Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện số lượng khóa đào tạo nội bộ khối tàu
8. Bố cục của đề tài
2.5. Nội dung và hình thức đào tạo đội ngũ sỹquan, thuyền viên khối tàu Nhật
2.5.2. Hình thức đào tạo
2.5.2.1. Đào tạo nội bộ
Đào tạo nội bộ là hoạt động huấn luyện, đào tạo thuyền viên của công ty do các giảng viên là cán bộ công nhân viên, sỹ quan thuyền viên của Công ty giảng dạy và
huấn luyện. Đào tạo nội bộ áp dụng cho hoạt động đào tạo và huấn luyện thuyền viên cả trên bờ và dưới tàu cũng như tại công ty.
Trưởng phòng Tuyển mộ - Đào tạo xác định nhu cầu đào tạo sỹ quan thuyền viên căn cứ việc áp dụng các công ước mới, phản ánh của các thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu, các yêu cầu của chủ tàu, công ty quản lý, khai thác tàu cũng như các nhu cầu nâng cao chất lượng thuyền viên của Công ty.
Các giảng viên đào tạo nội bộ phải là cố vấn của công ty hoặc các thuyền trưởng, máy trưởng đã có kinh nghiệm làm việc trên các tàu do công ty cung ứng thuyền viên và được chủ tàu đánh giá cao.
Quy trình đào tạo nội bộ như sau:
* Yêu cầu đào tạo: Các khoá đào tạo nội bộ bao gồm nhưng không giới hạn các khoá huấn luyện về hệ thống quản lý an toàn, các công ước và thông tin hàng hải mới, các khoá đào tạo về chuyên môn cho thuyền viên từng chức danh, các khoá đào tạo vận hành các loại tàu đặc biệt (tàu dầu, tàu chở ô tô, tàu chở gỗ,...), các buổi định hướng cho thuyền viên trước khi nhập tàu. Trưởng phòng Tuyển mộ - đào tạo xác định nhu cầu và nội dung đào tạo dựa trên các yêu cầu mới của các bộ luật, nhận xét của thuyền máy trưởng trên các tàu, nhận xét, các yêu cầu từ chủ tàu, người khai thác, các yêu cầu quy định trong hệ thống QLAT của chủ tàu, nhận xét từ phòng thuyền viên, các yêu cầu quy định trong hệ thống QLCL của công ty, những kiến thức và kỹ năng công ty thấy cần cho thuyền viên.
* Lập kế hoạch đào tạo: Kế hoạch đào tạo được trưởng phòng Tuyển mộ đào tạo lập hàng quý và rà soát, bổ sung, sửa đổi hàng tháng trên cơ sở các nhận xét từ các cuộc họp giao ban của Công ty.
* Phê duyệt kế hoạch đào tạo, chuẩn bị tài liệu, phòng học, giảng viên: Giám đốc là người phê duyệt kế hoạch đào tạo sau đó phòng tuyển mộ đào tạo xây dựng chương trình đào tạo cụ thể cho từng khoá dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt đồng thời phải thống nhất với các giảng viên về thời lượng và giáo trình giảng dạy, giáo trình phải được Ban cố vấn soát xét và phê duyệt.
* Thực hiện đào tạo: Phòng tuyển mộ đào tạo bố trí giảng viên là các cố vấn, các thuyền trưởng, máy trưởng có kinh nghiệm của công ty và các chuyên gia. Bên cạnh đó phòng tuyển mộ đào tạo cử cán bộ tham gia quản lý lớp học, theo dõi việc tham gia học tập của thuyền viên.
* Đánh giá chất lượng học viên: Sau mỗi khoá huấn luyện, đào tạo phải có đánh giá chất lượng học viên, kết quả được ghi và lưu lại theo biểu mẫu quy định của công ty.
* Cập nhật hồ sơ đào tạo: Hồ sơ đào tạo của thuyền viên được cập nhật trong sổ huấn luyện đào tạo của từng thuyền viên sau khi thuyền viên trải qua các lớp huấn luyện đào tạo.
Hình thức đào tạo nội bộ dành cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên mới tuyển dụng, trước khi nhập tàu và thuyền viên dự trữ. Các lớp đào tạo nội bộ được Công ty lên phương án, kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ, xếp các giảng viên là các cố vấn cấp cao trong công ty đứng lớp giảng dạy, định hướng cho học viên.
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện số lượng khóa đào tạo nội bộ khối tàu
Nhật Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh giai đoạn 2019 – 2021 (khóa)
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát thực tế năm 2021)
Biểu đồ 2.4 cho thấy số lượng khoá đào tạo sỹ quan, thuyền viên qua các năm nhằm đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong nội bộ công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt là cấp chỉ huy tàu. Với phương châm chất
lượng hơn số lượng, hàng năm khối tàu Nhật Bản của Công ty Cổ phần hàng hải Liên Minh đã tổ chức các khoá học đào tạo ra nhiều sỹ quan, thuyền viên có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, am hiểu nhiều loại tàu khác nhau. Theo thống kê, từ năm 2019-2021, công ty đã tổ chức đào tạo được 42 khoá, đào tạo ra 310 sỹ quan, thuyền viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ xứng đáng đảm nhiệm những vị trí quan trọng trên tàu. Cụ thể, năm 2019 đã tổ chức được 10 khoá đào tạo chiếm 23,8%, cung cấp cho công ty nhiều nhân giỏi, chất lượng. để phục vụ cho nhu cầu phát triển của công ty trong tình hình mới, Công ty đã tập trung đào tạo và tăng số lượng các khoá để đáp ứng đủ nhân lực có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ cho công ty điển hình như năm 2020 là 15 khoá chiếm 35,7% và năm 2021 là 17 khoá chiếm 40,5%.
2.5.2.2. Đào tạo bên ngoài
Đào tạo bên ngoài là hoạt động huấn luyện, đào tạo thuyền viên của công ty do các tổ chức bên ngoài giảng dạy và huấn luyện.
Đào tạo bên ngoài áp dụng cho hoạt động đào tạo và huấn luyện thuyền viên cả trên bờ và dưới tàu, tại công ty cũng như tại các cơ sở đào tạo chuyên nghành bên ngoài.
Trưởng phòng Tuyển mộ - Đào tạo xác định nhu cầu đào tạo sỹ quan thuyền viên căn cứ việc áp dụng các công ước mới, phản ánh của các thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu, các yêu cầu của chủ tàu, công ty quản lý, khai thác tàu cũng như các nhu cầu nâng cao chất lượng thuyền viên của Công ty.
Tiêu chí ban đầu lựa chọn cơ sở đào tạo bên ngoài của công ty là cơ sở hoạt động hợp pháp, có đầy đủ giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật và các giấy phép của các tổ chức và thể chế liên quan, cơ sở có đủ năng lực cấp chứng chỉ phù hợp với nhu cầu đào tạo, phù hợp với các quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế, cơ sở đào tạo có uy tín và thực hiện công tác đào tạo lâu năm, ưu tiên cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông vận tải, Trường Đại học Hàng Hải và cơ sở đào tạo đã từng hợp tác lâu năm với công ty.
Các cơ sở đào tạo mới được đánh giá dựa trên hồ sơ năng lực và khả năng đào tạo thực tế của cơ sở và nhân sự. Phòng Tuyển mộ đào tạo của Công ty sẽ kiểm tra hồ
cầu thì phòng Tuyển mộ đào tạo sẽ báo cáo Giám đốc để chọn cơ sở đó làm nhà cung cấp dịch vụ đào tạo.
Đối với các cơ sở đang hợp tác, việc đánh giá được thực hiện qua mỗi đợt đào tạo. Phòng tuyển mộ đào tạo cử người giám sát đợt đào tạo đồng thời gửi phiếu đánh giá của người học về khoá đào tạo theo biểu mẫu nội bộ của công ty. Trong trường hợp có nhiều ý kiến phản hồi không tốt, phòng tuyển mộ đào tạo sẽ xem xét làm việc lại với cơ sở đào tạo, báo cáo Giám đốc không hợp tác với cơ sở đào tạo nếu cần thiết.
Quy trình đào tạo bên ngoài như sau:
* Yêu cầu đào tạo: Các khoá đào tạo bên ngoài được thực hiện khi điều kiện cơ sở vật chất và giảng viên của Công ty không đáp ứng được yêu cầu đào tạo cho thuyền viên bao gồm nhưng không giới hạn các khoá huấn luyện về tiếng anh, các khoá đào tạo kỹ năng vận hành trên tàu: vận hành cẩu, hàn sắt,... Các khoá đào tạo vận hành các loại tàu đặc biệt (tàu dầu, tàu chở ô tô, tàu chở gỗ...). Trưởng phòng Tuyển mộ đào tạo xác định nhu cầu đào tạo dựa trên các yêu cầu mới của bộ luật, nhận xét của các thuyền máy trưởng trên các tàu, nhận xét, các yêu cầu từ chủ tàu, người khai thác, các yêu cầu quy định trong hệ thống QLAT của chủ tàu, nhận xét từ phòng thuyền viên, các yêu cầu quy định trong hệ thống QLCL của Công ty.
* Lập kế hoạch đào tạo và lựa chọn cơ sở đào tạo: Kế hoạch đào tạo được trưởng phòng Tuyển mộ đào tạo lập hàng năm và rà soát, bổ sung, sửa đổi hàng quý trên cơ sở các nhận xét từ các cuộc họp giao ban của Công ty. Trưởng phòng đào tạo căn cứ dữ liệu có sẵn và các hồ sơ năng lực của các cơ sở đào tạo mới đánh giá, lựa chọn và đề xuất cơ sở đào tạo.
* Phê duyệt kế hoạch và cơ sở đào tạo: Phòng Tuyển mộ đào tạo chuẩn bị hợp đồng trình giám đốc phê duyệt. Hợp đồng phải thể hiện rõ nội dung đào tạo, thời gian và lịch trình đào tạo.
* Thông báo lịch học: Phòng Tuyển mộ đào tạo có trách nhiệm thông báo lịch học, nội dung và địa điểm đào tạo cho thuyền viên.
* Thực hiện kế hoạch đào tạo: Cơ sở đào tạo tiến hành việc đào tạo theo hợp đồng đã ký. Trong thời gian đào tạo, phòng Tuyển mộ đào tạo cử cán bộ theo dõi số
lượng thuyền viên tham gia đào tạo, việc thực hiện giáo trình theo nội dung đã ký kết của cơ sở đào tạo.
* Kiểm tra, đánh giá: Cơ sở đào tạo tiến hành việc kiểm tra đánh giá cuối khoá đào tạo, huấn luyện. Phòng Tuyển mộ đào tạo cử cán bộ tham gia quá trình đánh giá cuối khoá cùng với cơ sở đào tạo.
* Cập nhật hồ sơ đào tạo: Hồ sơ đào tạo của thuyền viên được cập nhật trong sổ huấn luyện đào tạo của từng thuyền viên. Các chứng chỉ được cấp (nếu có) được lưu trong hồ sơ cá nhân của thuyền viên.
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện số lượng khóa đào tạo bên ngoài khối tàu Nhật Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh giai đoạn 2019 – 2021 (khóa)
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát thực tế năm 2021)
Theo kết quả khảo sát thực tế của tác giả thể hiện ở biểu đồ 2.5 có thể thấy được số lượng khoá đào tạo bên ngoài khối tàu Nhật Bản được công ty tổ chức hoặc phối hợp tổ chức. Năm 2019 công ty tổ chức được tất cả 21 khoá đào tạo được 104 người cho cho các vị trí sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản nhưng đến năm 2021 số lượng khoá đào tạo là 37 khoá (143 người), tăng 16 khoá so với năm 2019. Các lớp đào tạo về trình độ, kĩ năng được Công ty chú trọng và lên kế hoạch cẩn thận bởi lớp
đào tạo bên ngoài này là bước chuẩn bị, khởi đầu định hướng cụ thể, kỹ lưỡng và chặt chẽ về tâm lý, về công việc trong tương lai cho đội ngũ thuyền viên, sỹ quan mới, được đánh giá cao về chất lượng của mỗi học viên sau khi được đào tạo. Lớp đào tạo phát triển nghề nghiệp chỉ ra lộ trình công danh, vẽ cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên hướng đi phù hợp với bản thân nhất. Lớp đào tạo quản lý dành cho đội ngũ quản lý thuyền viên, quản lý tàu, là khoá đào tạo dành cho những sỹ quan, thuyền viên đã có kinh nghiệm, có năng lực và có thâm niên làm việc. Các khoá đào tạo được Công ty quan tâm, đầu tư phù hợp, số lượng các khoá đào tạo tăng dần theo từng năm nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải của Công ty, thúc đẩy Công ty thực hiện các mục tiêu đã đề ra đạt kết quả tốt nhất.
2.5.2.3. Đào tạo nâng chức danh
Đào tạo nâng chức danh là hoạt động cử thuyền viên tham gia các lớp học lấy bằng sỹ quan vận hành và sỹ quan quản lý theo quy định công ước STCW78/2010.
Quy trình đào tạo nâng chức danh như sau:
* Yêu cầu đào tạo nâng chức danh: Đào tạo nâng chức danh được áp dụng đối với các hình thức: Đào tạo cập nhật để thi sỹ quan mức vận hành, quản lý, đào tạo cập nhật để thi lấy bằng thuỷ thủ trưởng, thợ cả, đào tạo cập nhật để chuyển cấp của các thuyền viên chưa tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Thuyền viên làm đơn đề nghị được đi học nâng chức danh hoặc trưởng phòng thuyền viên, trưởng phòng tuyển mộ đào tạo căn cứ quá trình công tác của thuyền viên trên tàu đề xuất cho thuyền viên đi học.
* Rà soát, kiểm tra hồ sơ thuyền viên: Trưởng phòng Tuyển mộ đào tạo căn cứ đơn đề nghị của thuyền viên rà soát hồ sơ để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận cho thuyền viên đi học nâng chức danh. Tiêu chí rà soát bao gồm tuân thủ quy chế học và thi sỹ quan do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành quy định về bằng cấp, thời gian phục vụ trên biển của từng chức danh, có nhận xét tốt của thuyền, máy trưởng các tàu mà thuyền viên đã đi công tác, không ảnh hưởng đến kế hoạch điều động của phòng thuyền viên.
* Đánh giá chất lượng: Phòng Tuyển mộ đào tạo tổ chức đánh giá năng lực các thuyền viên dự kiến cử đi đào tạo nâng chức danh. Các nội dung đánh giá bao gồm
năng lực chuyên môn, khả năng tiếng Anh, hiểu biết về hệ thống quản lý an toàn quốc tế, ý thức tổ chức kỷ luật.
* Phê duyệt của Giám đốc: Giám đốc phê duyệt và ký quyết định cử thuyền viên đi học theo đề nghị của trưởng phòng Tuyển mộ đào tạo.
* Làm thủ tục cho thuyền viên: Phòng Tuyển mộ đào tạo hoàn tất các hồ sơ cho thuyền viên theo quy định của Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ sở đào tạo được công nhận.
* Thông báo lịch học: Phòng Tuyển mộ đào tạo có trách nhiệm theo dõi và thông báo lịch học cho thuyền viên.
* Thực hiện đào tạo: Cơ sở đào tạo tiến hành đào tạo theo chương trình, tổ chức thi và cấp bằng cho thuyền viên theo quy định. Trong quá trình đào tạo, phòng Tuyển mộ đào tạo cử người theo dõi lớp học và việc tham gia học của thuyền viên.
* Kiểm tra, đánh giá lại: Trưởng phòng Tuyển mộ đào tạo tổ chức kiểm tra lại, đánh giá nâng chứcdanh cho thuyền viên sau khi được cấp bằng. Đối với các thuyền viên chưa đạt yêu cầu, trưởng phòng Tuyển mộ đào tạo đề nghị giữ chức danh chuyển phòng thuyền viên điều động. Đối với các thuyền viên đạt yêu cầu cho chức danh mới, trưởng phòng Tuyển mộ đào tạo lập kế hoạch thực tập nâng chức danh trình giám đốc phê duyệt sau đó tổ chưucs cho thuyền viên thực tập theo kế hoạch.
* Cập nhật hồ sơ đào tạo: Hồ sơ đào tạo của thuyền viên được cập nhật trong sổ huấn luyện đào tạo của từng thuyền viên. Các bằng cấp, chứng chỉ được cập nhật lưu trong hồ sơ cá nhân của thuyền viên.
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện số lượng khóa đào tạo nâng chức danh khối tàu Nhật Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải Liên Minh giai đoạn 2019 – 2021 (khóa)
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát thực tế năm 2021)
Hằng năm, việc nâng cao chức danh cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khối tàu Nhật Bản tại công ty Cổ phần Hàng Hải liên Minh là vô cùng cần thiết và quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong tình hình mới. Công ty đã lên kế hoạch tổ chức mở các lớp đào tạo để nâng chức danh, bổ sung những kiến thức và kĩ năng cần thiết đáp ứng đầy đủ nhu cầu trên vị trí mới. Năm 2019 đã tổ chức mở 9 khoá đào tạo được 129 người; năm 2020 đào mở 12 khoá, đào tạo 142 người; năm 2021 mở 13 lớp, đào tạo 167 người. Như vậy chỉ từ năm 2019-2021, công ty đã tập trung đào tạo ra 438 người phục vụ cho nhiều vị trí quan trọng, đáp ứng đủ chỉ tiêu mà kế hoạch đề ra, tạo nguồn cho sự phát triển lâu dài của công ty.