Số lượng sỹquan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN KHỐI TÀU NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI LIÊN MINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 32 - 38)

tại Công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh phân theo độ tuổi năm 2021 (người) Đối tượng Độ tuổi Sỹ quan quản lý SQ vận hành Rating Tổng Thuyền Trưởng Đại Phó Máy Trưởng Máy 2 Boong Máy Dưới 35 0 1 0 0 27 21 214 263 Từ 35 - 45 10 15 14 16 22 17 39 132 Trên 45 6 2 8 1 0 0 7 24 Tổng 16 18 22 17 49 38 260 420

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu theo độ tuổi của sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh giai đoạn 2019 – 2021 (%)

Theo kết quả khảo sát thực tế của tác giả được thể hiện trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, trên thực tế độ tuổi trung bình hiện nay của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản dưới 35 tuổi chiếm tới 62,6%. Tuy nhiên, với mức tuổi trung bình như vậy đa phần thuyền viên, sỹ quan đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc đi biển, điều này đã giúp họ bình tĩnh và đưa ra những quyết định chính xác nhất trong cuộc hành trình trên biển, nhất là khi có sự cố hay thiên tai xảy ra. Do đặc thù của ngành hàng hải đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai nên những sỹ quan, thuyền viên trên 45 tuổi khi sức khoẻ kém đi thường sẽ có xu hướng xin nghỉ việc, chuyển qua làm các công việc trái ngành hàng hải ở trên bờ dẫn đến việc đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trên 45 tuổi tại Công ty chỉ chiếm 5,7%. Những sỹ quan, thuyền viên trên 45 tuổi vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty là những người giàu kinh nghiệm trong ngành, giảng dạy được cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên mới vào ngành, đào tạo nguồn nhân lực mới cho Công ty tuy nhiên số lượng người trên 45 tuổi ở Công ty không nhiều.

Đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản có cơ cấu giới tính 100% là nam giới. Bởi tính chất đặc thù của công việc phải dầm mưa dãi nắng, nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm, yêu cầu sức khoẻ tốt và kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy nên chỉ phù hợp với nam giới. Với môi trường vi khí hậu trên tàu và các yếu tố vật lý như tiếng ồn, rung, lắc trên tàu, sóng điện từ và sóng siêu cao tần, không gian sinh hoạt bị giới hạn trong khoảng không gian trên tàu, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên phải có tâm lý cực kỳ vững vàng. Nữ giới vốn đã có sức khoẻ yếu hơn nam giới, tâm lý không vững vàng bằng nam giới nên không thể đáp ứng được những yêu cầu của những điều kiện khắc nghiệt của công việc đi biển. Khối tàu Nhật Bản mặc dù có nhân viên là nữ giới nhưng không được xếp vào những chức danh như sỹ quan, thuyền viên mà chỉ làm các công tác hành chính bình thường nên được xếp vào đội ngũ nhân viên văn phòng bình thường.

2.3.3. Thực trạng về chất lượng

Về sức khoẻ:

Với đặc thù công việc đi biển, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên bị cách biệt với đời sống xã hội bình thường ở đất liền, mọi sinh hoạt của họ chỉ gói gọn trong không gian trên tàu nên dễ có những bất ổn, gánh nặng về tâm lý. Trong hành trình dài ngày trên biển, họ dễ căng thẳng do tiếng ồn của máy trên tàu, do cảm giác cô đơn, nhớ nhà, căng thẳng về cảm xúc tình dục do những đồng nghiệp trên tàu đều là nam giới. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ gây ra nhiều rối loạn bệnh lý của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên mà các rối loạn và bệnh lý có liên quan đến hệ thần kinh và các cơ quan liên quan là những bệnh lý sẽ gặp đầu tiên. Ngoài ra, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ không khí và bức xạ mặt trời. Bên ngoài tàu và bên trong tàu có nhiệt độ chênh lệch rất khác nhau nên khả năng điều nhiệt của cơ thể các sỹ quan, thuyền viên khi di chuyển giữa trong và ngoài tàu trở nên rất khó khăn và dễ bị cảm cúm. Vì vậy, trước khi lên tàu nhận nhiệm vụ, Công ty tiến hành khám sức khoẻ cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên theo đúng tiêu chuẩn sức khoẻ trên tàu được quy định tại thông tư 22/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và công bố cơ sở khám sức khoẻ

cho thuyền viên. Bên cạnh đó, Công ty mở các lớp đào tạo, định hướng kỹ lưỡng về tâm lý cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trước khi xuống tàu.

Về trình độ học vấn:

Đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản có trình độ học vấn được thể hiện qua bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Số lượng sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản

tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh phân theo trình độ học vấn năm 2021 Trình độ

Chức vụ

Đại học, Cao đẳng

Trung cấp Đào tạo dạy nghề

Người % Người % Người %

Sỹ quan quản lý Thuyền trưởng 16 9,6 0 0 0 0 Đại phó 15 9 3 2,1 0 0 Máy trưởng 20 12,1 2 1,4 0 0 Máy 2 13 7,8 3 2,1 1 0,9 Sỹ quan vận hành Boong 20 12,1 18 12,7 11 9,8 Máy 20 12,1 13 9,2 5 4,5 Rating Thuỷ thủ, thợ máy… 62 37,3 103 72,5 95 84,8 Tổng 166 100 142 100 112 100

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát thực tế năm 2021)

Theo kết quả khảo sát thực tế của tác giả được thể hiện trong bảng 2.3 có thể thấy dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19 nhưng Công ty vẫn đẩy mạnh hoạt động đào tạo trình độ chuyên môn cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên. Đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty đã trải qua khoá đào tạo cơ bản, nắm vững kiến thức. Số lượng sỹ quan, thuyền viên có trình độ cao đẳng và đại học có tỉ lệ cao nhất là 39,5%; 33,8% có trình độ trung cấp và 26,7% được đào tạo dạy nghề. Như vậy, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên đã có trình độ chuyên môn cũng như các kiến thức, kỹ năng tốt hơn trước.

Đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản đa số đều ham học hỏi, có tính chủ động, sáng tạo trong công việc, có khả năng tiếp thu nhanh, chịu khó tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số ít sỹ

quan, thuyền viên vẫn còn yếu trong quá trình thực hành nên chưa xử lý linh hoạt được các vấn đề xảy ra trong thực tế. Hiện nay, những kỹ thuật được ứng dụng trong ngành hàng hải ngày càng được nâng cao, cải tiến hơn, thay đổi một cách nhanh chóng nhưng một số sỹ quan, thuyền viên của công ty đã chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin mới nhất để khi có cơ hội sử dụng, vận hành những kỹ thuật mới trong thực tế không bị lúng túng.

Đối với khả năng ngoại ngữ của sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty đã cơ bản đạt đủ điều kiện sau khi trải qua khoá đào tạo. Có khoảng 99% số lượng sỹ quan, thuyền viên giao tiếp thành thạo một thứ ngôn ngữ khác mà chủ yếu là tiếng Anh. Đây là một cơ hội lớn đối với công ty khi đang từng nước thâm nhập sâu và khẳng định mình trên thị trường quốc tế. Mặt khác, do đã có vốn ngoại ngữ nên đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận một cách nhanh chóng và chính xác những tài liệu chuyên môn, các quy ước hàng hải mới và làm việc trên các tàu di chuyển trên các tuyến quốc tế hoặc các thuyền bộ đa quốc tịch.

Hiện nay, vẫn còn tồn tại một bộ phận sỹ quan, thuyền viên chưa có tác phong công nghiệp, làm việc thiếu nhiệt tình và có thái độ ỷ lại, chưa ý thức được quan niệm “đi làm thuê”, thường xuyên gây ra các vụ vi phạm kỷ luật. Một số người khi thấy xảy ra tình trạng thiếu hụt số lượng sỹ quan, thuyền viên đã đòi hỏi, gây áp lực, tự do vi phạm kỷ luật hoặc đưa ra các ý kiến vô lý vì họ chủ quan, cho rằng với tình trạng thiếu hụt nhân lực họ sẽ không bị phạt hay đuổi việc theo đúng quy định.

Sự hiểu biết về luật pháp hàng hải trong nước và quốc tế và các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản đã được công ty triển khai rộng khắp. Tuy nhiện, bên cạnh những sỹ quan, thuyền viên đã nắm rõ và hiểu biết về luật pháp hàng hải trong nước và quốc tế, vẫn còn tồn tại một số sỹ quan, thuyền viên chưa nắm rõ hoặc không nắm được các quy định và kiến thức của ngành hàng hải.

2.4. Quy trình công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu NhậtBản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh

Hội đồng quản trị căn cứ vào các kế hoạch đầu tư của Công ty nói chung và kế hoạch phát triển đội tàu hàng năm (thông thường sẽ lên kế hoạch cho 5 năm hoặc 10 năm) để xem và phê duyệt chủ trương đầu tư. Các phòng ban đươc Giám đốc giao kế hoạch cụ thể phải tiến hành chuẩn bị nguồn lực cần thiết để thực hiện theo đúng kế hoạch được giao. Các phòng ban sẽ đánh giá các nguồn lực hiện có, đối với nguồn nhân lực, cụ thể trực tiếp là đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản thì sẽ xem với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên hiện tại có đáp ứng đủ về số lượng hay không, có đủ khả năng và phù hợp để vận hành những con tàu được đầu tư hay không, kỹ năng và trình độ chuyên môn của từng người ở mức nào, dự đoán trước những khó khăn sẽ gặp phải và còn yếu kém về mặt nào, từ đó lên kế hoạch đào tạo cho thuyền viên, sỹ quan để giảm bớt những khó khăn và khắc phục những điểm yếu.

Căn cứ vào các hợp đồng xuất khẩu thuyền viên mà công ty đã kí với các hãng tàu nước ngoài và dự báo về sự phát triển của dịch vụ cung ứng thuyền viên trong thời gian tới, các bộ phận phòng ban chức năng của công ty phối hợp với nhau để tìm hiểu kỹ hơn về những yêu cầu của khách hàng đưa ra đồng thời kết hợp với việc đánh giá thực trạng đội ngũ sỹquan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty từ đó xác định nhu cầu đào tạo phù hợp.

Ngoài ra, cần phân tích thêm các đặc tính về công việc, năng lực cá nhân của sỹ quan, thuyền viên để xác định nên đào tạo cho từng bộ phận hoặc từng cá nhân về kiến thức, kỹ năng gì, những cá nhân nào có thể học khoá đào tạo để có thể giữ những chức vụ cao hơn. Mặt khác, cần quan tâm và xem xét các loại kỹ năng, phẩm chất và hành vi cần thiết mà sỹ quan, thuyền viên cần phải có để có thể thực hiện tốt công việc của mình và xác định nhu cầu đào tạo đối với nhân viên mới.

* Thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo:

Từ những căn cứ đã phân tích, các phòng ban chức năng của công ty phối hợp với phòng Tuyển mộ đào tạo và phòng thuyền viên Nhật Bản sẽ xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên sao cho phù hợp, đảm bảo thực hiện theo đúng các kế hoạch đã đặt ra.

Theo kết quả khảo sát thực tế năm 2021 của tác giả, trong giai đoạn 2019 – 2021, nhằm hướng tới cung cấp đủ số lượng sỹ quan, thuyền viên cho đội tàu đang

được tăng cường đầu tư của công ty và đạt kế hoạch xuất khẩu trên 1.000 sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản, phòng thuyền viên Nhật Bản của công ty đã xác định nhu cầu đào tạo sỹ quan, thuyền viên như sau:

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN KHỐI TÀU NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI LIÊN MINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w