Đoàn kết, giáo dục, tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp báo chí hồ chí minh với vấn đề giải phóng dân tộc việt nam trước năm 1945 (Trang 75 - 78)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Những tác động của báo chí Hồ Chí Minh đến cách mạng giải phóng

2.2.3. Đoàn kết, giáo dục, tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng

Nói về vai trò tổ chức của báo chí, Lênin từng nhấn mạnh: Vai trò của tờ báo không phải chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị tư tưởng và thu hút bạn đồng minh chính trị, tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể, nhờ có tờ báo và gắn liền với tờ báo sẽ hình thành, nó không những chỉ làm các công tác địa phương mà còn làm cả các công tác chung thường xuyên nữa, nó giống như những nhân viên của nó quen việc theo dõi chăm chú những biến cố chính trị, đánh giá ý nghĩa của những biến cố ấy và ảnh hưởng của những biến cố ấy đến các tầng lớp khác nhau trong nhân dân, vạch ra cho đảng cách mạng những phương pháp hợp lý để tác động đến những biến cố ấy.

Nhìn lại đời sống chính trị Việt Nam trước năm 1945, có thể thấy dấu ấn đậm nét của báo chí trong việc giáo dục, cổ động, tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng. Khi còn là một chiến sĩ chiến đấu trong phong

trào công nhân và cộng sản Quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã hết sức chú ý đến việc đoàn kết, tổ chức, liên hiệp các dân tộc bị áp bức đấu tranh trong mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc.

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng các chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa của Pháp ở châu Phi và châu Mỹ La Tinh tổ chức ra Hội Liên hiệp thuộc địa, đưa việc đấu tranh chống đế quốc, giải phóng các dân tộc bị áp bức trong sự kết hợp chặt chẽ truyên truyền với tổ chức. Đây là một hình thức mặt trận sơ khai của các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân Pháp áp bức hoạt động theo khuynh hướng vô sản. Đây cũng là sự hình thành mặt trận liên minh giữa các dân tộc bị áp bức với giai cấp vô sản Pháp cùng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Pháp, dưới sự lãnh đạo của người đại biểu các đảng cộng sản. Đây cũng là một hình thức liên minh các dân tộc bị áp bức duy nhất xuất hiện trong lịch sử đấu tranhgiải phóng của mình ra đời ngay tại trung tâm chính trị của chính chủ nghĩa đế quốc đó.

“Công nhân Pháp có nhiệm vụ phải hành động. Họ phải kết tình anh em với binh lính bản xứ. Họ phải làm cho binh lính bản xứ hiểu rằng cả công nhân ở chính quốc lẫn binh lính ở thuộc địa, đều cùng bị chung một bọn chủ áp bức và bóc lột, do đó, họ đều là anh em cùng một giai cấp và khi tới lúc phải chiến đấu, thì cả hai bên đều phải cùng đánh bọn chủ chung của mình, chứ anh em không nên đánh lẫn nhau.”[27, tr. 229] Ngay từ thời kỳ làm báo đầu tiên, Người làm báo và đã ý thức một cách rõ ràng, báo chí như là môt công cụ, một phương tiện để tuyên truyền tư tưởng, tình cảm đến quần chúng, tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng đứng lên, thì thực sự đó là một thứ vũ khí để tập hợp đấu tranh.

Trước năm 1930, chúng ta thực sự đã chứng kiến báo Thanh niên đã làm rất tốt vai trò của một tờ báo cách mạng, đã chuẩn bị về cả cề chính trị, tư

tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo đặc biệt nhấn mạnh việc tổ chức quần chúng nhân dân. Trong số 72 ra ngày 5-12- 1926, rút kinh nghiệm thất bại của cách mạng Trung Quốc, báo nêu lên hàng đầu bài học: “Tổ chức nên phải lấy zân chúng làm cơ sở, Kách mệnh là cốt mưu lợi ích cho zân chúng, chứ không phải mưu quyền lợi cho mấy người cầm đầu”. Cách mạng là do quần chúng tiến hành dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản, vì vậy, người cộng sản phải chăm lo tổ chức quần chúng. Trên báo

Thanh niên có nhiều bài viết về tổ chức công nhân, nông dân, phụ nữ..., giáo dục họ tự giác đấu tranh cho thắng lợi của cuộc cách mạng. Từ những chỉ dẫn cụ thể của Người về đoàn kết, tổ chức quần chúng đấu tranh trong các đoàn, hội mà sau này qua các cao trào cách mạng mà Đảng phát động, quần chúng đã hăng hái đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi thiết thực cho mình hòa chung với cuộc đấu tranh của dân tộc. Sau này để chuẩn bị cho cuộc vận động khởi nghĩa giành chính quyền, Trên báo Việt Nam độc lập Người đã trực tiếp phát động các phong trào cứu quốc, cổ động quần chúng hành động cứu quốc từ phụ nữ, đến các em thiếu niên, nhi đồng đều góp phần góp sức vào cuộc đấu tranh của dân tộc. Trong bài “Bao giờ khởi nghĩa” trên báo Việt Nam độc lập, số 125, ngày 11-3-1942, Người đã tổng kết: “Cần có ba điều là tổ chức, tổ chức, tổ chức, chúng ta sẽ khởi nghĩa và nhất định thắng lợi!.

Như vậy, thông qua báo chí, Hồ Chí Minh đã sử dụng có hiệu quả vào việc giáo dục, cổ động, tổ chức quần chúng đứng lên làm cách mạng, tạo ra một bầu không khí sôi sục trong cả nước hưởng ứng các cuộc đấu tranh mà Đảng phát động, góp phần đắc lực vào phong trào cách mạng, đưa cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đến thắng lợi, làm nên sự thành công của cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp báo chí hồ chí minh với vấn đề giải phóng dân tộc việt nam trước năm 1945 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)