Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức gia đình truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến đạo đức gia đình truyền thống ở việt nam (Trang 40 - 52)

Tóm lại, qua đây có thể thấy rằng, sự phát triển của kinh tế thị trƣờng

2.2.2. Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức gia đình truyền thống

gia đình truyền thống

Khi nƣớc ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa, hội nhập quốc tế, cuộc sống có nhiều biến đổi đã ảnh hƣởng khơng nhỏ tới từng gia đình và các thành viên trong gia đình. Do nền kinh tế thị tƣờng ở nƣớc ta đang ở giai đoạn đầu chƣa hồn thiện, chính sách chƣa đồng bộ nên đã sinh ra nhận thức khơng đúng rằng, trong cơ chế này ai có ý thức đạo đức thì bị thua thiệt. Sự mở cửa của nền kinh tế đã làm cho con ngƣời chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các trào lƣu tƣ tƣởng xã hội nhƣ chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ.v.v.. chúng thẩm thấu vào trong cách ứng xử cá nhân và do đó, nó làm cho luân lý đạo đức của gia đình trở nên xấu đi.

Kinh tế thị trƣờng thơng qua lợi ích cá nhân, đã có tác động tiêu cực tới đạo đức truyền thống. Những biểu hiện của sự tác động tiêu cực đó là:

Thứ nhất, xuất hiện thái độ coi thƣờng đạo đức truyền thống, bất chấp

luân thƣờng đạo lý chạy theo lối sống xa hoa trụy lạc. Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển, nhiều gia đình trở nên giàu có. Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý là ở chỗ bên cạnh những gia đình giàu có do chịu khó làm ăn, biết kinh doanh, sản xuất giỏi; thì một số kẻ giàu có lại do lợi dụng chức quyền đã làm giàu bất chính. Khi đồng tiền kiếm đƣợc một cách quá dễ dàng, thì dễ dẫn con ngƣời đến chỗ ăn chơi sa đọa. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, do chây lƣời hoặc khơng biết làm ăn nhƣng lại thích ăn ngon, mặc đẹp, một số ngƣời đã rơi vào cảnh khốn quẫn. Để tồn tại, khơng ít kẻ trong số đó đã đi vào con đƣờng phạm tội, khơng ít kẻ chỉ vì vài ngàn đồng mà đã có những hành vi vơ đạo đức, mất tính ngƣời. Chúng ta cũng có thể thấy sự suy thoái về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trƣờng thông qua một số dẫn chứng về tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự trong những năm gần đây. Chẳng hạn, theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, số vụ hiếp dâm nói

chung và số vụ hiếp dâm trẻ em nói riêng có xu hƣớng ngày càng tăng lên. Nếu nhƣ năm 1993 phát hiện đƣợc 500 vụ thì đến năm 1997 là 1097 vụ [37, 77]. Trong vài năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số vụ trọng án giết ngƣời cƣớp của, cố ý gây thƣơng tích đối với ngƣời thân tăng lên. Chẳng hạn, nghiên cứu những vụ trọng án,đặc biệt là những vụ giết ngƣời cho thấy, có 90% các vụ giết ngƣời có ngun nhân mang tính xã hội; trong số các vụ án giết ngƣời đƣợc nghiên cứu trong mấy năm gần đây thì có tới 24,4%số vụ nạn nhân lại chính là thân nhân của thủ phạm (nạn nhân là vợ, chồng, con cái, anh, chị, em ruột ). Tính chất cơn đồ, trắng trợn của hành vi giết ngƣời không chỉ phản ánh sự xem thƣờng pháp luật của kẻ phạm tội, mà còn thể hiện sự biến đổi trong tính nhân bản thuộc về đạo đức của con ngƣời [26, 111].

Thứ hai, phản ứng của xã hội đối với các hành vi phi đạo đức cũng

giảm đi. Chẳng hạn, nếu nhƣ trƣớc đây, những hành vi suy đồi về đạo đức nhƣ rƣợu chè bê tha, trai gái đĩ điếm, ăn gian, nói dối, đã bị xã hội lên án hết sức mạnh mẽ, thì ngày nay sự phản ứng của xã hội cũng có mức độ.

Thứ ba, trong xã hội xuất hiện thứ đạo đức giả. Thực ra bất cứ xã hội

nào cũng có hiện tƣợng đạo đức giả tồn tại. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ở nƣớc ta đã xuất hiện hiện tƣợng đạo đức giả đƣợc che đậy hết sức tinh vi. Vừa qua chúng ta đã phát hiện ra khơng ít hiện tƣợng làm ăn phi pháp, nhƣng lại núp dƣới danh nghĩa từ thiện, nhận nuôi dƣỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tình nghĩa, tài trợ cho các hoạt động thể dục, thể thao nhằm tạo vỏ bọc, trốn tránh sự truy cứu của pháp luật. Tất cả những biểu hiện trên đây đều bắt nguồn từ lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền và lợi ích vật chất đơn thuần. Mọi mối quan hệ xã hội trong xã hội đều đƣợc giải quyết trên lợi ích kinh tế. Chính điều đó vừa là ngun nhân, vừa là hậu quả của những sự xung đột giữa các thế hệ, giữa các thành viên trong gia đình, giữa những ngƣời có trình độ và hiểu biết khác nhau về xã hội. Lợi ích cá nhân

ngƣợc nhau. Theo hƣớng tích cực, lợi ích cá nhân góp phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới. Theo hƣớng tiêu cực, vì lợi ích cá nhân mà con ngƣời có thể làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của mình. Cả hai xu hƣớng đó đều song song tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng. Dƣới sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, nhiều giá trị đạo đức truyền thống và nếp sống văn hố gia đình đã có sự vận động và biến đổi phức tạp. Bên cạnh những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hố gắn liền với q trình phát triển kinh tế thị trƣờng, đã có những giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hố gia đình truyền thống bị xâm hại và có nguy cơ bị mai một đi. Trên thực tế, ở nhiều nơi, nhất là ở các đô thị lớn, gia đình đã có những dấu hiệu khủng hoảng. Những nếp sống văn hố gia đình truyền thống tốt đẹp đã bị lấn át bởi những quan hệ hàng hoá, thị trƣờng, lợi nhuận bởi những lối sống lai căng, kệch cỡm, xa lạ, thiếu văn hố. Nhiều gia đình cha mẹ thƣờng bận rộn với cơng việc thời gian dành cho con cái và quản lý chúng cịn ít, thậm chí nhiều cha mẹ đi làm từ sáng sớm cho đến tận khuya mới trở về nhà. Đối với một số ngƣời, sự quan tâm đến con còn đƣợc hiểu một cách lệch lạc, đơn thuần chỉ là việc cung cấp đầy đủ về vật chất rồi gửi con vào nhà trƣờng hoặc thả lỏng việc quản lý con cái trong môi trƣờng xã hội. Một bộ phận gia đình thái quá lại quản thúc con một cách quá khắt khe, nghiêm cấm con, cách ly con khỏi môi trƣờng xã hội, bạn bè; đánh đập, chửi mắng.v.v.. làm cho con hoặc là sợ hãi, nhút nhát, hoặc lì lợm bƣớng bỉnh, bất cẩn. Trong hồn cảnh đó các em dễ bỏ nhà lang thang và rơi vào các tệ nạn xã hội.

Trong xã hội cơng nghiệp hố - đơ thị hoá và kinh tế thị trƣờng, mọi ngƣời phải hoạt động với nhịp độ nhanh và cƣờng độ mạnh. Chính vì thế mà họ khơnng cịn thời gian chăm lo giáo dục con cái, mặc dù hệ thống giáo dục ngồi gia đình cịn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Kết quả điều tra cho thấy, cứ 160 (18%) trong số 900 hộ gia đình vì q bận bịu với cơng việc mƣu sinh,họ khơng có thời gian dành cho việc học hành, kể chuyện, hay trò

chuyện tâm sự cùng con cái; 35,2% trong số 900 hộ đó cho biết họ cố gắng lắm cũng chỉ dành đƣợc vài chục phút trong ngày cho con cái, hiện tƣợng cha mẹ càng ngày càng ít biết về con cái ngồi việc mỗi ngày đƣa cho con một ít tiền chi tiêu, là biểu hiện rõ rệt sự giảm sút chức năng chăm sóc, giáo dục ở gia đình.

Dƣới tác động của kinh tế thị trƣờng, của quá trình CNH - HĐH, cộng với sự hấp dẫn của đời sống đơ thị khi mà q trình đơ thị hố diễn ra với một quy mô rộng lớn và tốc độ nhanh đến chóng mặt, nếp sống gia đình Việt Nam truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một dần. Sự gắn bó với nhau giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. một số thành viên trong các gia đình nơng thơn, nhiều nhất là thanh niên, đã rời bỏ nông thôn, từ bỏ nghề nông để đổ xô về thành phố, thị xã, thị trấn tìm kiếm việc làm, sinh sống ngày một đơng. Từ đó tạo ra khơng ít biến động trong nếp sống cổ truyền của đơng đảo gia đình. Sự phân tán về nơi cƣ trú và cách kiếm sống, lối sống thị thành mới đƣợc hấp thụ ở lực lƣợng này đã khiến cho sự gắn bó, mối liên kết vốn rất chặt chẽ và bền vững giữa họ và các thành viên trong gia đình cũng dần có phần bị lơi lỏng và ngày càng trở nên lỏng lẻo hơn. Trong bối cảnh đó, một số giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam truyền thống đã đƣợc nhìn nhận theo một cách khác . Bên cạnh những ngƣời vẫn giữ đƣợc lòng hiếu thảo với cha mẹ, vƣợt lên khó khăn, sống có hồi bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc khơng biết đến lịng hiếu thảo là gì .

Dƣới tác động của kinh tế thị trƣờng, của lối sống thị thành, gia đình Việt Nam xƣa vốn là một gia đình hài hồ, trong đó cùng chung sống dƣới một mái nhà có cả ơng bà, cha mẹ lẫn con cái, ba thế hệ này chung sống với nhau, bổ sung cho nhau những thiếu hụt của mỗi lớp tuổi đời (con cháu cần sự chăm sóc của bố mẹ, ơng bà; ơng bà có nhu cầu chăm sóc đàn cháu cho

về tình cảm, nguồn cung cấp kinh nghiệm sống.v.v..) nay đã có nguy cơ tan vỡ. Xu hƣớng thích ra ở riêng ngay từ khi mới lập gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Mối quan hệ huyết thống dần bị phai nhạt. Bố mẹ, anh em, bà con họ hàng ít có dịp gặp nhau và gần nhƣ quanh năm chỉ là những câu thăm hỏi xã giao qua thƣ từ, điện thoại. Với cha mẹ già, phần đông nam nữ thanh niên đều cho rằng chỉ cần đóng góp tiền để phụng dƣỡng là kể nhƣ đã tròn bổn phận của đạo làm con. Chữ Hiếu đã đƣợc khơng ít ngƣời hiểu một cách lạnh lùng nhƣ chính đồng tiền của họ. Cùng với đó, kinh tế thị trƣờng cịn tạo ra một lối sống mới mà khơng ít ngƣời coi đó là “Mốt” - lối sống hƣởng thụ mà đi kèm với nó là tâm lý tiêu dùng. Với lối sống và tâm lý ấy các giá trị vật chất đang ngày càng lấn át các chuẩn mực đạo đức và phẩm cách con ngƣời. Nhiều phong tục, nếp sống gia đình truyền thống và đạo lý cổ truyền bị mai một, xâm hại. Nếu trƣớc đây ngƣời ta trọng lối sống cần kiệm, thì nay trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời ta lại ra sức tiêu xài phung phí, chạy theo tiện nghi. Chủ nghĩa tiêu dùng đã đƣợc một số ngƣời coi nhƣ một hệ tƣ tƣởng mới. Sự tiêu dùng phung phí đƣợc xem là biểu hiện thành cơng đối với cá nhân, gia đình và xã hội, dẫu rằng nó khơng phải là nhu cầu tiêu dùng hợp lý, trong khi nhu cầu phát triển tinh thần lại rất thấp. Việc tiêu dùng đƣợc gán cho những giá trị văn hoá lớn hơn thực tế, thậm chí có khi đó chỉ là những giá trị ảo, dễ làm hoa mắt những ngƣời ít hiểu biết hay có trình độ học vấn, thẩm mỹ không cao. Sự du nhập các giá trị Phƣơng Tây do việc mở cửa hội nhập kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng đã khiến cho một số ngƣời có cách nghĩ và lối sống khơng thích hợp với cả hiện trạng kinh tế lẫn truyền thống văn hoá của con ngƣời Việt Nam. Những tƣ tƣởng vọng ngoại, sùng ngoại ấy đang làm suy giảm các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của gia đình Việt Nam truyền thống. Và chính những giá trị ngoại nhập mà nhiều khi là giả tạo này đang tạo ra nhiều nét đứt gãy trong lối sống gia đình Việt Nam truyền thống. Nguy hại hơn, nó đã tạo ra sự chia ly, xung đột

giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong một gia đình. Cách tiêu xài, lối sống bng thả, tự do, phóng túng kiểu Âu - Mỹ thâm nhập vào nƣớc ta qua con đƣờng phim ảnh, băng đĩa nhập lậu, khách du lịch ... đã dẫn đến lối sống ăn nhậu bê tha, quan hệ tình cảm bừa bãi, sống thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội ở một số ngƣời, nhất là ở thành phố. Có những ngƣời biết rõ cách sống đó khơng hợp với đạo lý dân tộc, với thuần phong mỹ tục và nếp sống gia đình Việt Nam truyền thống nên chỉ chạy theo một cách lén lút, nhƣng cũng đã có một số ngƣời coi đó là văn minh, là hiện đại và cơng khai bày tỏ sự đắc chí thấp hèn của mình. Số ngƣời này khơng nhiều nhƣng tác động xấu mà họ gây ra thì lại khơng chỉ giới hạn ở bản thân họ và gia đình họ. Đã có khơng ít gia đình đổ vỡ, chia ly chỉ vì lối sống đƣợc gọi là Âu - Mỹ đó. Cùng với lối sống hƣởng thụ và tâm lý tiêu dùng trong môi trƣờng kinh tế thị trƣờng mà lợi nhuận là cái đƣợc đề cao đã hình thành, nẩy sinh và định hình một lối sống hám lợi. Với lối sống này, từng cá thể, mỗi gia đình hay sự liên kết giữa chúng thành ê kíp làm giàu bằng mọi cách, thậm chí cịn bất chấp cả luật pháp, đạo lý, tình nghĩa. Vì lợi nhuận mà đã có gia đình trong đó cha mẹ, con cái, anh chị em cùng làm ăn bất chính hay lừa đảo lẫn nhau, đẩy cả gia đình rơi vào bi kịch. Sự cám dỗ của đồng tiền và nhu cầu kiếm tiền bằng mọi cách đã làm khơng ít ngƣời chống ngợp, sẵn sàng chà đạp lên luân thƣờng đạo lý. Trong gia đình và xã hội xuất hiện ngày càng nhiều nghịch cảnh. Quan niệm có tiền là có tất cả đã khiến ngƣời ta quên mất rằng tiền bạc đâu có làm nên hạnh phúc. Đồng tiền dẫu có là một trong những phƣơng tiện mang đến hạnh phúc gia đình nhƣng lại chƣa bao giờ là hạnh phúc cả. Quan niêm “tiền trao cháo múc”, mối quan hệ “trả tiền ngay khơng tình nghĩa” đã có ảnh hƣởng khơng nhỏ đến việc giáo dục các giá trị nhân văn chân chính, giáo dục đạo lý truyền thống trong gia đình.

thức, tạo dựng các kỹ năng, hình thành nhân cách, hƣớng dẫn các hành vi xã hội cùng với quá trình ni nấng, chăm sóc con trẻ. Con cháu nhận đƣợc từ ông bà, cha mẹ không phải chỉ sự ấp ủ, ni dƣỡng về vật chất, mà cịn là sự chăm lo về tình cảm và tinh thần. Bằng những lời ru những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích đã truyền cho con cháu những bài học đạo đức, những lời răn dạy. Đó là thế mạnh của giáo dục truyền thống. Nhƣng thế mạnh này dần dần đƣợc chuyển giao cho xã hội. Việc giáo dục thế hệ trẻ đã đƣợc chuyển từ gia đình truyền thống sang cho nhà trƣờng và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng theo lối công nghệ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, để có cơ hội làm giàu, phần lớn các gia đình Việt Nam, cả ở thành phố lẫn nơng thơn đều ƣa thích mơ hình gia đình ít con. Nhƣng có lẽ cũng vì ít con nên xu hƣớng chung của các gia đình này là tập trung mọi tình cảm, vật chất cho con, nhất là khi con cịn nhỏ. Điều đó là đúng, song cũng vì thế mà trên thực tế một hệ quả tất yếu đã xẩy ra - đó là khơng ít trẻ vị thành niên trở nên ích kỷ một cách lạ thƣờng, khơng biết đến ai ngồi bản thân mình, địi hỏi ở bố mẹ cả những cái không thể đáp ứng. Và một khi những đòi hỏi ấy của chúng đƣợc cha mẹ đáp ứng một cách dễ dàng, nhanh chóng, đã khiến chúng khơng hiểu đúng lại càng không đánh giá đúng công sức cũng nhƣ ý nghĩa của thành quả lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến đạo đức gia đình truyền thống ở việt nam (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)