Thức tỉnh lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống giặc xâm lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp báo chí hồ chí minh với vấn đề giải phóng dân tộc việt nam trước năm 1945 (Trang 65 - 68)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Những tác động của báo chí Hồ Chí Minh đến cách mạng giải phóng

2.2.1. Thức tỉnh lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống giặc xâm lược

Khơi dậy và thức tỉnh lòng yêu nước có thể nói rằng là mục tiêu đầu tiên mà những người làm cách mạng phải hướng tới. Bởi vì, đây là cơ sở để định hướng nhận thức chính trị và hành động chính trị của quần chúng. Một số nhận xét, đánh giá của các học giả khi nghiên cứu về báo chí cách mạng đã

chỉ ra vai trò của báo chí trước năm 1945 trên phương diện chính trị - xã hội đã khái quát: Đỗ Quang Hưng trong Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 - 1945 đã nhận xét: “Dòng báo đối lập (triệt để hay ôn hòa) dĩ nhiên hoạt động không dễ dàng, nhưng ảnh hưởng tích cực của nó đối với tình cảm cộng đồng, tinh thần dân tộc là điểu khẳng định.”, hay Huỳnh Văn Tòng khi đánh giá về vai trò của báo chí giai đoạn 1930 - 1945 chỉ vẻn vẹn mấy dòng đã nhấn mạnh vai trò của báo chí trong đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trước hết là ở sự thức tỉnh này: “Chính báo chí đã tạo ra một tinh thần quốc gia dân tộc, nhất là trong giới thanh niên yêu nước từ nay có một ý thức hệ chính trị mới: chủ nghĩa Mác. Từ dó báo chí đã đưa ra được những phong trào đấu tranh chống thực dân”. Việc đấu tranh trên mặt trận báo chí của Nguyễn Ái Quốc ngay từ những ngày đầu tiên với những nội dung: vạch trần, tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc, truyên truyền lí luận cách mạng chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhằm vào mục tiêu là thức tỉnh và giác ngộ quần chúng sau đó tổ chức họ và đưa họ ra đấu tranh. Tại Quảng Châu Nguyễn Ái Quốc đã cụ thể hóa tư tưởng đó. Đường cách mệnh đã khẳng định: muốn làm cách mệnh thì phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải lý luận về chủ nghĩa cho dân hiểu, phải bày sách lược, cách thức cho dân đấu tranh. Trên báo Thanh niên, Người đã giành nhiều số để phân tích về vấn đề giác ngộ cho dân chúng, giác ngộ công nông: cách mạng là một sự nghiệp lớn và khó khăn không phải một vài người làm nổi, không phải dăm ba người làm xong; muốn làm được phải có sức mạnh của đông đào quần chúng. Người dân chỉ hành động khi nào họ giác ngộ.

Trong 60 số đầu, nội dung chủ yếu của báo Thanh niên viết về tinh thần yêu nước. Báo kêu gọi đồng bào đoàn kết chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập cho nước nhà. Báo Thanh niên viết: “Nói đánh đế quốc tức là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bất kỳ đế quốc nào xâm lược nước ta”. Báo khẳng định muốn đánh đuổi đế quốc, giành độc lập cho nước nhà, chỉ có

một con đường là làm cách mạng. Ngay từ số 2, báo đã viết giành rọt: “Lịch sử các nước dạy cho chúng ta rằng, chỉ bằng con đường cách mệnh, thì mới có thể tiến tới hình thành một chính thể có nền giáo dục, công nghiệp, tổ chức phục vụ xã hội tốt đẹp, v.v...” và “Cách mệnh phải trải qua hai thời kỳ (...). Mục tiêu của thời kỳ đầu là lật đổ chế độ chuyên chế ở Việt Nam. Mục tiêu của thời kỳ thứ hai là (...) sau khi đánh đuổi Pháp ra khỏi bờ cõi Việt Nam, chúng ta phải diệt trừ các phần tử cách mạng, xây dựng đường giao thông, phát triển thương nghiệp và công nghiệp, giáo dục nhân dân và lo cho dân được hòa bình, hạnh phúc”.

Phải chờ qua 60 số báo để chuẩn bị về tư tưởng và nhận thức,báo Thanh niên mới chuyển sang tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, về chính đảng cách mạng, giới thiệu Lênin, v.v...

Chánh mật thám Đông Dương hồi ấy là Louis Marty, một tay thực dân cáo già, ngay từ đầu đã đánh hơi được ảnh hưởng to lớn của báo Thanh niên. Trong một báo cáo mật gửi về Pháp, Marty đã lưu ý cấp trên: “Nguyễn Ái Quốc không ngần ngại dánh suốt 60 số đầu của tờ báo để chuẩn bị tinh thần cho người đọc, chỉ nói về lòng yêu nước; để đến số 61, ra ngày 12/9/1926, mới để lộ ý định của mình khi ông viết rằng, chỉ có một Đảng cộng sản mới đảm bảo được hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Vẫn theo tài liệu của mật thám Pháp, tờ báo còn được độc giả chép tay thành nhiều bản để phổ biến rộng rãi hơn trong những người cách mạng và đông đảo những người có cảm tình với cách mạng. Tác động của báo Thanh niên do đó rất to lớn. cùng với các tác phẩm khác của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực dân Pháp, đường cách mệnh và một số văn kiện khác, báo Thanh niên góp phần quan trọng chuẩn bị về lí luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.2.2. Báo chí là vũ khí tư tưởng, lý luận Soi đường chỉ lối cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp báo chí hồ chí minh với vấn đề giải phóng dân tộc việt nam trước năm 1945 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)