Bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo của sỹquan, thuyền viên

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN KHỐI TÀU NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI LIÊN MINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 38 - 44)

khối tàu Nhật Bản giai đoạn 2019 – 2021 (người)

Đối tượng được đào tạo Số lượng người có nhu cầu đào tạo 2019 2020 2021

Sỹ quan quản lý 59 68 73

Sỹ quan vận hành 86 82 87

Rating 186 224 260

Đào tạo ngoại ngữ (VSUP) 301 365 400

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát thực tế năm 2021)

Theo kết quả khảo sát thực tế của tác giả được thể hiện trong bảng 2.4 có thể thấy nhu cầu đào tạo của tất cả các đối tượng từ sỹ quan quản lý, sỹ quan vận hành, thủy thủ, đào tạo ngoại ngữ của công ty đều tăng qua mỗi năm. Nếu như năm 2019 nhu cầu đào tạo của sỹ quan quản lý là 59 người thì năm 2021 tăng lên 73 người, tăng 14 người so với năm 2019. Nhu cầu đào tạo của sỹ quan vận hành và Raiting của năm 2021 tăng lên so với năm 2019. Đặc biệt, nhu cầu đào tạo ngoại ngữ (VSUP) đạt 301 người thì năm 2020 nhu cầu này lên tới 365 người và năm 2021 thì đạt tới 400 người tăng 99 người so với năm 2019. Điều đó cho thấy đội ngũ sỹ quan, thuyền viên rất có mong muốn được đào tạo, được học hỏi phát triển bản thân hơn nữa. Bởi mong muốn đào tạo mãnh liệt Do đó, Công ty luôn có sự quyết tâm đào tạo và xây dựng toàn diện đội ngũ sỹ quan, thuyền viên.

2.4.2. Xác định mục tiêu đào tạo

Công ty đặt ra mục tiêu đào tạo một cách toàn diện, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên phải được cơ cấu một cách hợp lý, trang bị đầy đủ cề kiến thức và trình độ chuyên môn góp phần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển, cung ứng thuyền viên của Công ty.

Ngoài ra, mỗi khóa đào tạo của công ty đều có mục tiêu cụ thể. Ví dụ như đối với hoạt động cung ứng, xuất khẩu thuyền viên hàng năm, tất cả thuyền viên trước khi nhập tàu đều được trải qua một khóa đào tạo. Mục tiêu của khóa đào tạo trước khi

năng ngoại ngữ, hiểu thêm về các kiến thức luật pháp, xã hội và tăng cường ý thức kỷ luật để đảm bảo vượt qua được những kì sát hạch rất nghiêm ngặt của chủ tàu.

2.4.3. Xác định đối tượng đào tạo

Sau khi xác định được nhu cầu và mục tiêu đào tạo, phòng thuyền viên Nhật Bản sẽ xác định đối tượng tham gia đào tạo. Tất cả sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản đều có cơ hội tham gia đào tạo. Những thuyền viên mới là đối tượng của các khóa đào tạo về định hướng lao động. Bên cạnh đó, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có thể tham gia khoá đào tạo phát triển kỹ năng nghề nghiệp, khoá đào tạo VSUP và các khóa đào tạo khác để thi cấp chứng chỉ chuyên môn ở các mức trách nhiệm trong quá trình làm việc.

Đối với đối tượng tham gia lớp bồi dưỡng phát triển kỹ năng nghề nghiệp: Cán bộ trực tiếp quản lý sĩ quan, thuyền viên đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của sĩ quan, thuyền viên để xác định kiến thức, kỹ năng để có kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng. Các sỹ quan, thuyền viên đủ điều kiện tham gia các khóa đào tạo, sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ được Công ty tạo điều kiện, cử tham gia các khóa đào tạo, thi cấp chứng chỉ.

Đối với đối tượng tham gia khoá đào tạo phát triển các kỹ năng nghề nghiệp: Cán bộ trực tiếp quản lý sỹ quan, thuyền viên đánh giá năng lực chuyên môn và khả năng của các sỹ quan, thuyền viên để xác định những kiến thức, kỹ năng cần bổ sung để lên kế hoạch tham gia các khoá đào tạo phù hợp cho từng đối tượng.

Công ty sẽ tạo điều kiện và cử đi tham gia học các khóa đào tạo và thi lấy chứng chỉ đối với những sỹ quan, thuyền viên có đủ điều kiện tham gia các khóa đào tạo để thi cấp chứng chỉ chuyên môn.

Đối với đối tượng đào tạo ngoại ngữ theo VSUP (chương trình đào tạo chủ yếu về và ngoại ngữ do Công đoàn thủy thủ Nhật Bản tài trợ), để được tham gia đào tạo VSUP, thuyền viên phải là những người mới vào công ty và có khả năng phát triển trong tương lai, đặc biệt, chú trọng và quan tâm đến những thuyền viên có cơ hội được xuất khẩu bởi vì khi có chứng nhận đã tham gia khóa đào tạo VSUP thì các chủ tàu người Nhật sẽ dễ dàng chấp nhận thuyền viên hơn. Những tiêu chuẩn đó đã giúp công

ty xác định được đối tượng đào tạo và dự báo được kế hoạch đào tạo trong những năm tiếp theo.

Bảng 2.5. Đối tượng sỹ quan, thuyền viên được đào tạo theo kế hoạch (người)

Đối tượng được đào tạo Số lượng người được đào tạo theo kế hoạch 2019 2020 2021

Mức trách nhiệm quản lý 59 68 73

Mức trách nhiệm vận hành 86 82 87

Mức trách nhiệm trợ giúp 186 224 260

VSUP 301 365 400

(Nguồn: Phòng Tuyển mộ đào tạo công ty Cổ phần Hàng hải Liên Minh)

Từ bảng 2.5 có thể thấy được số lượng thuyên viên, sỹ quan được đào tạo theo kế hoạch của công ty tăng dần theo từng năm. Đối với sỹ quan, thuyền viên mức trách nhiệm quản lý năm 2019 đào tạo được 59 người thì năm 2021 đã tăng thêm 14 người, tổng là 73 người. Đối với sỹ quan, thuyền viên mức trách nhiệm vận hành từ năm 2019 đến năm 2020 giảm từ 86 xuống 82 người tuy nhiên đến năm 2021 đã tăng lên 87 người. Thuyền viên, sỹ quan ở mức trách nhiệm trợ giúp và VSUP đều tăng dần theo từng năm. Điều đó cho thấy công ty đã thành công và rất nghiêm túc trong việc lập kế hoạch đào tạo và đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên theo đúng kế hoạch đã đề ra.

2.4.4. Xác định chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

2.4.4.1. Chương trình đào tạo

Sau khi xác định đối tượng đào tạo, các bộ phận trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo của công ty sẽ xác định các nội dung và thời gian, địa điểm đào tạo thích hợp.

Đối với nội dung đào tạo, công ty xây dựng nội dung phù hợp với từng khóa đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khóa đào tạo định hướng lao động đặc biệt quan trọng đối với các đối tượng là thuyền viên mới. Khoá đào tạo này sẽ giúp đội ngũ thuyền viên mới có thêm thông tin về nghề nghiệp cũng như định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng hơn, hiểu thêm về nơi làm việc và môi trường làm việc sẽ gắn bó. Vì thế, nội dung chủ yếu của khóa đào tạo định hướng lao động là các môn học giới thiệu cho đội ngũ thuyền viên mới những kiến thức về ngành hàng hải, về công ty và các đơn vị trực thuộc, về công việc đặc thù cũng như những yêu cầu của nghề đi biển.

Khoá đào tạo phát triển nghề nghiệp được áp dụng phổ biến với mục đích nâng cao trình độ cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên. Trên thực tế, ở một giai đoạn nhất định, sĩ quan và thuyền viên cần phải được đào tạo những nội dung cụ thể để nâng cao nghiệp vụ và nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi tham gia các kỳ thi cấp cao hơn và đảm nhận những công việc phức tạp hơn. Mặt khác, với tốc độ đầu tư tàu hiện tại của công ty và thực tế là hầu hết các tàu đóng mới đều yêu cầu người lao động phải có trình độ kỹ thuật, khóa đào tạo này là cần thiết và nên được tổ chức thường xuyên để đưa các cán bộ, thuyền viên hiện có đến gần hơn. với công nghệ tiên tiến và nghề thủ công. Đối với những thuyền viên mới, việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp giúp họ nhận ra những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất và phối hợp tốt với những thuyền viên khác. Nội dung các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chủ yếu tập trung vào các môn học phát triển kiến thức, không chỉ học lý thuyết mà phải có thời gian thực hành.

Công ty rất quan tâm đến công tác đào tạo đối với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên chịu trách nhiệm quản lý. Các bộ phận phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để một con tàu có thể vận hành an toàn do đó sỹ quan quản lý ngoài các kiến thức về chuyên môn thì cần phải biết cách gắn kết mọi người. Do vậy, nội dung của khoá đào tạo của người quản lý thông thường chính là hướng dẫn cách ra quyết định hành chính, cách làm việc và điều tiết mối quan hệ giữa con người với con người.

Các bộ phận có trách nhiệm về việc chuẩn bị địa điểm và lên lịch thời gian đào tạo phải phối hợp với nhau sắp xếp lịch sao cho phù hợp và tạo điều kiện tối đa cho những học viên tham gia đào tạo có thể an tâm và đạt được kết quả tốt nhất sau khoá đào tạo.

Do những cán bộ thuộc Ban cố vấn và phòng hỗ trợ nghiệp vụ Hàng hải là những sỹ quan quản lý có trình độ cao và kinh nghiệm đi biển lâu năm, có kinh nghiệm trong việc đứng lớp giảng dạy nên đội ngũ giáo viên lấy trong nội bộ sẽ đảm nhiệm một số khoá đào tạo góp phần đạt được mục tiêu công ty đặt ra và giúp những sỹ quan, thuyền viên tham gia khoá đào tạo sẽ thu nhận được nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng có ích.

Bảng 2.6. Số lượng khoá đào tạo sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản của công ty giai đoạn 2019 – 2021 (khoá)

Tên chương trình đào tạo 2019 2020 2021

Đào tạo định hướng 9 10 12

Đào tạo phát triển nghề nghiệp 33 42 45

Đào tạo quản lý 8 9 10

Tổng 40 61 67

(Nguồn: Phòng Tuyển mộ đào tạo công ty Cổ phần Hàng hải Liên Minh)

Từ bảng 2.6 có thể thấy được số lượng khoá đào tạo sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản được công ty tổ chức hoặc phối hợp tổ chức, chưa tính các khóa đào tạo mà sỹ quan, thuyền viên được công ty cử đi học. Năm 2019 công ty tổ chức được tất cả 40 khoá đào tạo dành cho sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản nhưng đến năm 2021 số lượng khoá đào tạo là 67 khoá, tăng 27 khoá so với năm 2019. Các lớp đào tạo về định hướng được Công ty chú trọng và lên kế hoạch cẩn thận bởi lớp đào tạo này là bước khởi đầu định hướng cụ thể, kỹ lưỡng và chặt chẽ về tâm lý, về công việc trong tương lai cho đội ngũ thuyền viên, sỹ quan mới, được đánh giá cao về chất lượng của mỗi học viên sau khi được đào tạo. Lớp đào tạo phát triển nghề nghiệp chỉ ra lộ trình công danh, vẽ cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên hướng đi phù hợp với bản thân nhất. Lớp đào tạo quản lý dành cho đội ngũ quản lý thuyền viên, quản lý tàu, là khoá đào tạo dành cho những sỹ quan, thuyền viên đã có kinh nghiệm, có năng lực và có thâm niên làm việc. Các khoá đào tạo được Công ty quan tâm, đầu tư phù hợp, số lượng các khoá đào tạo tăng dần theo từng năm nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải của Công ty, thúc đẩy Công ty thực hiện các mục tiêu đã đề ra đạt kết quả tốt nhất.

2.4.4.2. Phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc giúp đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có thể vừa học vừa làm, tăng khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng cần có trong công việc thông qua thực tế, đào tạo trực tiếp dưới sự hướng dẫn của những người có chuyên môn và tay nghề cao.

Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc là phương pháp phổ biến, thông qua phương pháp này có thể trực tiếp dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho cả thuyền viên và sỹ quan. Phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ dẫn được đánh giá là có hiệu quả

về phương tiện hay trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, sỹ quan, thuyền viên được đào tạo được hướng dẫn trực tiếp một cách tỉ mỉ nhờ đó khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng sẽ dễ dàng hơn đồng thời sỹ quan, thuyền viên còn có cơ hội được làm trực để người hướng dẫn quan sát và kiểm tra, chỉ bảo cho tới khi sỹ quan, thuyền viên có thể làm thành thạo công việc. Dù phương pháp này không tốn chi phí chuẩn bị trang thiết bị học tập nhưng lại có thể phát sinh những tổn thất do những sỹ quan, thuyền viên được đào tạo chưa có kinh nghiệm có thể làm hỏng các máy móc, thiết bị trong quá trình thực hành.

Kèm cặp, chỉ bảo là phương pháp thường áp dụng cho các sỹ quan quản lý để có thể học hỏi được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những sỹ quan quản lý, những người có kinh nghiệm đi trước và giỏi hơn. Giống như phương pháp chỉ dẫn công việc, phương pháp này có thể áp dụng một cách thường xuyên, giúp sỹ quan, thuyền viên lĩnh hội kiến thức và các kỹ năng cần thiết nhanh và dễ dàng hơn. Hơn nữa, thuyền viên, sỹ quan có thể vừa học vừa được làm thử công việc thật.

Đào tạo theo kiểu học nghề: những sỹ quan, thuyền viên được đào tạo theo kiểu học nghề sau khi được học lý thuyết trên lớp sẽ được gửi đến các đội tàu để được quan sát và học hỏi thực tế và trực tiếp thực hiện các công việc đã được học dưới sự giám sát của những sỹ quan, thuyền viên đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên đào tạo theo phương pháp này tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

Đào tạo thi các chứng chỉ trong nước và quốc tế: đối với việc thi cấp chứng chỉ chuyên môn, phòng thuyền viên Nhật Bản sẽ đánh giá đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản kết hợp với việc xem xét nhu cầu đào tạo, từ đó làm cơ sở để lên kế hoạch cử những người có đủ tiêu chuẩn đi học và thi lấy chứng chỉ chuyên môn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước hoặc tạo điều kiện cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên được thi chứng chỉ chuyên môn thông qua việc cung cấp thông tin đào tạo, hỗ trợ thủ tục và kinh phí.

Tổ chức các cuộc hội nghị hay thảo luận hoặc các cuộc hội thảo ở cả trong và ngoài công ty để giúp đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có thể trao đổi kinh nghiệm và tiếp xúc với những người có chuyên môn, tay nghề cao nhằm tích lũy thêm kiến thức.

2.4.5 Chi phí đào tạo

Việc lập dự trù chi phí cho mỗi khoá đào tạo thuộc trách nhiệm của cán bộ phòng Tuyển mộ đào tạo, phòng thuyền viên Nhật Bản và các cán bộ phụ trách đào tạo của công ty. Chi phí đào tạo phải phù hợp với ngân sách dành cho hoạt động đào tạo mà công ty đã phê duyệt.

Chi phí dành cho khoá đào tạo thường bao gồm những khoản như: khoản kinh phí dành cho các giảng viên mời từ bên ngoài về công ty giảng dạy, khoản trợ cấp cho các sỹ quan, thuyền viên được cử đi đào tạo theo quy chế đào tạo, tiền học phí và tiền đăng ký thi chứng chỉ chuyên môn, khấu hao tài sản và kinh phí dành cho trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo hay chi phí tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận, tổ chức các lớp học...

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN KHỐI TÀU NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI LIÊN MINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 38 - 44)