Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 87 - 94)

CHƯƠNG 2 VẦN, NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN

3.3. Tiểu kết chương 3

Ở chương 3, luận văn đã tìm hiểu về một số phương thức tạo nghĩa tiêu biểu, có hiệu quả trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

Về các biện pháp tu từ, nổi bật là so sánh, điệp và đối. Ngôn ngữ lục bát Đồng Đức Bốn đã tiếp thu, phát huy có sáng tạo so sánh tu từ, điệp và đối từ ca dao, lục bát hiện đại và có được những hình ảnh so sánh khá “độc” những kiểu điệp - đối khá mới. Các biện pháp so sánh tu từ, điệp và đối góp phần làm nổi rõ hình ảnh thơ Đồng Đức Bốn. Về những kết hợp đặc biệt về ngữ nghĩa, ngôn ngữ lục bát Đồng Đức Bốn đã góp phần làm mới thi ngôn, thi pháp Việt.

KẾT LUẬN

1. Thơ là nghệ thuật ngôn từ hết sức độc đáo. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ trong ngôn ngữ, là ngôn ngữ có tính thẩm mĩ. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ chủ yếu được thể hiện ở các bình diện ngữ âm, từ vựng- ngữ nghĩa và ngữ pháp, trong đó, bình diện ngữ âm có vai trò hết sức quan trọng. Thơ lục bát là thể thơ truyền thống, là nhịp thở của tâm hồn người Việt được lắng lọc từ ca dao, kết tinh ở Truyện Kiều và tiếp tục được làm mới qua tài năng của các nhà thơ hiện đại, trong đó có Đồng Đức Bốn. Lục bát của Đồng Đức Bốn là sự trải nghiệm của kẻ Bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân nên có nhiều nét độc đáo trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện.

2. Đồng Đức Bốn có sở trường với các thể thơ truyền thống và ông đã thăng hoa từ lục bát. Đến với lục bát, một mặt, Đồng Đức Bốn trở về với cái mạch nguồn của dân tộc, cái nhịp thở nhẹ nhàng, sâu lắng của giống nòi nhưng mặt khác, ông cũng rất có ý thức vượt thoát khỏi cái nhẹ nhàng, đều đều đã trở thành quen thuộc của thể thơ. Câu thơ lục bát của Đồng Đức Bốn không đọc theo kiểu trôi tuồn tuột mà phải dừng lại ngẫm nghĩ từ cách tổ chức vần thơ, cách ngắt nhịp. Cách tổ chức vần thơ của Đồng Đức Bốn vừa tuân thủ theo nguyên tắc hài hòa âm thanh của thi luật truyền thống vừa có sự nới rộng làm rạn nứt sự hòa âm ở các yếu tố tham gia hiệp vần gồm thanh điệu, âm cuối và âm chính, tạo nên một kiểu hòa âm mới không hoàn toàn bị gò bó. Trong vần thơ, thanh điệu thực hiện chức năng hòa âm thể hiện ở chỗ hai thanh phải cùng âm điệu cùng bằng hoặc cùng trắc, tức là đồng nhất ở một đặc trưng ngữ âm rất quan trọng của thanh điệu. Khảo sát 1326 vần thơ trong 153 bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn thì tất cả đều là vần bằng, không có một ngoại lệ. Các thanh tham gia hiệp vần gồm: cùng thanh ngang, cao có 443 cặp vần, chiếm gần 33,4%; cùng thanh huyền, thấp có 279 cặp vần, chiếm

gần 20,09%; thanh ngang, cao và thanh huyền, thấp hiệp vần có 604 cặp vần, chiếm gần 45,55%. Tỉ lệ này cho ta thấy cùng thanh ngang, cao, hoặc cùng thanh huyền thấp hiệp vần chiếm tỉ lệ lớn hơn (443 + 279 = 722; 53,49%) thanh ngang, cao và thanh huyền thấp (604; 45,55%) hiệp vần. Với mười loại nhịp ở câu lục, 27 loại nhịp ở câu bát và 84 loại nhịp ở cặp lục bát, so với nhịp lục bát truyền thống thì số lượng nhịp thơ Đồng Đức Bốn xác lập theo hướng biến thiên đa dạng là chủ yếu. Cách tổ chức nhịp thơ trong lục bát Đồng Đức Bốn vừa kế thừa vừa sáng tạo cách tân, có sự đổi mới so với thi luật truyền thống. Trên cái nền nhịp chẵn của thể loại, Đồng Đức Bốn đã tổ chức nhịp thơ lục bát theo hướng biến thiên đa dạng hóa làm cho nhịp thơ thực sự là nhịp cảm xúc, thể hiện thi hứng, bộc lộ những cung bậc tình cảm, những biến thái tinh tế trong đời sống nội tâm của nhà thơ. Vần và nhịp cùng với phối thanh có mối quan hệ chế ước lẫn nhau hình thành nhạc điệu, một thứ nhạc điệu mới có tính đặc thù, rất Đồng Đức Bốn. Trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, nhịp là kết quả hoà phối vần thơ và phối thanh (điệu). Nhịp liên kết các yếu tố ngữ âm lại với nhau để tạo nên nhạc tính cho thơ. Đồng Đức Bốn rất có ý thức tạo âm điệu cho câu thơ lục bát của mình qua việc khai thác yếu tố độ cao của các âm tiết do thanh điệu đảm nhiệm. Do âm tiết tiếng Việt có sự luân phiên 6 thanh điệu nên có sự uyển chuyển giai điệu trong ngữ lưu. Sự thay đổi hay đồng nhất về thanh điệu sẽ tạo nên hiệu quả âm hưởng khác nhau và những ấn tượng ngữ nghĩa khác nhau. Những phẩm chất đó được biểu hiện ở tỉ lệ phân bố bằng/ trắc tổng thể và ở những vị trí có tính ổn định của mô hình âm luật. Theo đó, âm điệu của câu thơ được xác lập.

3. Lục bát Đồng Đức Bốn giàu chất thơ, có hàm lượng thông tin thẩm mĩ nên có sức ám ảnh người đọc. Đồng Đức Bốn đã tạo lập ngữ nghĩa cho lục bát bằng các biện pháp tu từ và xây dựng hệ thống hình ảnh thơ đặc sắc, đa dạng. Bằng các biện pháp tu từ nổi trội như so sánh tu từ, điệp và đối, nhà thơ

đã đem đến cho người đọc những thông điệp thẩm mĩ, thể hiện những cung bậc tình cảm, những chiêm nghiệm suy tư về cuộc sống, về phận người. Hơn nữa, ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn, trong nhiều trường hợp là ngôn ngữ trong ngôn ngữ qua những hiện tượng mới lạ trong sử dụng từ ngữ, cụm từ và câu thơ. Những hiện tượng đặc biệt về ngôn ngữ góp phần làm nên cá tính ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arixtôt (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 3. Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình (2001), Thử bàn thêm về thể lục bát, trong cuốn "Một số chứng tích về ngôn ngữ và văn hoá", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học,

Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

5. Lê Đạt (2007), Đối thoại và thơ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

6. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học-

Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Đồng Đức Bốn phiêu lưu vào lục bát, trong

cuốn "Vọng từ con chữ", Nxb Văn học, Hà Nội.

8. Hà Minh Đức(1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Hồ Văn Hải (2008), Thơ lục bát Việt Nam hiện đại từ góc nhìn ngôn ngữ học, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Lưu Hiệp (2007), Văn tâm điêu long, Phan Ngọc dịch, giới thiệu và chú

thích, Nxb Lao động, Hà Nội.

12. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

13. Lê Đình Kị (1996), Đường vào thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

14. Nguyễn Lai (1995), Ngôn ngữ và sự sáng tạo văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15. Lạc Nam (1993), Góp phần tìm hiểu các thể thơ, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 16. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều,

Nxb Khoa học Xã hội, H.

17. Phan Ngọc (1995), Giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ

Thành Phố Hồ Chí Minh.

18. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại,

Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

19. Lê Lưu Oanh (1995), Thơ trữ tình Việt Nam từ 1975 - 1995, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Phan Diễm Phương (1994), Lục bát và song thất lục bát, Nxb Khoa học Xã hội, H.

21. Trần Đình Sử (1998), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

22. Nguyễn Huy Thiệp, Khổ câu thơ cứ đến rồi lại đi (Đọc thơ lục bát của

Đồng Đức Bốn), In trong tập “Chuông chùa kêu trong mưa”, Nxb Hội nhà văn, H. 2002.

23. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Giới thiệu Đồng Đức Bốn, trong cuốn "Giăng lưới bắt chim", Nxb Hội nhà văn, H.

24. Đặng Tiến (2009), Thơ thi pháp và chân dung, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 25. Nguyễn Đức Tùng (2009), Thơ đến từ đâu, Nxb Lao động, H.

* KHÓA LUẬN, LUẬN VĂN

26. Nguyễn Thị Hữu (2009), Nhịp trong thơ lục bát hiện đại, Luận văn tốt

nghiệp Thạc sĩ, Trường đại học Vinh, Vinh.

27. Phạm Minh Thuý (1982), Nhịp trong thơ lục bát Tố Hữu, Luận văn tốt

* BÀI TRÊN TẠP CHÍ

28. Phan Huy Dũng (2001), Nhận diện nhịp điệu trong thơ trữ tình, Ngôn

ngữ, số 3, tr 18-22.

29. Lê Anh Hiền (1981), Đặc điểm ngôn ngữ thơ và vấn đề ngâm thơ, Ngôn ngữ, số 2.tr 6-8.

30. Lê Anh Hiền (1987), Vần thơ Việt Nam và cái nền của nó trong thơ Việt

Nam, Ngôn ngữ, số 3.tr 15-16.

31. Nguyễn Quang Hồng (1998), Đọc Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn

ngữ học của Mai Ngọc Chừ, Ngôn ngữ, số 2.tr 12-14.

32. Phan Ngọc (1991), Thơ là gì? Tạp chí Văn học, số 1.tr 4-6.

33. Octavio Paz, Thơ và bài thơ, Nguyễn Văn Tiến dịch, Tạp chí Văn học

nước ngoài, 1996, số 6, tr.132-136. * BÀI TRÊN MẠNG INTERNET

34. Đào Duy Hiệp, Ngôn ngữ và nhà thơ, www.ngonngu.net, 09/12/2007. 35. Trần Ninh Hồ, Thơ và chất liệu ngôn ngữ, www.thotre.com, 22/01/2008. 36. R. Jakobson, Ngôn ngữ học và thi pháp học, Trịnh Bá Đĩnh dịch,

www.phebinhvanhoc.com.vn, 10/5/2012.

37. R. Jakobson, Thơ ngữ pháp và ngữ pháp thơ, Trịnh Bá Đĩnh dịch,

www.phebinhvanhoc.com.vn, 16/04/2012.

38. Nguyễn Trọng Tạo, Những triển vọng của thơ trẻ, www.thotre.com,

17/05/ 2008.

39. Đinh Quang Tốn (2006), Những bài thơ cuối cùng của Đồng Đức Bốn,

www.trannhương.com, 24/7/2006.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

1. Đồng Đức Bốn, Con ngựa trắng và rừng quả đắng, Nxb Văn học, H. 1992.

2. Đồng Đức Bốn, Chăn trâu đốt lửa, Nxb Lao động, H. 1993. 3. Đồng Đức Bốn, Trở về với mẹ ta thôi, Nxb Hội nhà văn, H. 2000.

4. Đồng Đức Bốn, Cuối cùng vẫn còn dòng sông, Nxb Hội nhà văn, H. 2000. 5. Đồng Đức Bốn, Chuông chùa kêu trong mưa, Nxb Văn học, H. 2000. 6. Đồng Đức Bốn, Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, Nxb Văn học, H. 2006.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)