Người sáng lập và vun đắp hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp báo chí hồ chí minh với vấn đề giải phóng dân tộc việt nam trước năm 1945 (Trang 79 - 81)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá về vai trò, vị trí của sự nghiệp báo chí Nguyễn Ái Quố c-

2.3.1. Người sáng lập và vun đắp hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam

Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam mà còn là người sáng lập, người đặt nền móng cho nhiều tổ chức chính trị, quân sự, xã hội, các tổ chức văn hóa v.v..., trong đó báo chí là một thí dụ tiêu biểu.

Sáng lập báo Thanh niên, tờ báo cách mạng đầu tiên ở nước ta

Tờ báo tiếng Việt đầu tiên là tờ Gia Định báo (số 1, ngày 15/4/1865), xuất hiện ở Sài Gòn. Dòng báo chí cách mạng nước ta, do vị thế đặc biệt của nó, lại xuất hiện ở nước ngoài và gắn chặt với việc ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.

Cũng giống như trường hợp tờ Tia Lửa (Iscra) của Lênin được thành lập ở nước ngoài trước khi xuất hiện Đảng Bốn sê vích Nga, tờ báo cách mạng đầu tiên ở nước ta được coi là tờ khai phá mở đường cho dòng báo chí này là tờ Thanh niên, số 1 ra ngày 21-6-1925, tại đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc.

Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng báo Thanh niên có trên 200 số nhưng đến nay ta chỉ có được 10 số lưu trữ ở bảo tàng cách mạng Việt Nam, cũng cho thấy tầm cỡ lớn lao của báo Thanh niên, cũng như nghệ thuật làm báo đặc biệt của nó.

Từ năm 1925, ở Trung Quốc, Thái Lan... đã xuất hiện thêm các tờ báo cách mạng khác liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc như: Kèn gọi lính, Thân Ái, Công hội... và sau này, báo chí cách mạng nước ta có nhiều tờ

nổi tiếng khác như Cờ Giải phóng (1942 - 1945), Cứu Quốc (1924 - nay), Sự Thật (1945 - 1950), và đặc biệt báo Nhân Dân (từ sau tháng 3 năm 1951), nhưng như nhận xét của nhà báo Thép Mới, Thanh Niên vẫn được coi là tờ báo khai phá mở đường cho dòng báo chí cách mạng ngày nay vươn lên thành báo chí Việt Nam đương đại.

Tờ báo cách mạng quan trọng thứ hai mà Người xuất bản ngay khi về nước, thành lập măt trận Việt Minh là tờ Việt Nam độc lập đây là một tờ báo hết sức giản dị cho quần chúng, cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời cũng mở ra loại hình “báo của các tổ chức quần chúng” bên cạnh hệ thống báo chí của các tổ chức Đảng.

Sau cách mạng Tháng Tám, trên cương vị chủ Tịch nước, Hồ Chí Minh vẫn tham gia tích cực vào hoạt động báo chí, Người tích cực viết bài không chỉ cho báo chí trong nước, mà còn cho báo chí quốc tế. Vì thế, hoạt động báo chí Hồ Chí Minh dù rất phong phú nhưng chủ yếu với tư cách là người viết bài. Người đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ sở lý luận, đào tạo cán bộ báo chí, v.v... Những sắc lệnh về báo chí xuất bản đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ký vào ngày 19/8/1945, được coi là nền móng cho việc xây dựng luật pháp báo chí của nước Việt Nam mới, bên cạnh đó Người còn mở lớp đào tạo cho thế hệ của báo chí cách mạng như lớp báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng, qua lớp báo này chúng ta thấy được nhiều quan điểm của Người về báo chí đã trờ thành cơ sở lý luận cho việc giáo dục các thế hệ làm báo của chúng ta hôm nay và mai sau.

Là lãnh tụ của cách mạng, của Đảng, bản thân Nguyễn Ái Quốc là một cây bút báo chí lớn. Vì thế ảnh hưởng của Người, ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, đã góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển dòng báo chí cách mạng, di sản quan trọng bậc nhất trong những di sản văn hóa cách mạng của Đảng ta trước khi cầm quyền. Không chỉ là người sáng lập,

vun đắp cho nền báo chí cách mạng Việt Nam từ buổi đầu trứng nước, dù những tờ báo đó hoạt động ở nước ngoài hay trong nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn là một cây bút báo chí đặc sắc lấy chủ đề suyên xuốt là giải phóng dân tộc, phục sự đất nước, phục vụ nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp báo chí hồ chí minh với vấn đề giải phóng dân tộc việt nam trước năm 1945 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)