Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện số lượng khóa đào tạo nội bộ khối tàu
8. Bố cục của đề tài
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo sỹquan, thuyền viên
3.2.4. Tăng nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo
Kinh phí là một trong những nguồn lực quan trọng quyết định đến việc đào tạo. Nếu kinh phí không đủ thì các khóa đào tạo không thể tổ chức hay việc đầu tư cho các thiết bị, máy móc một cách toàn diện và tối ưu nhất dẫ đến nhiều bất cập và rủi ro coho công tác đào tạo. Vì vậy, phải tăng cường nguồn kinh phí và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đào tạo trong giai đoạn tiếp theo nhằm đáp ứng những mục tiêu chiến lược lâu dài cho công ty.
Công ty cần phải đẩy mạnh việc đầu tư cho đội ngũ thuyền viên chứ không chỉ tập trung cho các vị trí sỹ quan quản lý. Đồng thời phải kế hoạch sử dụng chi phí đào tạo hợp lý, giảm tối thiểu việc chi tiêu không hợp lý dẫn đến việc lãng phí tiền của vào những việc không cần thiết, gây thất thoát tiền của công ty. Công ty nên thành lập các tổ kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí dành cho hoạt động đào tạo để có thể có những phương án giải quyết kịp thời và tối ưu nhất.
Việc tăng nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo góp phần giúp cho hoạt động đào tạo của công ty được diễn ra trong điều kiện tốt nhất. Điều này giúp các học viên tham gia khoá đào tạo tiếp thu dễ dàng hơn, tiến bộ nhanh hơn và nhớ được những kiến thức sâu hơn. Việc sử dụng hợp lý nguồn kinh phí đào tạo còn giúp công ty tiết kiệm được một khoản kinh phí để đầu tư và mua sắm thêm trang thiết bị hoặc mở thêm các khóa đào tạo khác, phục vụ cho nhu cầu đào tạo của các sỹ quan, thuyền viên.
Để nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo tăng thêm thì trước hết ban lãnh đạo công ty phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo cũng như bản thân các kế hoạch đào tạo phải được xây dựng hợp lý, khả thi và hiệu quả để các bên liên quan và quỹ hỗ trợ đào tạo tin tưởng, chịu đầu tư. Đồng thời bản thân các sỹ quan, thuyền viên tham gia khóa đào tạo phải tự ý thức để chi phí đào tạo được sử dụng đúng mục đích và không bị phí phạm.
3.2.5. Thực hiện công tác đánh giá hoạt động đào tạo một cách khoa học
Tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác đánh giá hoạt động đào tạo để nắm bắt được kết quả của khóa đào tạo, những ưu, nhược điểm của khóa đào tạo. Công tác đánh giá hoạt động đào tạo sẽ cho biết những thông tin trên một cách chính xác từ đó những người lập kế hoạch đào tạo có thể xem xét và rút kinh nghiệm để những khóa đào tạo sau có thể phát huy được những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
Công tác đánh giá hoạt động đào tạo phải được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hiệu quả sẽ làm nổi bật những kết quả và hạn chế yếu kém để khoá sau tiếp tục khắc phục và hoàn thiện. Công tác đánh giá hoạt động đào tạo tốt cũng tăng thêm niềm tin từ các đối tác cho công ty, điều này có thể giúp công ty kêu gọi thêm nhiều nguồn lực cho các hoạt động.
3.2.6. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đào tạo sỹ quan, thuyền viên
Để công tác đào tạo đạt được kết quả đã đề ra cần phải có sự phối hợp của các bộ phận trong công ty, từ những người lãnh đạo, quản lý cho đến những người trực tiếp tham gia đào tạo. những người lãnh đạo, quản lý chính là những người quyết định sẽ đào tạo theo phương pháp nào. Mặc dù họ có thể đề ra chương trình đào tạo hay đến đâu nhưng không có sự phối hợp của những người thực hiện đặc biệt là đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tham gia đào tạo thì chương trình đào tạo cũng không thể thành công. Vì vậy, cần xây dựng và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, quản lý của công ty và đội ngũ sỹ quan, thuyền viên về sự cần thiết phải đào tạo, nâng cao trình độ để đáp ứng những yêu cầu, quy định mới về trình độ và năng lực của sỹ quan, thuyền viên phục vụ trên tàu.
Công ty nên thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại, lấy ý kiến hoặc các khóa học ngắn hạn với sự hỗ trợ của các tổ chức và chuyên gia. Bên cạnh đó, phải tuyên truyền cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên về tầm quan trọng và phải không ngừng nâng cao trình độ thông qua đào tạo để đảm bảo sự an toàn trên mỗi chuyến đi biển và sự phát triển của bản thân. Công ty nên tổ chức các buổi giao lưu, chi sẻ kiến thức và kinh nghiệm với những đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của các hãng hàng hải ở những nước phát triển để họ nhận thức được những thiếu sót của bản thân, từ đó tìm tòi, học hỏi và trau dồi kiến thức có thể sánh ngang với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên ở những nước phát triển trên thế giới. Công ty cần xây dựng chính sách biểu dương, khen thưởng đối với những sỹ quan, thuyền viên đạt được thành tích xuất sắc trong khoá đào tạo để cổ vũ, khích lệ họ cố gắng hơn nữa.
Hơn nữa, những những thành viên trong công ty Hàng Hải liên Minh phải là những người có nhận thức đúng đắn hết về công tác đào tạo. Điều này mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng khi khoa học kỹ thuật đang không ngừng phát triển, những con tàu ngày càng hiện đại, đòi hỏi những người điều khiển phải là thực sự có trình độ và thường xuyên cập nhật những kiến thức mới. Thêm vào đó, những chuẩn mực, quy ước của ngành hàng hải trên thế giới, đặc biệt là những quy ước về an toàn hàng hải thường hay thay đổi thì việc đào tạo giúp đội ngũ sỹ quan, thuyền viên nắm được những quy định, thông tin mới nhất lại càng quan trọng hơn nữa góp phần tránh xảy ra những sự cố không đáng có trong quá trình vận chuyển hàng hóa do thiếu hiểu biết.