Lục bát Đồng Đức Bốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2. Thơ lục bát và lục bát Đồng Đức Bốn

1.2.3. Lục bát Đồng Đức Bốn

1.2.3.1. Vài nét về Đồng Đức Bốn

Đồng Đức Bốn sinh ngày 30- 3- 1948, quê quán ở thôn Song Mai, xã An Đồng, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng trong một gia đình nghèo. Năm 1966, Đồng Đức Bốn gia nhập lực lượng thanh niên xung phong. Sau đó, ông là thợ cơ khí (thợ gò bậc 6/7) tại Xí nghiệp cơ khí 20 - 7, thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (Hải Phòng). Cuối cùng, Đồng Đức Bốn chuyển sang làm việc ở Xí nghiệp xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng. Ông được giữ chân đại diện cho xí nghiệp này tại Hà Nội. Cuối những năm 1980, Đồng Đức Bốn làm những bài thơ đầu tay mà theo cách nói của Nguyễn Khoa Điềm là:

Văn chương lấm láp, vêu vao mặt người (Bạn thơ). Trong những năm 1987 –

1992, văn đàn thủ đô rất sôi động. Ở đâu, người ta cũng nói đến đổi mới (Perestroika) để hưởng ứng công cuộc đổi mới trong toàn xã hội do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng. Giới văn chương thủ đô lúc bấy giờ chứng kiến Đồng Đức Bốn thường la cà, lân la ở các tụ điểm, các toà soạn, các quán nước chè. Đồng Đức Bốn lúc bấy giờ như một con ngựa trắng lang thang

trong rừng quả đắng, hoang mang dò dẫm từng bước một trên con đường thơ như vô tình mới tìm ra. Đây cũng là thời kì Đồng Đức Bốn làm quen với các nhà thơ có tên tuổi như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Lưu Quang Vũ,… chơi thân với các nhà văn, nhà nghiên cứu như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Thu Phổ, Đinh Quang Tốn, v.v.. Được các nhà thơ, nhà văn khích lệ, năm 1992, Đồng Đức Bốn in tập thơ đầu tiên Con ngựa trắng và rừng quả đắng, Phạm Tiến Duật viết lời giới thiệu. Tập thơ có

nhiều bài thơ lục bát khá độc đáo chen lẫn các bài thơ tự do Ỡm ờ, nửa dơi, nửa chuột, lúc cao giọng chính trị, lúc học đòi cung cách trí thức lả lơi

(Nguyễn Huy Thiệp). Dư luận vẫn chưa chú ý đến Đồng Đức Bốn với tư cách là nhà thơ. Trong những năm Bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân ấy, Đồng Đức Bốn rơi vào tình cảnh túng quẫn, có khi, vào năm 1992 phải làm thực khách trong nhà Nguyễn Huy Thiệp cả tháng trời. Nhưng để đến được với thơ, Đồng Đức Bốn bất chấp tất cả, sẵn sàng nếm trải đủ mọi cay ngọt của cuộc đời để có những câu thơ chan chứa nước mắt: Chiều mưa phố Huế một mình/ Biết ai là bạn chân tình đến chơi, hay Chiều nay Hồ Tây có giông / Tôi ngồi trên sóng mà không thấy chìm, v.v.. Cuối cùng, Đồng Đức Bốn đã thở

thành nhà thơ lục bát Đồng Đức Bốn khi trình làng tập thơ thứ hai Chăn trâu

đốt lửa (1993).

Đồng Đức Bốn là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông mất ngày 14 tháng 02 năm 2006 vì một căn bệnh hiểm nghèo.

Các tác phẩm đã xuất bản:

Con ngựa trắng và rừng quả đắng, Nxb Văn học, H. 1992 Chăn trâu đốt lửa, Nxb Lao động, H. 1973

Trở về với mẹ ta thôi, Nxb Hội nhà văn, H.2000

Cuối cùng vẫn còn dòng sông, Nxb Hội nhà văn, H.2000 Chuông chùa kêu trong mưa, Nxb Văn học, H.2000 Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, Nxb Văn học, H.2006.

Giải thưởng:

1. Giải thưởng cuộc thi báo Văn nghệ 1995

2. Giải thưởng cuộc thi báo Văn nghệ 1998 - 2000

3. Giải thưởng cuộc thi tạp chí Văn nghệ quân đội 1998 - 2000

4. Giải thưởng cuộc thi Tầm nhìn thế giới báo Tiền Phong 1998 - 2000 5. Tặng thưởng thơ hay nhất của Tạp chí Văn nghệ quân đội 1998

1.2.3.2. Thơ lục bát Đồng Đức Bốn

a. Đồng Đức Bốn - một người hoang dại

Trong bài thơ Bạn thơ viết tặng Đồng Đức Bốn, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã phác thảo chính xác chân dung Đồng Đức Bốn: Một người hoang dại một mình/ Bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân. Thử làm một cuộc thống

kê những từ ngữ thường xuyên trở đi trở lại trong lục bát Đồng Đức Bốn, ta thấy toàn là những rơm rạ, cây cải, cây dong riềng, hoa dứa, mùa sen, vườn

rau, bụi tầm xuân, múi bưởi đào, dây tơ hồng, dây diều, mảnh sành, gai rào ngõ quê,… trong đó nhiều nhất vẫn là gai như gai trong chiều, bồ kết lắm gai, dẫm phải gai, đứng trên gai, trong bụi gai, ngắm qua rừng gai,…toàn là

những thứ tầm thường, chẳng có gì là cao sang quý phái, tức chẳng có gì là nên thơ. Thế nhưng, những chi tiết ấy lại hết sức quan trọng, ám ảnh người đọc vì sau chúng là diện mạo một con người:

Tôi thường đi trên lưỡi dao

Tay cầm cơn bão đem vào cho em

(Mây núi Thái Hàng còn giông)

Thiên nhiên trong thơ Đồng Đức Bốn là chớp bể mưa nguồn, giông bão, sông sâu, gió nổi, con gió chen ngang, trời mù sương, con đường hiu quạnh, nắng mưa gió rét:

Nắng thì nắng tái nắng tê

Rét thì rét đến đê mê lòng người

(Hoa dong riềng)

Còn con người thì quẩn quanh với những công việc chăn trâu đốt lửa, lên chùa, sang sông, qua cầu, thả diều, v.v..

Không em ra ngõ thả diều

Nào ngờ được mảnh trăng chiều lên cao

Đọc thơ Đồng Đức Bốn, ta cứ hình dung nhà thơ đang phiêu du vào đời, vào thơ như một sự dấn thân có phần liều lĩnh, có phần tội nghiệp. Kẻ nhà quê ấy cứ từ miền hoang dại này đến nơi bơ vơ khác cố công gom bão làm chiều, nối gió cho diều lên cao, lấy tiếng chim viết câu thơ,…nhưng vẫn bơ vơ giữa phố để kể về đời mình, phận mình, ước vọng của mình như một kẻ

hát rong xưa còn vương lại giữa phố chợ ồn ào. Có thể nói, cái hoang dại trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn là cái hoang dại trọn vẹn, có mặt trong mọi câu thơ, làm nên một miền khí hậu riêng biệt. Sự hoang dại, cảm giác bơ vơ trong thơ Đồng Đức Bốn lên đến đỉnh điểm:

Chân đạp đất đầu đội trời Ở đâu không có con người thì đi

Nỗi buồn của đời ám ảnh vào thơ, làm thành nỗi đau. Do đó, thơ Đồng Đức Bốn cứ quẩn quanh với những xa vắng hiu hắt, ngang trái, bơ vơ. Có khi, ông phải nói cứng, nói lu loa nhưng ẩn chứa sau những câu chữ tưởng như mạnh mẽ đó là lời thú nhận về sự bất lực vô phương cứu chữa (Ối mẹ ơi đê vỡ

rồi/ Mộ cha liệu có lên trời được không). Có khi, tác giả nói như đùa, viết như

người bơ vơ vô định (Ngậm ngùi thịt chó bánh đa/ Chiều nay lại có bà già ăn

xin).

Thơ Đồng Đức Bốn xoáy vào lòng người bao nỗi lo toan. Giữa vô vàn những lo toan như lo nghèo, lo đói, lo khổ, lại thêm cái lo nữa là lo lạc lõng, bơ vơ. Trong cái thế giới lo lắng và bế tắc đó, mọi vật đều hư nát, rạn vỡ:

đường lầy, lúa nghẹn đòng, quả mơ héo, dây tơ hồng héo, mặt trời vỡ nát, nắng mưa bị gãy, trăng đứt thành hai mảnh, diều đứt dây, khoai cháy thành tro, cửa thiền rêu mọc, cốc thủng,… rồi trăng mồ côi, bão mồ côi, cây mồ côi,

con người chết xuống mồ cũng mồ côi: Trở về với mẹ ta thôi

Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ

(Trở về với mẹ ta thôi) Nếu đặc tính của thi nhân là sự phiêu lưu thì Đồng Đức Bốn là kẻ phiêu lưu nhưng phiêu lưu trong sự nhập thân, không dừng bước trước những hoang dại, bơ vơ. Thơ Đồng Đức Bốn không chối bỏ quyền lực của con người, niềm tin của con người trong cuộc sống trần thế. Trong thơ, Đồng Đức Bốn vừa cất giọng phán bảo của Thánh Thần nhưng lại tỏ ra hoài nghi sự màu nhiệm của các lực lượng huyền bí: Biết rằng chẳng có thiên đường mà tin, hay Phật ngồi

cũng héo cả ngày lẫn đêm, v.v.. Dĩ nhiên, những câu thơ tỏ ra hoài nghi

Thánh thần không phải là để thỏa chí ngông ngạo, báng bổ, mà Đồng Đức Bốn muốn đề cao sức mạnh con người, tin vào sức mạnh huyền nhiệm của con người:

Rút trăng buộc lại con đò

Thu lời em hát chỉ cho riêng mình.

b. Đồng Đức Bốn - kẻ chăn trâu đốt lửa

Đồng Đức Bốn bắt đầu dan díu với kinh thành, bước chân vào làng thơ như một nhân vật hoang đường bậc nhất thời nay: từ một nông dân chất phác ít học nhưng nhiều mơ mộng trở thành một thi sĩ tài danh bậc nhất, thành Vị cứu tinh của thơ lục bát (Nguyễn Huy Thiệp). Hình ảnh chăn trâu đốt lửa và

bài thơ Trở về với mẹ ta thôi có dáng dấp một tuyên ngôn thơ, một cách lựa chọn vũ khí của Đồng Đức Bốn là thơ lục bát. Trong những bài thơ đầu tay, khá nhiều là thơ tự do, nhưng như một hành động vô thức, Đồng Đức Bốn có sở trường với các thể thơ truyền thống, và ông đã thăng hoa từ lục bát. Đồng Đức Bốn rất tin vào giá trị thơ lục bát của mình, dám khẳng định: Bao nhiêu

là thứ bùa mê/ Vẫn không bằng được nhà quê của mình, dám quả quyết: Đưa em qua trận bão người/ Bằng câu lục bát của trời cho anh. Với Đồng Đức

Bốn, lục bát có thể hoá giải được phận người dâu bể: Cõi người còn lắm bể dâu

Con lấy lục bát bắc cầu đi qua

Đến với lục bát, một mặt Đồng Đức Bốn trở về với cái mạch nguồn của dân tộc, cái nhịp thở nhẹ nhàng, sâu lắng của giống nòi nhưng ông cũng rất có ý thức vượt thoát khỏi cái nhịp nhàng, đều đều dễ nhàm chán của một thể thơ đã quá phổ biến. Đọc thơ lục bát Đồng Đức Bốn, ta thấy nhiều câu thơ không có được cái sự liền mạch ngữ nghĩa mà dường như do từng mảnh ghép lại khó mà hình dung sau câu lục bát nói gì; câu thơ lục bát của Đồng Đức Bốn không đọc theo kiểu trôi tuồn tuột, mà phải dừng lại ngẫm nghĩ cũng tức là nhà thơ đã đạt được cái hiệu quả mà người cầm bút nào cũng mong muốn.

Rét lòng khát ngọn lửa nhen

Mà áo đỏ áo đỏ em đâu rồi.

Sau mấy thập kỉ thơ nói chung, thơ lục bát nói riêng có những sa sút trong những đam mê rối rắm của chủ nghĩa hình thức như lên dòng, xuống dòng nhằm tạo ấn tượng thị giác, thơ lục bát Đồng Đức Bốn đem lại cho

người đọc sự trong sáng giản dị trong cách nghĩ, cách cảm; ngôn từ mới lạ và ấn tượng như tiếng nói thì thầm của trái tim đang yêu:

Ước gì sang dải ngân hà

Bằng câu lục bát hương hoa móng rồng

Thơ lục bát Đồng Đức Bốn là nhật kí của một hành trình luẩn quẩn đi tìm tình yêu và cái đẹp, là tiếng lòng hóa thân, thăng hoa từ những trải nghiệm xô bồ, nhiều nỗi đắng cay, tái tê, giông gió, buồn đau, đứt gãy,… được nói bằng một chất giọng hồn nhiên, bằng cách nói tưởng như vu vơ, không có gì phải để ý. Nếu như Bùi Giáng phiêu du vào tâm linh trong lục bát thì Đồng Đức Bốn làm thơ trên những trải nghiệm. Nếu Nguyễn Duy tài hoa, nhiều chữ vẩy bút thành thơ thì Đồng Đức Bốn ít chữ hơn nhưng những con chữ mà ông dùng đi dùng lại trong thơ, mỗi lần có một hồn vía khác:

Em là lục bát của tôi

Tôi là hạt bụi xa xôi của người

Đồng Đức Bốn hơn một lần tự nhận là kẻ mượn bút của trời. Nhiều câu thơ hay của ông là những câu thơ trời cho. Nhưng khi đã trả bút cho trời, nhà thơ phải vật lộn với chữ nghĩa, lại dùng đi dùng lại một chữ nào đó nhưng nhằm diễn tả một cảm xúc đột hứng, có khi táo bạo nên đem đến những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ.

Tôi thương những hạt mưa dầm

Trong câu lục bát người cầm trao tay

Lục bát Đồng Đức Bốn có lối thể hiện nhẩn nha, có kiểu nói tưng tửng. Ông như đang trò chuyện, kể những chuyện không đâu, có khi ỡm ờ nhưng lại có sức gợi riêng, có không gian thẩm mĩ riêng ám ảnh người đọc.

Thôi thì trót dại với giời

Sinh ra lục bát cho người đọc chơi

Đánh giá về Đồng Đức Bốn, trong lời giới thiệu cho tập thơ Chuông chùa kêu trong mưa, nhà thơ Phạm Tiến Duật viết: Cái tên người làm thơ thì củ mỉ cù mì một miền sắp đặt mà thơ thì lãng đãng phiêu du. Ý tưởng thơ của

Đồng Đức Bốn giống như tiếng chim kêu khuất sau đám sương mù một buổi sớm không rõ ngày nào tháng nào. Chỉ có điều này là rõ rệt: đó là một cây bút tài ba, một cá tính mạnh mẽ (…). Đau đáu theo đuổi cái đẹp và bên những câu chữ rạn vỡ vẫn ẩn chứa một dòng nhạc dân gian. Có thể nói thêm, Đồng

Đức Bốn là một giọng thơ dân gian hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)