2019 2020 2021 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Chi phí đào tạo 7,69 100 8,35 100 9,12 100 Thuyền trưởng 5,11 66,51 5,53 66,24 6,00 65,78 Máy trưởng 1,73 22,51 1,82 21,79 1,91 20,94 Thuyền viên 0,84 10,98 1,00 11,97 1,21 13,28
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty Cổ phần Hàng hải Liên Minh)
Trong thời gian qua, ngân sách dành cho hoạt động đào tạo sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty đã tăng tuy nhiên mức tăng này tương đối ổn định vào khoảng 8% trên một năm do việc đào tạo sỹ quan, thuyền viên được xem là một hoạt động lâu dài và cần phải tiến hành thường xuyên của công ty.
Từ bảng 2.7, với mức kinh phí đào tạo đạt 7,69 tỷ đồng vào năm 2019, có thể thấy hoạt động đào tạo sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty rất được chú trọng tuy nhiên theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty thì mức kinh phí này vẫn chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu đào tạo của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu
Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.7 cũng có thể thấy cơ cấu chi phí đào tạo vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Trong khi việc đào tạo thuyền trưởng và máy trưởng được công ty quan tâm với mức chi phí đào tạo khá cao thì đội ngũ thuyền viên lại ít được chú ý. Chi phí cho đào tạo toàn bộ thuyền viên, những người trực tiếp tham gia vào công việc vận chuyển, sửa chữa năm 2019 chỉ chiếm khoảng 10,98% tổng chi phí đào tạo thì năm 2020 chiếm 11,97% và năm 2021 chiếm 13,28%. Điều này được ông Vũ Hải Trường - Phó Giám đốc công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh cho biết “ Thuyền trưởng và máy trưởng là những người có vị trí quan trọng, quyết định đến hoạt động và sự an toàn của cả con tàu khi vận chuyển mà các con tàu càng mới thì kỹ thuật càng phức tạp cho nên việc đào tạo thuyền trưởng và máy trưởng đòi hỏi phải trải qua nhiều khâu, nhiều quá trình, thậm chí phải đào tạo cả ở nước ngoài nên chi phí sẽ cao hơn so với chi phí đào tạo thuyền viên thông thường”.
Đối với việc đào tạo ngoại ngữ, hiện nay, các sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty đang được đào tạo ngoại ngữ miễn phí với chương trình VSUP hợp tác với Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản. Đây là một chương trình có nhiều ưu điểm vượt trội và hỗ trợ rất nhiều cho các thuyền viên tham gia. Tuy nhiên, do thực tế số lượng thuyền viên có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ chưa nhiều mà số lượng tham gia các khóa đào tạo VSUP còn hạn chế nên bên cạnh khóa đào tạo này, công ty cũng xem xét dành kinh phí để tổ chức thêm các chương trình đào tạo ngoại ngữ của riêng mình góp phần chủ động trang bị đầy đủ kiến thức và tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên.
2.4.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo
Công tác đánh giá kết quả hoạt động đào tạo sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty hiện nay thường được tiến hành sau khi các khóa đào tạo kết thúc, chủ yếu dựa trên những báo cáo gửi về từ các đơn vị và giáo viên trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo và phiếu điều tra nội bộ được phát cho các đối tượng tham gia đào tạo. Từ những thông tin trên báo cáo đó như số người tham gia khóa đào tạo, kết quả kì thi cuối kì, kết quả của các kì kiểm tra, xếp loại của những sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản... kết hợp với các phiếu điều tra nội bộ của công ty, cán bộ phụ
trách sẽ đưa ra bản đánh giá kết quả đào tạo và xếp loại chương trình đào tạo dựa theo tiêu chuẩn đánh giá các khóa đào tạo.
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ đánh giá kết quả đào tạo của sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát thực tế năm 2021)
Theo kết quả tác giả khảo sát thực tế được thể hiện qua biểu đồ 2.3 có thể thấy đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản phần lớn đánh giá tốt về các khoá đào tạo mà công ty đã tổ chức, bên cạnh đó vẫn tồn tại 10% số lượng sỹ quan, thuyền viên cảm thấy chỉ đạt được kết quả trung bình và 5% số lượng còn lại là đánh giá không tốt về khoá đào tạo. Dựa vào phản hồi của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên, Công ty chỉnh sửa lại các vấn đề chưa phù hợp, những thiếu sót không đáng có xảy ra trong khoá đào tạo, rút kinh nghiệm và lên kế hoạch cẩn thận, cụ thể và phù hợp hơn cho các khoá đào tạo tiếp theo.
2.5. Nội dung và hình thức đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàuNhật Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh Nhật Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh
2.5.1. Nội dung đào tạo
2.5.1.1. Đối với thuyền viên mới tuyển dụng
Thuyền viên mới sau khi được tuyển dụng vào công ty sẽ trải qua các lớp huấn luyện, đào tạo do phòng Tuyển mộ - Đào tạo sắp xếp và lên lịch đào tạo ngay trong tháng đầu sau khi tuyển dụng. Thuyền viên mới sẽ được đào tạo về 4 nội dung chính.
Thứ nhất, thuyền viên mới được học lớp đào tạo về Huấn luyện hệ thống quản lý an toàn. Lớp đào tạo này nhằm đảm bảo an toàn trước hết đối với bản thân thuyền viên cũng như đối với những đồng nghiệp.
Thứ hai, thuyền viên mới được tham gia lớp Huấn luyện Anh văn cơ bản. Sau khi học lớp đào tạo Anh văn cơ bản, thuyền viên mới trang bị thêm cho bản thân kiến thức về ngoại ngữ cơ bản nhất đáp ứng được yêu cầu về giao tiếp trong quá trình làm việc.
Thứ ba, thuyền viên mới được tham gia lớp Huấn luyện, đào tạo về trách nhiệm đối với an toàn của tàu và thuyền viên. Sau khi học xong, thuyền viên mới nhận thấy rõ được trách nhiệm và tầm quan trọng của sự an toàn đối với bản thân và đối với tàu.
Thứ tư, thuyền viên mới sẽ học lớp cuối cùng với nội dung Đào tạo nâng cao chuyên môn cho thuyền viên theo chức danh. Khi học xong lớp cuối cùng, thuyền viên mới sẽ hiểu rõ hơn về chuyên môn của mình từ đó nâng cao chất lượng làm việc của bản thân.
2.5.1.2. Đối với thuyền viên dự trữ
Các lớp huấn luyện, đào tạo cho thuyền viên dự trữ của công ty do phòng Tuyển mộ - Đào tạo sắp xếp và lên lịch đào tạo hoặc thuê ngoài đào tạo theo kế hoạch đào tạo của công ty. Thuyền viên dự trữ được đào tạo về huấn luyện cập nhật bổ sung hay sửa đổi các công ước, bộ luật hay các nghị quyết mới của IMO, đào tạo nâng cao chuyên môn đào tạo nâng cao khả năng Tiếng Anh, huấn luyện và đào tạo lại về các vấn đề an toàn phải được thực hiện ít nhất một năm một lần. Các khoá đào tạo này hướng đến mục đích tăng kiến thức, độ hiểu biết của thuyền viên dự trữ đối với tiêu chuẩn đặc thù ngành nghề. Cùng với đó, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên còn được đào
tạo về quản lý bảo vệ môi trường, quản lý an toàn, nhận thức an ninh, làm quen với các chủ tàu: ô tô, hàng rời, tàu két, tàu gỗ, bách hoá, tàu công-ten-nơ, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhận thức phòng chống cướp, an toàn khi biển động, an toàn khi thời tiết lạnh. Tất cả các nội dung thuyền viên dự trữ được đào tạo đều nhằm mục đích riêng, phục vụ cho công việc của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khi xuống tàu.
2.5.1.3. Đối với thuyền viên trước khi nhập tàu
Các lớp huấn luyện, đào tạo cho thuyền viên trước khi nhập tàu của công ty do phòng Tuyển mộ - Đào tạo sắp xếp và lên lịch đào tạo trước khi thuyền viên nhập tàu. Đào tạo định hướng cho thuyền viên trước khi nhập tàu khác với đào tạo cho đội ngũ thuyền viên mới tuyển dụng và đội ngũ thuyền viên dự trữ. Trước khi nhập tàu, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên được giới thiệu về bộ luật ISM CODE, ISPS và công ước MLC2006 áp dụng trên tàu, về quy định của công ty và quy định của tàu bao gồm cả chính sách sử dụng ma tuý, rượu cồn và chính sách đi bờ của công ty, về hướng dẫn và mô tả nhiệm vụ, chứ danh của thuyền viên làm việc trên tàu. Tất cả những điều đó nhằm tăng tính trách nhiệm và mở rộng sự hiểu biết cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trước khi nhập tàu, chuyển qua một môi trường hoàn toàn khắc nghiệt. Bên cạnh đó họ còn được đào tạo về nhận thức về an toàn và bảo vệ sức khoẻ, cứu sinh cơ bản, nhận thức về những hành động phải thực hiện để bảo vệ môi trường và đối phó với các tình huống khẩn cấp, tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ và tình cảm tốt với các thuyền viên trên tàu, giữ thái độ và kỷ luật tốt trên tàu, yêu cầu về giờ làm việc và nghỉ ngơi của thuyền viên, điều khoản và hợp đồng thuê thuyền viên, lương, bảo hiểm. Có thể thấy đội ngũ thuyền viên, sỹ quan trước khi nhập tàu được đào tạo bài bản về tất cả những điều quan trọng và cần thiết khi xuống tàu, giảm được phần nào tâm lý lo lắng của họ.
2.5.1.4. Đối với các sỹ quan và thuyền viên boong, máy
Các lớp huấn luyện, đào tạo cho các sỹ quan và thuyền viên boong, máy của công ty do công ty thuê ngoài để đào tạo và đào tạo theo kế hoạch đào tạo của công ty. Các sỹ quan và thuyền viên boong, máy được đào tạo về huấn luyện an toàn cơ bản như chống cháy và phòng ngừa cháy, sơ cứu, cứu sinh, làm quen tàu dầu (cho thuyền
Các sỹ quan, thuyền viên boong, máy sau khi được đào tạo sẽ có cho mình những kiến thức thực tế nhất để áp dụng vào trong công việc của họ.
2.5.1.5. Đối với sỹ quan boong
Các lớp huấn luyện, đào tạo cho sỹ quan boong của công ty do công ty thuê ngoài để đào tạo và đào tạo theo kế hoạch đào tạo của công ty. Sỹ quan boong được đào tạo về chăm sóc y tế, phòng cháy chữa cháy nâng cao, sử dụng radar, sử dụng ARPA (Automatic Radar Plotting Aids), quản lý nguồn lực buồng lái, hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu, sử dụng hải đồ điện tử, sỹ quan an ninh, hệ thống nhận dạng tự động, vi tính nâng cao (Word/Excel) và anh văn nâng cao.
2.5.1.6. Đối với sỹ quan máy
Các lớp huấn luyện, đào tạo cho sỹ quan máy của công ty do công ty thuê ngoài để đào tạo và đào tạo theo kế hoạch đào tạo của công ty. Sỹ quan máy được đào tạo về chăm sóc y tế, phòng cháy chữa cháy nâng cao, sử dụng radar, sử dụng ARPA (Automatic Radar Plotting Aids), quản lý nguồn lực buồng máy, khoá học nâng cao máy, vi tính nâng cao (Word/Excel) và anh văn nâng cao.
2.5.1.7. Đối với thuyền viên phục vụ
Các lớp huấn luyện, đào tạo cho thuyền viên phục vụ của công ty do công ty thuê ngoài để đào tạo và đào tạo theo kế hoạch đào tạo của công ty. Thuyền viên phục vụ được đào tạo về khoá học nâng cao nấu ăn, huấn luyện các món ăn Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam, nấu ăn và an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hải, anh văn căn bản.
2.5.1.8. Đối với thực tập và sỹ quan boong, máy cấp thấp
Các lớp huấn luyện, đào tạo cho thực tập và sỹ quan boong, máy cấp thấp của công ty do công ty thuê ngoài để đào tạo và đào tạo theo kế hoạch đào tạo của công ty. Thực tập và sỹ quan boong, máy cấp thấp được đào tạo các khoá học bắt buộc theo STCW 2010 khi nghỉ dự trữ.
2.5.2. Hình thức đào tạo
2.5.2.1. Đào tạo nội bộ
Đào tạo nội bộ là hoạt động huấn luyện, đào tạo thuyền viên của công ty do các giảng viên là cán bộ công nhân viên, sỹ quan thuyền viên của Công ty giảng dạy và
huấn luyện. Đào tạo nội bộ áp dụng cho hoạt động đào tạo và huấn luyện thuyền viên cả trên bờ và dưới tàu cũng như tại công ty.
Trưởng phòng Tuyển mộ - Đào tạo xác định nhu cầu đào tạo sỹ quan thuyền viên căn cứ việc áp dụng các công ước mới, phản ánh của các thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu, các yêu cầu của chủ tàu, công ty quản lý, khai thác tàu cũng như các nhu cầu nâng cao chất lượng thuyền viên của Công ty.
Các giảng viên đào tạo nội bộ phải là cố vấn của công ty hoặc các thuyền trưởng, máy trưởng đã có kinh nghiệm làm việc trên các tàu do công ty cung ứng thuyền viên và được chủ tàu đánh giá cao.
Quy trình đào tạo nội bộ như sau:
* Yêu cầu đào tạo: Các khoá đào tạo nội bộ bao gồm nhưng không giới hạn các khoá huấn luyện về hệ thống quản lý an toàn, các công ước và thông tin hàng hải mới, các khoá đào tạo về chuyên môn cho thuyền viên từng chức danh, các khoá đào tạo vận hành các loại tàu đặc biệt (tàu dầu, tàu chở ô tô, tàu chở gỗ,...), các buổi định hướng cho thuyền viên trước khi nhập tàu. Trưởng phòng Tuyển mộ - đào tạo xác định nhu cầu và nội dung đào tạo dựa trên các yêu cầu mới của các bộ luật, nhận xét của thuyền máy trưởng trên các tàu, nhận xét, các yêu cầu từ chủ tàu, người khai thác, các yêu cầu quy định trong hệ thống QLAT của chủ tàu, nhận xét từ phòng thuyền viên, các yêu cầu quy định trong hệ thống QLCL của công ty, những kiến thức và kỹ năng công ty thấy cần cho thuyền viên.
* Lập kế hoạch đào tạo: Kế hoạch đào tạo được trưởng phòng Tuyển mộ đào tạo lập hàng quý và rà soát, bổ sung, sửa đổi hàng tháng trên cơ sở các nhận xét từ các cuộc họp giao ban của Công ty.
* Phê duyệt kế hoạch đào tạo, chuẩn bị tài liệu, phòng học, giảng viên: Giám đốc là người phê duyệt kế hoạch đào tạo sau đó phòng tuyển mộ đào tạo xây dựng chương trình đào tạo cụ thể cho từng khoá dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt đồng thời phải thống nhất với các giảng viên về thời lượng và giáo trình giảng dạy, giáo trình phải được Ban cố vấn soát xét và phê duyệt.
* Thực hiện đào tạo: Phòng tuyển mộ đào tạo bố trí giảng viên là các cố vấn, các thuyền trưởng, máy trưởng có kinh nghiệm của công ty và các chuyên gia. Bên cạnh đó phòng tuyển mộ đào tạo cử cán bộ tham gia quản lý lớp học, theo dõi việc tham gia học tập của thuyền viên.
* Đánh giá chất lượng học viên: Sau mỗi khoá huấn luyện, đào tạo phải có đánh giá chất lượng học viên, kết quả được ghi và lưu lại theo biểu mẫu quy định của công ty.
* Cập nhật hồ sơ đào tạo: Hồ sơ đào tạo của thuyền viên được cập nhật trong sổ huấn luyện đào tạo của từng thuyền viên sau khi thuyền viên trải qua các lớp huấn luyện đào tạo.
Hình thức đào tạo nội bộ dành cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên mới tuyển dụng, trước khi nhập tàu và thuyền viên dự trữ. Các lớp đào tạo nội bộ được Công ty lên phương án, kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ, xếp các giảng viên là các cố vấn cấp cao trong công ty đứng lớp giảng dạy, định hướng cho học viên.