêu ghẹo, rồi đuổi đánh. Mão kêu khóc ầm ĩ. Tí cũng đi học về đến nơi, thấy có người ăn hiếp bạn, vội vàng chạy lại bênh. Tí cũng chẳng khỏe gì nhưng hăng lên, xông vào đánh. Lũ trẻ kia phải bỏ chạy”.[42, tr.53 – 54]. Chỉ là một câu chuyện về bênh vực bạn học, nhưng cũng đã thấy được ý nghĩa cũng như hành động của câu học sinh thật dũng khí, thể hiện là một người bạn sống tốt, sống thiện, sống có trách nhiệm.

Cái thiện bao giờ cũng có ý nghĩa xã hội rộng lớn và lâu dài. Nó còn có tác dụng kích thích tính tích cực trong xã hội, gây niềm tin cho con người và xã hội. Đối với cá nhân, cái thiện có tác dụng làm cho con người xác định được lẽ sống đúng đắn và sự tự giác thực hiện nghĩa vụ đạo đức. Đối với xã

hội, cái thiện là mảnh đất nuôi dưỡng những quan hệ lành mạnh, trong sáng làm cho bộ mặt xã hội văn minh hơn.

Đối lập với cái thiện là cái ác. Đối với mỗi cá nhân, cái ác là hành vi ác biểu hiện những cái đối lập với những quyền lợi chân chính của con người. Đó là sự vô lương tâm, ích kỉ, ăn bám, hành động tàn bạo, sự nhẫn tâm, thờ ơ, vô trách nhiệm trước số phận của người khác.

Theo Trần Trọng Kim, những đứa trẻ nào độc ác thì ai cũng ghét. Bé mà độc ác thì lớn lên thành ra người bất nhân. Chính sự bất nhân đó mà gây ra bao tổn hại cho chính người thân bên cạnh mình và cho toàn thể xã hội. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho trẻ từ khi còn nhỏ là yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người sau này. Giáo dục đạo đức cho con là bổn phận và trách nhiệm của gia đình, nhất là cha mẹ để chúng ta chuẩn bị cho xã hội những người công dân có đạo đức, sống có trách nhiệm, biết hy sinh, biết xót thương với những mảnh đời bất hạnh, biết chia sẻ hạnh phúc với người khác. Và điều này đều có được là do nền tảng giáo dục đạo đức gia đình.

Bên cạnh tính độc ác, Trần Trọng Kim, cho rằng: “tàn bạo cũng là một khía cạnh của cái ác, là một tính xấu, người ta đối với kẻ hèn yếu hay giống xúc vật bao giờ cũng phải nhân từ thì mới phải đạo”[42, tr 88].

Cái ác theo Trần Trọng Kim còn được thể hiện trong sự lười biếng. Theo ông, ở đời ai cũng phải làm, có làm thì mới có ăn. Làm việc là cái bổn phận thứ nhất của con người ta.

Trong xã hội phong kiến xưa, phần lớn của cải do nhân dân lao động làm ra rơi vào tay giai cấp bóc lột. Chính vì vậy mà thành quả lao động làm ra bị mất trắng, để thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về lao động và hưởng thụ,

phản ánh sự khát khao có được cuộc sống công bằng hợp lý trong xã hội, ông cha có câu:

“Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho”

Câu tục ngữ trên vừa là quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cống hiến và hưởng thụ, đồng thời nó cũng là cảnh báo phê phán những kẻ bóc lột, ăn bám Qua câu tục ngữ trên, người xưa còn khẳng định lao động là tiêu chuẩn, là thước đo phẩm giá của con người. Ai mà không lao động, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời đồng nghĩa với nó là cái ác, là lười biếng, không xứng đáng với chữ “con người” mà sinh ra mình đã có.

Cũng giống như cái thiện, cái ác không tồn tại vĩnh viễn mà có sự biến đổi. Vì vậy theo Trần Trọng Kim sống thiện là điều phù hợp với sự tiến bộ văn minh. Trước hết nó làm cho con người có tính người hơn, đồng thời làm nảy nở ở mỗi con người những tình cảm đẹp đẽ như: vị tha, lòng nhân ái, thái độ biết quý trọng nhau. Sống thiện làm cho xã hội ấm áp tình người và trái tim con người được sưởi ấm trong sự ấm áp đó. Văn minh càng phát triển, thì đòi hỏi con người, xã hội cần phải sống thiện, cái thiện luôn phù hợp với lẽ công bằng, nhân đạo. Xã hội nào đề cao tính thiện thì những bất công trong xã hội cũng sẽ giảm dần, con người được sống trong trạng thái tự do, sung sướng hơn.

2.3.3 Quan niệm về nghĩa vụ đạo đức

Nghĩa vụ đạo đức chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống đạo đức xã hội. Việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức tốt hay xấu là thước đo đặc thù nói lên tình trạng tiến bộ hay suy thoái của đời sống đạo đức trong một xã hội nhất định.

Nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm, là tìm cảm tự giác của con người đối với người khác và đối với xã hội, được con người ý thức và tự nguyện tự giác hành động.

Mỗi cá nhân con người khi được sinh ra đã bắt đầu được giáo dục đạo đức ngay từ bé, trước hết bằng con đường giáo dục gia đình. Bằng tình yêu thương đằm thắm, sâu sắc, sự chăm sóc của gia đình, con người đã cảm thụ và hình thành tình yêu thương đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em và những người thân.

Tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình được Trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức (Trang 77)