Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện số lượng khóa đào tạo nội bộ khối tàu
8. Bố cục của đề tài
2.7. Đánh giá công tác đào tạo đội ngũ sỹquan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản
Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh
2.7.1. Ưu điểm
Thứ nhất, công tác xác định nhu cầu đào tạo của Công ty đã làm khá tốt bước phân tích để từ đó đưa ra dự báo về nhu cầu đào tạo giúp cho công ty có cơ sở, nền
tảng để lập kế hoạch đào tạo. Tất cả đều dựa trên sự phân tích từ những căn cứ hợp lý nên việc xác định nhu cầu đào tạo của Công ty khá sát so với số lượng đào tạo thực tế hàng năm.
Thứ hai, mỗi khóa đào tạo có các mục tiêu cụ thể riêng bên cạnh các mục tiêu chung. Đây là một lợi thế lớn của việc đào tạo, bởi vì nhờ có mục tiêu cụ thể mà mọi người và các bộ phận lên kế hoạch đào tạo có cơ sở để thiết lập chương trình đào tạo và đặt mục tiêu cụ thể. Chương trình đào tạo mà học viên chia sẻ trách nhiệm với sĩ quan và thuyền viên tham gia khóa đào tạo và những người chịu trách nhiệm đánh giá kết quả đào tạo. Việc đào tạo theo định hướng thực hiện.
Thứ ba, các khoá đào tạo sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty đã thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới, đặc biệt là những kiến thức liên quan tới các quy định, chuẩn mực về an toàn hàng hải. Nội dung của các khoá đào tạo đã được bổ sung phong phú và thời gian đào tạo được tính toán linh hoạt sao cho phù hợp và có lợi nhất cho học viên tham gia.
Thứ tư, việc đánh giá hiệu quả đào tạo của công ty dựa trên những cơ sở thực tế, dựa trên kết quả học tập của học viên và đánh giá về khóa đào tạo của chính học viên, được lập thông qua bảng câu hỏi nội bộ.
Thứ năm, Công ty đã liên kết, phối hợp với Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Trường Cao đẳng Hàng Hải, Trung tâm huấn luyện thuyền viên của Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam để đào tạo, huấn luyện đội ngũ sỹ quan, thuyền viên bài bản theo đúng các chương trình đào tạo trong kế hoạch.
Thứ sáu,, công ty đang dần mở rộng quy mô, khu vực tuyển thuyền viên, công ty đã nghiên cứu và đi sâu vào những đối tượng vùng núi, vùng sâu vùng xa nhằm mục đích giúp bà con nghèo vượt khó, vượt khổ bằng chính mức lương đặc thù của ngành hàng hải đồng thời giúp mọi người tiếp cận với ngành hàng hải ngày một nhiều hơn.
2.7.2. Hạn chế
Thứ nhất, một bộ phận người có trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của Công ty còn thiếu sự chủ động trong việc xác định nhu cầu và quan tâm đến tâm lí của người được đào tạo.
Thứ hai, công tác xác định đối tượng đào tạo cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên Khối tàu Nhật Bản tại Công ty chưa hiệu quả, ở giai đoạn đầu, người lao động được đào tạo chủ yếu theo hình thức lí thuyết, thiếu tính thực tế nên ảnh hưởng tới việc kiểm tra và đánh giá chất lượng đào tạo.
Thứ ba, Công ty đã và đang áp dụng nhiều hình thức và phương pháp đào tạo cho người lao động nhưng chưa quy định cụ thể chương trình đào tạo cho từng đối tượng cụ thế nên gây ra nhiều khó khăn trong quá trình đào tạo. Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá về công tác đào tạo chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Thứ tư, một hạn chế vô cùng lớn đó là đặc thù của ngành hàng hải phải lênh đênh trên biển dài ngày rất vất vả, nhiều gia đình chỉ xót con hay chỉ có một con đều không muốn xa con, không muốn con theo học ngành hàng hải hay bất cứ ngành nào liên quan đến nghề đi biển. Thêm vào đó, người dân vẫn còn ám ảnh bởi sự tan rã của tập đoàn Vinashin nên họ không muốn con em mình theo ngành nghề này.
Thứ năm, ảnh hưởng của Covid 19 khiến cho hoạt động của Công ty nói chung và đội ngũ sỹ quan, thuyển viên của Khối tàu Nhật Bản nói riêng gặp nhiều hạn chế. Nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng trong đó có nền kinh tế biển, Các đội tàu phải tạm ngừng hoạt động vận chuyển hàng hóa và cung ứng thuyền viên. Từ đó hoạt động đào tạo cho đội ngũ này cũng bị hạn chế tác động đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.7.3. Nguyên nhân hạn chế
2.7.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, quá trình đào tạo còn nhiều bất cập, việc xây dựng còn theo chủ nghĩa kinh nghiệm, chưa theo mô hình khoa học, ở một số khâu còn bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý ảnh hưởng đến các khâu khác.
Thứ hai, một số cán bộ phụ trách hoạch định và lên kế hoạch đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên còn thiếu tính chủ động, chưa thực sự thấu đáo, quan tâm đến vấn đề đào tạo, chưa có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ để đưa ra kế hoạch đào tạo hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên.
Thứ ba, về chương trình đào tạo: công ty phối hợp nhiều hình thức đào tạo nhưng chưa phân chia rõ ràng cho từng đối tượng nên việc lựa chọn hình thức đào tạo
chưa rõ ràng. Phương pháp đào tạo gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Thứ tư, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên được huấn luyện chưa có ý thức tham gia nghiêm túc, đầy đủ, tích cực khóa đào tạo.
Thứ năm, trong khi quá trình đào tạo đang diễn ra, những người có trách nhiệm tổ chức khóa đào tạo chưa theo sát để phát hiện những sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời.
2.7.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nhu cầu và mục tiêu đào tạo sỹ quan và thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty phần lớn phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư và phát triển của công ty, tuy nhiên những kế hoạch này không phải lúc nào cũng ổn định và có thể thay đổi tùy theo biến động thị trường, gây khó khăn cho việc hoạch định các bước đi theo quy trình đào tạo một cách chuẩn xác.
Thứ hai, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19 kéo dài, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty bị gián đoạn, các mục tiêu, kế hoạch của Công ty đề ra bị chậm trễ. Các kế hoạch về đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên cũng bị ảnh hưởng chút ít, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản không thể đào tạo offline, không thể gặp nhau trực tiếp gây khó khăn trong việc đào tạo.
Với nguyên nhân trên, cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Đã đến lúc phải thực sự hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên và đặt nền tảng xây dựng đội ngũ đủ số lượng, chất lượng toàn diện để thực hiện các kế hoạch, mục tiêu của Công ty trong giai đoạn tiếp theo.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 tác giả đã nghiên cứu về thực trạng đào tạo đội ngũ thuyền viên, sỹ quan khối tàu Nhật Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh. Cụ thể, tác giả đã giới thiệu những nội dung cơ bản về công ty và đi sâu nghiên cứu về công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của công ty, tìm hiểu được về nội dung và hình thức đào tạo của công ty cũng như những kết quả thực hiện công tác đào tạo của công ty. Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, nêu được những ưu điểm, hạn chế của công ty. Trên
cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo thuyền viên, sỹ quan ở chương 3.
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN KHỐI TÀU NHẬT BẢN TẠICÔNG TY
CỔ PHẦN HÀNG HẢI LIÊN MINH