Các nguyên nhân tạo lỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tính mạch lạc của đoạn văn (trên cứ liệu tiếng anh và tiếng việt) (Trang 83 - 85)

I hate being the oldest child and the only girl in my family get

3.2 Các nguyên nhân tạo lỗ

3.2.1 Lỗi do khơng nắm vững lý thuyết về mơ hình kết cấu cách tổ chức một đoạn văn.

Quá trình học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là quá trình người học nhận thức, tiếp thu ngơn ngữ của tiếng mình học và cũng là quá trình người học rèn luyện nhằm hình thành kỹ năng và thói quen sử dụng ngoại ngữ đó .Chính vì vậy, để đạt được két quả cao đối với việc sử dụng ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh sinh viên Việt Nam phải tiếp cận thật cụ thể, nắm bắt kỹ càng các yêu cầu của ngoại ngữ đó.

Chúng tôi nhận thấy giữa đoạn văn tiếng Anh và tiếng Việt hầu như khơng có sự khác biệt gì lớn cả nhưng đến 85% sinh viên mắc lỗi khi tạo lập đoạn văn.Lý do chính là các em chưa nắm được lý thuyết về tổ chức đoạn văn, hình thành câu chủ đề, các ý tưởng sự kiện đưa ra không được hỗ trợ bằng các chi tiết cụ thể, chúng tơi khơng tìm thấy ý chính (ý chủ đề) trong nhiều đoạn văn của các em (có thể do dạy và học ở trường phổ thông)

3.2.2 Lỗi do chưa nhận thức được sự khác nhau giữa văn viết và văn nói, áp đặt thói quen tư duy của tiếng mẹ đẻ cho tiếng nước ngoài.

Trong việc học ngoại ngữ, sinh viên bao giờ cũng diễn ra xu thế áp đặt thói quen tư duy của tiếng mẹ đẻ cho tiếng nước ngoài, người ta gọi xu thế áp đặt đó là sự di chuyển ngơn ngữ từ tiéng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài. Người Việt thường tổ chức đoạn văn, dài dịng, bóng bẫy, câu mở đầu đoạn (câu chủ đề) thường có tính văn phong, rất cao, tính hình ảnh nhưng người Anh bao giờ câu chủ đề cũng ngắn gọn, rõ ràng, dứt khốt (8,1997)

Đối với các tác giả văn học thì là chuyện bình thường nhưng đối với sinh viên nhiễm “thói quen tư duy” như thế thì khi sinh viên tổ chức đoạn văn tiếng Anh, các em sẽ tạo ra những đoạn văn dài dòng, rườm rà, nội dung không rành mạch, làm lúng túng người đọc.

“Nghĩ gì, viết nấy” “Nói gì, viết nấy” là thói quen của sinh viên, cứ có ý tưởng gì nảy sinh trong suy nghĩ là các em cứ viết, không sắp đặt các sự kiện, nội dung theo một trình tự hợp lý nào cả.

3.2.3 Lỗi do không nhận thức được tầm quạn trọng của các phương thức liên kết tạo mạch lạc cho đoạn văn.

Chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên hầu như không sử dụng các phương thức liên kết tạo mạch lạc cho đoạn văn của mình vì sinh viên cho rằng” sử dụng những phương thức ấy chỉ làm dài dòng, rờm rà đoạn văn”. Đây chính là những suy nghĩ thật sai lầm của sinh viên mà giáo viên giảng dạy cần quan tâm, các phương thức liên kết (các dấu hiệu chuyển tiếp). Chính là nhịp cầu nối giúp hình thành, nối kết những sự kiện, nội dung trong đoạn văn một cách nhịp nhàng hơn.

3.2 4 Lỗi do ý thức kém của sinh viên đối với việc rèn luyện, trau dồi kỹ năng viết

Trong 4 kỹ năng, kỹ năng Viết là một trong những kỹ năng khó, vì thế sinh vi ên gặp nhiều khó khăn đối với kỹ năng này là điều hiển nhiên.Sinh viên, cụ thể sinh viên Cao đẳng, tồn tại suy nghĩ ra trường họ sẽ giảng dạy các

1.Năng lực ngôn ngữ: chỉ cần nắm vững các bình diện ngơn ngữ và ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp trong phạm vi tối thiểu nhất định

2. Năng lực giao tiếp: chủ yếu biểu đạt ở khả năng sử dụng năng lực ngơn ngữ trong các tình huống nhằm thoả mãn những nhu cầu giao tiếp nhất định.

3. Năng lực sư phạm: Tổng hoà các năng lực giao tiếp và năng lực ngôn ngữ và những năng lực khác như năng lực thẩm mỹ, điều hành hoặc giảng dạy.

Vì những suy nghĩ có tính chất chủ quan như thế nên tồn tại và sẽ hình thành một đội ngũ giáo viên phổ thơng có năng lực viết bằng ngoại ngữ (viết đoạn văn, viết luận, viết báo cáo, viết tóm tắt…) rất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tính mạch lạc của đoạn văn (trên cứ liệu tiếng anh và tiếng việt) (Trang 83 - 85)