Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3. Tiểu kết chương 1

Thơ là một nghệ thuật độc đáo. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ trong ngôn ngữ, là ngôn ngữ lấy thẩm mĩ làm tiêu chuẩn để đánh giá. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ, chủ yếu được thể hiện ở các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp, trong đó bình diện ngữ âm rất quan trọng.

Nói đến bình diện ngữ âm trong thơ là nói đến vần thơ, nhịp thơ, phối thanh (bằng/trắc) và cách tổ chức chúng. Vần thơ là sự hoà phối âm thanh giữa các đơn vị ngôn ngữ trên những vị trí nhất định nhằm liên kết các dòng thơ (câu thơ), khổ thơ thành một chỉnh thể. Vần thơ còn có chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp và xác lập mối quan hệ giữa vần và nhịp. cách hiệp vần trong thơ lục bát gồm vần lưng và vần chân. Vần lưng là tiếng thứ 6 (dòng lục) hiệp vần với tiếng thứ 6, hoặc tiếng tư 4 (dòng bát); còn vần chân là tiếng thứ 8 (dòng bát) hiệp vần với tiếng thứ 6 (dòng lục) của một chu kì lục bát tiếp theo.

Thơ lục bát là thể thơ truyền thống, là nhịp thở của tâm hồn người Việt được lắng lọc từ ca dao, kết tinh ở Truyện Kiều và tiếp tục được làm mới qua tài năng của các nhà thơ hiện đại, trong đó có nhà thơ Đồng Đức Bốn. Lục bát Đồng Đức Bốn là sự trải nghiệm từ cuộc đời của kẻ Bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân nên có nhiều nét độc đáo trên cả hai phương diện nội dung và

hình thức thể hiện. Giọng lục bát Đồng Đức Bốn có nhiều cung bậc nhưng nhất quán trong tư duy nghệ thuật và thực sự có cá tính. Ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn xù xì, gân guốc nhưng ý tưởng thì lãng đãng phiêu du. Do đó, ở các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát một số nét đặc sắc của ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)