8. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá về vai trò, vị trí của sự nghiệp báo chí Nguyễn Ái Quố c-
2.3.2. Báo chí góp phần xây dựng cơ sở khoa học hình thành đường lố
lối cách mạng Việt Nam
Như đã nói ở trên, từ những bài báo đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên đất Pháp, từ những tờ báo tiếng Pháp nổi tiếng của đảng cộng sản Pháp, các đảng phái và tổ chức chính trị, xã hội khác, đặc biệt là tờ Le Paria, tên tuổi của Người luôn gắn liền với những bài viết về vấn đề thuộc địa, cổ súy tinh thần yêu nước của các dân tộc thuộc địa, vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp...
Các tác phẩm báo chí của Người cũng có khi gắn liền với những sự kiện quan trọng tiêu biểu trong đời sống chính trị xã hội của chính quốc, gắn liền với những động thái của phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa, trước hết trong hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp. Cũng có những tác phẩm báo chí thực sự là những văn kiện có tính lịch sử, chính luận có tầm bao quát về tư tưởng chính trị. Có thể thấy rằng vấn đề giải phóng dân tộc là chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm báo chí của Người ở giai đoạn này nhưng đó cũng chính là chân lý trong những chân lý của một thời đại, trên phương diện đó rất nhiều tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh được thể hiện là cơ sở cho việc hình thành đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc khẳng định con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, đến những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng, đấu tranh chống lại những khuynh hướng sai lầm, cái lương làm cho Đảng mạnh vì Đảng có vững cách mạng mới thành công... Qua báo chí Người còn bàn nhiều đến lực lượng, phương pháp thực hiện cách mạng, tổ
chức chỉ đạo phong trào cách mạng... Đúng như quan điểm của Lênin: “Báo chí không chỉ là Người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”. Nhìn lại lịch sử báo chí cách mạng nước ta cũng đã cho thấy dấu ấn của báo chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là ở chỗ bên cạnh việc vận dụng công thức trên, Người còn đặc biệt coi trọng chức năng giáo dục đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, tính thực tiễn của báo chí.
Ngày nay nhìn lại những tác phẩm báo chí ấy của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, dù chúng có hình thức thể hiện như thế nào, thì người đọc cũng thấy đều mang ý nghĩa là sự tổng kết bằng lý luận và thực tiễn quá trình đấu trranh cách mạng trên nửa thế kỷ của Người. Dường như chúng tạo đã tạo nên những tác phẩm báo chí kinh điển, chứa đựng nhiều tri thức, kinh nghiệm, giàu sáng tạo và có thể vận dụng có hiệu quả để giải quyết nhiều khó khăn trong hoạt động cách mạng.
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà báo lớn, đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng nước nhà. Người xem báo chí là vũ khí, là tiền đồn của trận địa tư tưởng mà giai cấp vô sản cần phải nắm bắt và sử dụng có hiệu quả trong đấu tranh cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam. Người từng căn dặn những người làm báo: cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng, báo chí phải là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, là công cụ chiến đấu sắc bén của Đảng, người bạn gần gũi đáng tin cậy của nhân dân,... Bác Hồ đến với báo chí không phải chỉ với tư cách của người làm báo mà còn hình thành quan điểm sâu sắc về bản chất và đặc trưng của báo chí, tìm ra những nguyên lý và lý luận cơ bản của báo chí cách mạng. Hàng nghìn tác phẩm của Người chính là nguồn tài sản vô giá, nguồn tư liệu quý hiếm cho lớp lớp thế hệ độc giả, nhà báo trước kia, hiện tại và mai sau.
Có thể thấy rằng trong suốt thời kỳ hoạt động cách mạng, dù ở trên cương vị nào, hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh luôn cố gắng xuất bản các tờ. Báo chí vì vậy, đã trở thành một công cự hữu hiệu trong việc truyền tải các quan điểm, tư tưởng của Người và sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh qua các thời kỳ được phản chiếu một phần lớn thông qua các tác phẩm báo chí. Chính vì vậy, nếu coi hạt nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập, tự do hay độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội như quan điểm của nhiểu nhà nghiên cứu, thì đó cũng chính là đề tài xuyên suốt trong các tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh.
Hoạt động báo chí Hồ Chí Minh giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Trong khoảng thời gian đó, phần lớn Người hoạt động ở nước ngoài, địa bàn hoạt động rộng và thường xuyên thay đổi, những bài
báo, bài viết của Người viết cho những đối tượng khác nhau nhưng đều hướng vào cái đích là thức tỉnh tinh thần đấu tranh cách mạng, giải phóng cho dân tộc và nhân loại cần lao. Trong giai đoạn này, có thể thấy rằng, với tư cách nhà chính trị, nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một hiện tượng độc đáo vừa đóng góp về chính trị vừa đóng góp cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Với hai chương mà đề tài thực hiện, mục đích đặt ra là nghiên cứu Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp và hoạt động báo chí là một biểu hiện của hoạt động chính trị được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sử dụng như một thứ vũ khí hữu hiệu nhằm thực hiện mục tiêu cách mạng đặt ra. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu là những hoạt động báo chí của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giai đoạn trước năm 1945, qua đó làm rõ vai trò và tác động của báo chí trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chương 1, khái quát những nét lớn về tình hình chính trị xã hội nước ta 40 năm đầu thế kỷ XX, để thấy được những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam đặt ra cần giải quyết và thời đại cũng đã đặt ra những vấn đề mà lúc bấy giờ không khí của đời sống chính trị đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt báo chí của nước ta, đặc biệt là khi dòng báo chí cách mạng Việt Nam ra đời. Trong chương 1 này đã cố gắng khái quát những hoạt động báo chí của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh qua các báo của phong trào công nhân và cộng sản Pháp; báo Le Paria; báo chí quốc tế, báo chí Xô viết và các đảng cộng sản; và báo chí Việt Nam trước năm 1945, qua đó rút ra quan điểm của Người về vai trò vị trí, chức năng và nhiệm vụ của báo chí trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chương 2, Báo chí chính là một trong những phương tiện, công cụ để Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thực hiện mục đích chính trị của mình là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành tự do và hạnh phúc cho con người, vì vậy, vấn
đề giải phóng dân tộc là vấn đề xuyên suốt trong các tác phẩm báo chí của Người. Chương 2 của luận văn đã tập trung vào chủ đề lớn của vấn đề giải phóng dân tộc được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện phần lớn trên các văn phẩm báo chí như những nội dung: vạch trần, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân; tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản; cổ động, tổ chức quần chúng đấu tranh, để từ việc phân tích nội dung, chương 2 chỉ ra những tác động của báo chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tới cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam như: thức tỉnh lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống giặc xâm lược; báo chí là vũ khí tư tưởng, lý luận soi đường, chỉ lối cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc... Trên cơ sở đó đánh giá về vai trò, vị trí của sự nghiệp báo chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng dân tộc Việt Nam trước năm 1945.
Tóm lại, Qua dấu ấn báo chí của Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trước năm 1945 cho chúng ta thấy một nhà cách mạng chuyên nghiệp vĩ đại đã sử dụng báo chí là một thứ vũ khí chiến đấu hết sức hiệu quả trong đấu tranh cách mạng, Người đã có rất nhiều đóng góp cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam, cung cấp những nguồn sử liệu quý báu vô giá cho kho tàng cách mạng Việt Nam qua các bài viết của Người đăng trên các báo, chủ đề cách mạng giải phóng dân tộc là một chủ đề lớn của thời đại Hồ Chí Minh, cho tới ngày nay những tư tưởng mà Người đóng góp cho dân tộc và nhân loại vấn nguyên giá trị, vẫn luôn soi đường chỉ lối cho dân tộc ta trên con đường bước vào kỳ nguyên mới.
Những năm đầu tiên trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, đang mở ra cho Việt Nam những vận hội mới. Báo chí cũng phát triển mạnh mẽ, đã thể hiện vai trò xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Báo chí đã đạt nhiều thành tựu: đội ngũ làm báo ngày càng lớn mạnh, tăng về số lượng và chất lượng, nhìn chung báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích đúng định hướng
chính trị, báo chí phát triển mạnh mẽ cùng sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Tuy nhiên, báo chí còn có những yếu kém khuyết điểm như Đại hội XI của Đảng đã khẳng định. Báo chí đã đạt nhiều thành tựu trong đổi mới, nhưng cũng tồn tại không ít những thiếu sót, khuyết điểm như khuynh hướng thương mại hóa báo chí, tính chất giật gân, câu khách, chạy theo những thị hiếu tầm thường, thiếu tính lý tưởng và thẩm mỹ...
Trong bối cảnh hiện nay, khi việc xây dựng nền báo chí truyền thông và vấn đề truyền thông - chính trị đang có những diễn biến mới, phong phú và phức tạp càng thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc nghiên cứu tư tưởng, sự nghiệp của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh để vận dụng nó vào thực tiễn hiện nay, phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nó còn có ý nghĩa với tất cả những người nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi đây là bộ phận không thể tách rời trong cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp của Người.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước với báo chí, Nxb. Tồng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
2. Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - Tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng (2010), Báo chí cách mạng Việt Nam những dấu ấn đấu tranh cách mạng, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam (2004),
Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Báo chí Việt Nam những sự kiện đầu tiên và nhất (2006), Nxb, Trẻ. 5. Hoàng Quốc Bảo (2006), Học tập phương pháp tuyên truyền cách
mạng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Bảo tàng cách mạng Việt Nam (2000), Báo Việt Nam độc lập 1941 - 1945, Nxb. Lao động, Hà Nội.
7. Nguyễn Khánh Bật (cb) (2010), Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam (2004), Nxb.
Thông Tấn.
9. Đình Chương, Xin đừng quyên lời nhà báo Hồ Chí Minh, Nxb. Đà Nẵng.
10. Hồng Chương (1985), Báo chí Việt Nam, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.
11. Hồng Chương (1985), 120 năm báo chí Việt Nam, Nxb. TP Hồ Chí Minh.
12. Hồng Chương (1992), Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.
13. Phạm Văn Đồng (1995), Hồ Chí Minh - hình ảnh một dân tộc, Nxb. Văn nghệ, Hà Nội.
14. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
15. Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chí Minh - quá khứ, hiện tại và tương lai, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
16. Hà Minh Đức (2005), Báo chí Hồ Chí Minh chuyên luận và tuyển chon, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Hà Minh Đức, Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
18. Hà Minh Đức (2010), C. Mác, Ănghen, V.I.Lênin với báo chí, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19.Lê Mậu Hãn (2003), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Nguyễn Ái Quốc ở
Quảng Châu (1924 - 1927), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Vũ Văn Hiền (2004), Vấn đề hôm nay, Nxb. Công An Nhân dân, Hà Nội.
22.Vũ Đình Hòe, Bùi Đình Phong (2010), Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Văn Khoan (2011), Dấu ấn nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb. Thông tin và Truyền thông.
24. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1986 - 1945, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
25. Đỗ Quang Hưng (2005), “Báo chí cách mạng trong dòng chảy lịch sử, văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6/2005, tr. 5-8.
26. Đinh Xuân Lý (2007), Quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (2011) Toàn Tập, tập 1 Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (2011) Toàn Tập, tập 2 Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2011) Toàn Tập, tập 3 Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (2011) Toàn Tập, tập 4 Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb.
Văn học, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ (1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh - tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ (1997), Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minhvề báo chí xuất bản, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Đỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Nhiều tác giả (2005), Sáng ngời Hồ Chí Minh những bài viết tâm đắc, Nxb. Công an nhân dân.
37. Trình Quang Phú (tuyển chọn và biên soạn) (2007), Đường Bác Hồ đi cứu nước, Nxb. Thanh niên.
38. Phân viện báo chí và tuyên truyền (2011), 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam - những bài học lịch sử và định hướng phát triển, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Phan Quang (2011), Về diện mạo báo chí Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, Vũ Duy Thông, Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925 - 2010), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
41. Sơ thảo lịch sử báo chí Hà Nội 1905 - 2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
43. Tập thể tác giả (1999), Tập nghiên cứu, bình luận chọn lọc về thơ văn Hồ Chủ tịch, Nxb. Hà Nội.
44. Tạ Ngọc Tấn (2003), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Nguyễn Thành, Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 - 1945, Nxb. Khoa học Xã hội.
46. Nguyễn Thành (2005), Sự nghiệp báo chí của Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận chính trị.