Báo chí là vũ khí tư tưởng, lý luận Soi đường chỉ lối cho phong trào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp báo chí hồ chí minh với vấn đề giải phóng dân tộc việt nam trước năm 1945 (Trang 68 - 75)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Những tác động của báo chí Hồ Chí Minh đến cách mạng giải phóng

2.2.2. Báo chí là vũ khí tư tưởng, lý luận Soi đường chỉ lối cho phong trào

Hiểu rõ tác dụng của báo chí cách mạng bắt nguồn từ luận điểm: khi lí luận đi sâu vào quần chúng thì nó trở thành một lực lượng ghê gớm nên Người rất quan tâm đến báo chí cách mạng, báo chí của Đảng. Người viết: tờ báo Đảng như là lớp huấn luyện đơn giản, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy báo chúng ta nhưng điều cần thiết về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta. Nếu cứ cắm đầu làm việc, mà không xem không nghiên cứu báo Đảng, thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ vấp váp, lúng túng, hỏng việc.

Trong suốt thời kỳ đầu Người kiên trì với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, hướng cuộc đấu tranh của dân tộc ta đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản. Trên mặt trận báo chí chúng ta thấy tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từng bước được hình thành, trực tiếp chỉ đạo, soi đường chỉ lối cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, Khẳng định con đường cách mạng, chống con đường cải lương. Cho đến giữa những năm 20, chủ nghĩa cải lương còn là hình thái ý thức và quan điểm chính trị có ảnh hưởng nhất định trong xã hội ta. Toàn quyền Varen đánh hơi thấy đây là cơ hội tốt cho hắn lợi dụng để đánh lạc hướng những người yêu nước, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản xâm nhập vào Việt Nam, từ đó có khả năng dập tắt cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường của quốc tế thứ ba, thì mới duy trì được sự thống trị thực dân. Nhiệm vụ của báo Thanh niên và nói chung những hoạt động về lý luận, tư tưởng và chính trị của Hội Việt Nam cách mệnh thanh niên là phải kiên quyết, triệt để chống chủ nghĩa cải lương, khẳng định chỉ có con đường đấu tranh cách mạng mới giải phóng cho dân tộc. Thanh niên số 2,

ngày 28/6/1925 có bài viết: cách mệnh là toàn bộ các hành động nhờ đó một dân tộc bị áp bức trở thành tự do và giàu mạnh. Lịch sử các nước dạy ta rằng chỉ có bằng cách mệnh người ta mới có thể có một chính phủ tốt hơn, một nền giáo dục tốt hơn. Để đánh tan ảo tưởng của một số người với toàn quyền Đông Dương Varen, Thanh niên số 14 ra ngày 4/10/1925 viết: được biết ông toàn quyền mới của Đông Dương là một đảng viên xã hội, có nhiều người Việt Nam mừng và nói: “trước nay Đảng Xã hội tỏ ý ủng hộ sự nghiệp của chúng ta, bây giờ một đảng viên của đảng này được cử làm toàn quyền cai trị xứ ta, thì chúng ta có thể trông cậy vào ông ấy. Nhưng nhầm! Những ai tưởng như vậy là họ không biết rằng chủ nghĩa xã hội như đạo Phật, mà đảng viên xã hội như thầy sãi. Thầy sãi gõ mõ tụng kinh ăn hạt đậu mà hại dân chứ không cứu độ ai hết, họ không làm sáng tỏ đạo Phật mà họ cốt kiếm sống. Ông toàn quyền mới cũng vậy thôi. Trước đây, Pháp dùng những câu văn minh, khai hoá để làm mờ mắt người ta. Bây giờ nó ru ngủ ta bởi cái danh nghĩa Đảng Xã hội của nó. Có khác gì gói phân vào giấy?”. Kẻ thù dùng bạo lực để thống trị nhân dân ta, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước. Vì vậy muốn lật đổ sự thống trị của kẻ thù, cách mạng cũng phải dùng bạo lực. Sau khi vạch rõ nỗi khổ cực trăm bề của nhân dân ta, Thanh niên số 63 có đoạn: “Cái sự khổ cực của nhân dân An Nam đã rất mực rồi, không có dân nước nào mà khổ sở như vậy. Đồng bào ơi! Quyền tự do là giời cho mình, người mà không được tự do thà rằng chết. Tỉnh dậy, tỉnh dậy đập vỡ cái lồng nó nhốt người mình đi. Đồng bào ơi! Cam chịu như gà, như lợn mãi hay sao? Chỉ có gà, lợn thì mới chịu người ta giam nhốt mãi, nếu là người thì thế nào cũng tìm cách phá lồng mà ra”. Phá lồng, đập vỡ cái lồng chính là nói dùng bạo lực cách mạng đập tan sự kìm kẹp của kẻ thù, thoát khỏi tủi nhục.

Lực lượng cách mạng là toàn dân, lấy công nông làm nền tảng. Ngay từ đầu, báo Thanh niên đã có bài nhấn mạnh lực lượng cách mạng là toàn dân

đoàn kết, cùng chung một ý chí. Sau này nhiều bài nhắc đi nhắc lại quan điểm cơ bản đó. Sở dĩ phải làm rõ vấn đề này bởi lẽ vào giữa những năm 20, một suy nghĩ khá phổ biến là: những người tài giỏi mới làm được cách mạng, đánh đuổi được Tây, lấy lại nước cho dân, còn dân chỉ là ủng hộ, hưởng ứng theo mà thôi. Những người tài giỏi đó đều là những người thông minh, học giỏi, văn võ kiêm toàn, còn công-nông mù chữ thì không làm được việc ấy. Thanh niên số 1 có bài viết: “để dẫn dắt nhân dân làm một sự nghiệp vĩ đại cần phải có một sức mạnh lãnh đạo. Sức lãnh đạo đó không phải của một vài người thôi, mà sinh ra từ sự hiệp lực của hàng ngàn, hàng vạn người. Muốn cho hàng ngàn, hàng vạn người ấy đoàn kết chặt chẽ với nhau thì họ phải cùng một ý chí như nhau, họ phải theo đuổi một mục đích như nhau, có vậy mới đoàn kết. Khi nào cùng ý chí, cùng mục đích thì khi ấy mới có thể cùng đoàn kết, bằng không thì dầu hô hào đoàn kết mấy đi chăng nữa cũng không thể nào đoàn kết được. Sự nghiệp cách mạng lớn lắm. Những người cách mạng phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp đó. Người mình đã làm việc cách mạng từ nhiều năm rồi mà chưa thành công trước hết bởi vì thiếu đoàn kết với nhau”. Ngoài ra, tác giả nói tính triệt để cách mạng của công nông trong phạm vi cách mạng giải phóng dân tộc, “đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa”, “dân tộc mình được tự do giải phóng”; công nông không có mục đích riêng hay tách rời hoặc đối lập với lợi ích chung của dân tộc. Từ đó làm cho mọi người tin ở sức mạnh, ý chí chiến đấu của công nông, đoàn kết chặt chẽ với công nông, dựa vào công nông để đưa cách mạng đến thành công. Ở đây, quan niệm của tác giả được thể hiện rõ là tập trung lực lượng thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên trên hết. Kẻ thù của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc Pháp, nói nôm na là Tây. Đối với giai cấp phong kiến ở đây không nhập thành một khối, mà có sách lược phân hoá cao độ. Người nào thuộc giai cấp địa chủ nhưng có tinh thần dân tộc chống đế

quốc, đi với cách mạng sau này chúng ta gọi là địa chủ yêu nước, địa chủ kháng chiến- “đều là đồng chí mình” trong cách mạng giải phóng dân tộc. Những kẻ bám lấy chủ nghĩa đế quốc, làm tay sai cho đế quốc, chống lại dân tộc thì xếp vào “cừu địch mình”. Đó là quan điểm dân tộc của người mác xít lêninnít, là chính sách mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đúng đắn nhất, kết hợp nhuần nhuyễn tính nguyên tắc về chiến lược với nghệ thuật vận dụng khéo léo, tài tình, sách lược mềm dẻo, thêm bạn bớt thù.

Nhận thức rõ con đường cách mạng, người cách mạng phải hy sinh vì sự nghiệp và có phương pháp cách mạng đúng. Tác giả phác hoạ cách mạng Việt Nam sẽ phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc, “mục tiêu của thời kỳ thứ hai là khai thác triệt để thắng lợi của cách mệnh. Vì vậy, sau khi đánh đuổi Pháp ra khỏi bờ cõi Việt Nam, chúng ta phải trừ diệt các phần tử phản cách mệnh, xây dựng các đường giao thông, phát triển thương nghiệp và công nghiệp, giáo dục nhân dân và lo cho dân được hoà bình, hạnh phúc ”. Đây chính là nội dung, con đường của giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là con đường lâu dài, khó khăn, một việc lớn, “không phải một vài người làm nổi được, mà cũng không phải mấy ngày, mấy tháng làm ngay được”. Là một việc làm to lớn, khó khăn, lâu dài nên đòi hỏi người cách mạng phải kiên nhẫn, không được nóng vội. Con đường cách mạng không phải thuận chiều đi lên, mà gập ghềnh hiểm trở, có khi giành được thắng lợi liên tục, nhưng có lúc lại bị thất bại tạm thời, chịu đựng những hy sinh to lớn, những bước thụt lùi đau đớn. Người cách mạng không được khi thắng thì kiêu căng, khi bại thì chán nản. Làm cách mạng thì phải hy sinh vì nghĩa lớn. “Làm việc cách mệnh phải biết cách mạng là việc chung, nên phải lấy lòng chí công vô tư mà theo dõi các công việc, lại phải biết cách mệnh cốt nhất là sự hy sinh, hy sinh gia đình, hy sinh tính mệnh, hy sinh quyền lợi, hy sinh ý

kiến”.. Một công việc to lớn, khó khăn, lâu dài nên phải có phương pháp cách mạng, “trước hết phải biết chính sách của Tây, sau phải biết bí mật mà sắp đặt những công việc mình”.. Việc gì làm trước, việc gì làm sau theo một kế hoạch “cách mạng trước hết phải tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện, sau cùng mới dùng đến vũ lực”, “đừng chăm chăm chỉ chỉ biết làm cách bạo động”.

Khẳng định cần có đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng và tổ chức quần chúng cách mạng, đặc biệt là tổ chức công nhân. Trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, ngay từ đầu đã đặt vấn đề thông qua việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo tinh thần của chủ nghĩa cộng sản, đến một lúc nhất định, với sự chuyển biến của thực tiễn xã hội tác động vào nhận thức lý luận và quan điểm của hội viên, tự họ cảm thấy cần phải có đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng, muốn tìm hiểu về đảng cộng sản, mặc dầu hàm ý về đảng cộng sản đã được nói lên từ lâu. Số 60 ra ngày 8/9/1926 có bài viết nói về chính đảng, tác giả đặt câu hỏi: “chúng ta phải theo đảng nào?” và đã trả lời dứt khoát rằng: “Hỡi đồng bào thân mến, như vậy chỉ có một con đường chân chính là phải theo cái đảng duy nhất kiên quyết trong hành động, đó là đảng cộng sản”. Các đảng phái chính trị khác không có một chủ nghĩa bảo đảm cho sự thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động. Chỉ có đảng cộng sản có chủ nghĩa cộng sản làm cơ sở lý luận chỉ đạo việc tổ chức và hoạt động nên đoàn kết, thống nhất nội bộ, cùng chiến đấu cho lý tưởng và mục đích chung. “Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa chân chính, đó là cái chủ nghĩa của đảng cách mệnh mà ta phải đi theo”. Cách mạng là do quần chúng tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, vì vậy người cộng sản phải chăm lo tổ chức quần chúng. Trên báo Thanh niên có nhiều bài viết về tổ chức công nhân, nông dân, phụ nữ... giáo dục họ tự giác đấu tranh cho thắng lợi của cách mạng. Nhiều số liên tục đã hướng dẫn tổ chức công nhân vào công hội: “muốn tổ chức công hội thì làm sao? Nước ta bị Pháp đè nén, nó cấm không cho ta tổ chức hội hè, cho

nên bất kỳ muốn tổ chức hội gì cũng phải dùng cách bí mật mới được. Khi trước ở các nước, tụi tư bản cũng hết sức ngăn cấm thợ thuyền không cho tổ chức, nên khi đầu các nước tổ chức cũng phải bí mật, đến lúc người đông, thế mạnh, tụi tư bản không cấm nổi nữa, mới làm công khai”. Tác giả viết về công nhân thủ công, công nhân cơ khí, nửa công nửa nông, hoặc nửa công nửa thương phải có hình thức khác nhau cho thích hợp. Muốn đi tới tổ chức công hội, trước hết phải dùng những tên gọi thông thường để tập hợp quần chúng, “... đầu hết chưa nên minh minh bạch bạch gọi là công hội, phải kiếm tên khác để che tai mắt. Thí dụ: muốn tổ chức những người kéo xe được phải rủ họ làm một cái hội kinh tế để khi anh em ai ốm đau thì giúp vào nhau...Như thế để trước tập cho họ có tình đoàn kết. Sau để liên lạc cảm tình. Khi ai cũng biết đến tổ chức là có ích và ai cũng đã có tổ chức, lúc bấy giờ đã có ít nhiều thế lực rồi, sẽ xem thời thế, dần dần sẽ sửa thành công hội” . Tiếp đến, tác giả hướng dẫn cách tổ chức công hội, lập chương trình hoạt động, phát triển hội viên....Giai cấp nào có đảng của giai cấp ấy. Công nhân có đảng cộng sản. “Những người có khí khái, có kiến thức thì vào đảng để giữ gìn lấy các quyền lợi của giai cấp mình. Vậy nên người ta nói rằng đảng là để thay mặt cho giai cấp”. Các bài báo giải thích về tổ chức hoạt động của công nhân đi từ hình thức thấp lên cao, từ nhận thức đơn giản dễ hiểu nâng lên kiến thức về kinh tế chính trị học trình bày dưới dạng phổ thông để nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.

Truyền đạt kinh nghiệm cách mạng các nước, khẳng định cách mạng Việt Nam đi theo con đường của cách mạng Nga thì mới giành được thắng lợi. Trong thời gian này, hầu hết nhân dân ta chưa biết đến cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Thực dân Pháp sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền để xuyên tạc thực chất của Cách mạng Nga. Bắt đầu từ số 65 trở đi, báo Thanh niên đăng liên tục về lịch sử Châu Âu thời kỳ

cận đại, nói rõ nguyên nhân, quá trình diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp; tính chất tư sản đối lập với quần chúng công nông và lao động ở các nước đó; xu thế phát triển xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa do các cuộc cách mạng tư sản mở đầu, quần chúng lao động vẫn phải làm một cuộc cách mạng mới nữa mới được giải phóng. Từ khảo nghiệm các cuộc cách mạng tư sản, tác giả đề cao cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917, coi đó là con đường mà các dân tộc bị áp bức đi theo mới tìm đến sự giải phóng. Giới thiệu về Liên Xô, ngoài những bài viết về các thành tựu đã đạt được trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hoá xã hội bằng những câu chuyện sinh động, những con số tiêu biểu. Trên số 65, tác giả có bài dẫn lời Phùng Ngọc Tường, một viên quân phiệt nổi tiếng của Quốc dân đảng Trung Hoa đi thăm nước Nga về ca ngợi: Tôi trông thấy bên Nga nhiều việc phát đạt. Nhưng phát đạt nhất là do cộng sản đảng ấy chẳng những làm việc cho nhân dân Nga mà lại làm việc cho cả thế giới. Đảng viên thì làm trước người ta, lo sau người ta. Nhiều người làm cả ngày, cả đêm quên nhọc. Cách tuyên truyền lấy lời đối phương xác nhận để đề cao Đảng cộng sản và nước Nga Xô Viết rất có tác dụng thuyết phục người đọc. Cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng Nga, dưới ngọn cờ chủ nghĩa cộng sản cho nên:

“Đã làm cách mạng chớ lôi thôi Cách mạng thì ta cách đến nơi

Trước phải giành quyền cho cả nước Sau ra cách mạng cả bầu giời”

Mấy câu thơ đã diễn tả tư tưởng của Mác-Ăngnghen trong “tuyên ngôn của đảng cộng sản ”: trước hết phải giành chính quyền trong mỗi nước, phải tự mình trở thành dân tộc, rồi sẽ phát triển tác dụng của chính quyền cách

mạng, tham gia sự nghiệp cách mạng thế giới, lật đổ chính quyền tư bản ở các nước khác, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. “Sau cuộc cách mệnh đó nó ở khắp bốn phương trời trên trái đất sẽ là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp báo chí hồ chí minh với vấn đề giải phóng dân tộc việt nam trước năm 1945 (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)