Các nguyên tắc hiệp vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 41 - 52)

CHƯƠNG 2 VẦN, NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN

2.1. Cách tổ chức vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn

2.1.1. Các nguyên tắc hiệp vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn

2.1.1.1. Dẫn nhập

Thơ ca cũng như cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển cả về nội dung và hình thức thể hiện. Vần thơ cũng nằm trong xu thế phát triển chung đó. Vào những năm năm mươi của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu đã tranh luận về sự tồn tại hay không tồn tại của vần thơ. Nhưng, một tiếng thơ có sức sống thực sự bao giờ cũng là một tiếng thơ kết hợp được sự độc đáo của chủ thể sáng tạo với xu hướng phát triển của thơ nói chung. Đánh giá về khuynh hướng phát triển của thơ tiếng Việt thế kỉ XX, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khẳng định: Thơ ca thế kỉ XX chứng kiến hai khuynh hướng trái ngược nhau trong việc vận dụng thể thơ. Bên cạnh khuynh hướng tự do, giải thoát khỏi các thể thơ cố định nghiêm ngặt lại có khuynh hướng từ thơ hiện đại quay về với truyền thống [21, 244]. Trong số những nhà thơ trở về với truyền thống có

Đồng Đức Bốn. Đồng Đức Bốn chủ trương Trở về với mẹ ta thôi để chăn trâu

đốt lửa, nghĩa là trở về với thể thơ sáu tám mang hồn vía dân tộc. Dĩ nhiên,

lục bát của Đồng Đức Bốn vừa truyền thống vừa hiện đại, hiện đại trên nền truyền thống. Điều đó được thể hiện trong cách tổ chức vần thơ, cách hiệp vần

ông, chúng tôi thống kê được 1326 cặp vần. Để tạo nên sự hoà âm cho vần thơ, Đồng Đức Bốn sử dụng tất cả các yếu tố trong cấu trúc âm tiết nhưng nổi bật hơn cả là ba yếu tố thanh điệu, âm cuối và âm chính. Do vậy, khi khảo sát vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi không xem xét tất cả các yếu tố mà chỉ quan tâm đến ba yếu tố cơ bản đã nêu.

Vần thơ muốn khảo sát dưới góc độ ngôn ngữ học phải được ghi âm theo kí hiệu phiên âm quốc tế (API). Trong quá trình khảo sát, chúng tôi sử dụng cách ghi âm âm vị học như trong các sách vở ngữ âm tiếng Việt ở bậc đại học.

2.1.1.2. Sự thể hiện của các yếu tố tham gia hiệp vần

a. Thanh điệu trong hiệp vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn a1. Tiểu dẫn

Trong vần thơ, chức năng hòa âm của thanh điệu được biểu hiện ở chỗ các âm tiết tham gia hiệp vần bao giờ cũng có hai thanh cùng âm điệu, hoặc là cùng bằng, hoặc là cùng trắc. Hai âm tiết có thể đồng nhất phần vần hoặc phần đoạn tính nhưng nếu thanh điệu không được phân bố theo quy tắc trên thì không thể bắt vần với nhau vì nó sẽ phá vỡ sự hoà âm.

a2. Kết quả thống kê

Trong các vần thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, thanh điệu được phân bố cụ thể ở bảng sau: Thanh điệu Kết quả Thanh bằng Tổng cộng bằng cao bằng thấp cao/ thấp Số lượng 443 279 604 1326 Tỉ lệ 33,4% 20,9% 45,4% 100% Ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1: Vớt buồn trên mặt sông trôi

Trong câu thơ trên, trôi hiệp vần với tôi, cùng thanh ngang, cao, thuộc thanh bằng.

Ví dụ 2: Chiều mưa phố Huế một mình

Biết ai là chỗ thân tình đến chơi (Chiều mưa ở phố Huế)

Trong ví dụ 2, mình hiệp vần với tình, cùng thanh huyền, thấp, thuộc

thanh bằng.

Ví dụ 3: Cánh hoa sắc một lưỡi dao

Vì yêu tôi cứ cầm vào như không (Hoa dong riềng)

Ở ví dụ 3, dao hiệp vần với vào, cùng thanh bằng nhưng không cùng

âm vực: dao là thanh ngang, cao, còn vào là thanh huyền, thấp. a3. Nhận xét

Từ kết quả khảo sát thanh điệu tham gia hiệp vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

- Trong vần thơ, thanh điệu thực hiện chức năng hoà âm thể hiện ở chỗ hai thanh phải cùng âm điệu cùng bằng hoặc cùng trắc, tức là đồng nhất ở một đặc trưng ngữ âm rất quan trọng của thanh điệu. Trong thơ truyền thống, thanh điệu khi tham gia hiệp vần phải tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch là các thanh phải cùng âm điệu. Theo thi luật truyền thống, vần trong thơ lục bát là vần bằng nên chỉ có các thanh nhóm bằng gồm thanh ngang và thanh huyền tham gia hiệp vần. Khảo sát 1326 vần thơ trong 153 bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn thì tất cả đều là vần bằng, không có một ngoại lệ. Các thanh tham gia hiệp vần gồm: cùng thanh ngang, cao có 443 cặp vần, chiếm gần 33,4%; cùng thanh huyền, thấp có 279 cặp vần, chiếm gần 20,09%; thanh ngang, cao và thanh huyền, thấp hiệp vần có 604 cặp vần, chiếm gần 45,4%. Tỉ lệ này cho ta thấy cùng thanh ngang, cao, hoặc cùng thanh huyền thấp hiệp vần chiếm tỉ lệ lớn hơn (443 + 279 = 722; 53,49%) thanh ngang, cao và thanh

huyền thấp (604; 45,4%) hiệp vần. Cách phối thanh trong vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn xuất phát từ hai lí do sau đây:

+ Do sự chế định của nguyên tắc thanh điệu, hiệp vần phải cùng âm điệu và đồng thời cùng âm vực mà Đồng Đức Bốn có ý thức tuân thủ một cách nghiêm ngặt nhằm tạo nên sự hòa hợp rất cao về ngữ âm, làm cho âm hưởng của cặp sáu tám nhập lại thành một khối thống nhất, thể hiện nhạc tính cho câu thơ. Do đó, câu thơ lục bát của Đồng Đức Bốn rất giàu nhạc điệu. Chẳng hạn: Bây giờ sông hoá lưỡi cưa/ Để tôi đi sớm về trưa nát lòng (Sang sông), hay Nhà quê có cái giếng đình/ Trúc xinh trúc đứng một mình cũng xinh (Nhà quê).

+ Do thơ lục bát Đồng Đức Bốn có quá nhiều vần thông và vần ép, nghĩa là các yếu tố đoạn tính trong nhiều cặp vần có sự khác nhau chút ít (đối với vần thông), hoặc không có quan hệ âm vị học (trong các vần ép), phá vỡ sự hoà âm nên để tăng cường tính đồng nhất cho các cặp vần thì thanh điệu tham gia hiệp vần phải đồng nhất tuyệt đối, nghĩa là phải cùng âm điệu và âm vực. - Cách bố trí thanh ngang, cao với thanh huyền, thấp, tức là các thanh hiệp vần có sự đối lập bổng/ trầm cũng góp phần tạo âm hưởng cho câu thơ, bài thơ lục bát. Mặt khác, trong lục bát Đồng Đức Bốn, có nhiều trường hợp các âm tiết hiệp vần có khuôn âm tiết giống nhau hoàn toàn (cả phần vần và âm đầu). Trong những trường hợp này, thanh điệu đã thể hiện vai trò tăng cường sự khác biệt cho các âm tiết hiệp vần để khỏi rơi vào tình trạng lặp từ (âm tiết), nghĩa là thanh điệu trong hiệp vần đã phát huy vai trò chủ đạo trong sự hoà âm cho các cặp vần. Đó là các cặp vần trong các âm tiết cầu/ câu, nào/

nao, đông/ đồng, đầu/ đâu, tinh/ tình, rời/ rơi, dâu/ dầu, chìm/ chim, chiêu/ chiều, ngươi/ người, chua/ chùa, v.v.. Chẳng hạn, có cặp vần trong hai âm tiết chua/ chùa: Một tay cầm những xót chua/ Một tay vịn tiếng chuông chùa để yêu (Xin người một khúc mộng mơ).

b. Âm cuối trong hiệp vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn b1. Tiểu dẫn

Tiếp sau thanh điệu, âm cuối là yếu tố quan trọng thứ hai trong việc tạo nên sự hòa âm cho các vần thơ. Trong âm tiết, trong các yếu tố tạo nên phần vần thì âm cuối là yếu tố quyết định tính chất của vần khá rõ. Tính chất của vần trong các âm tiết khép, nửa khép, nửa mở và mở có sự khác nhau về hiệu quả âm thanh. Chẳng hạn, vần /at/ có âm hưởng khác hẳn các vần /an/, /aj/, /aw/, /a/. Trong hiệp vần thơ, tính chất của các loại vần khép, nửa khép, nửa mở và mở giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự hoà âm. Mà tính chất của từng loại vần lại do âm cuối quyết định. Vì thế, âm cuối được phân bố trong các vần thơ theo nguyên tắc hết sức nghiêm ngặt để tạo sự hoà âm tối đa cho các âm tiết hiệp vần. Khi tham gia vào hiệp vần thơ, các âm cuối phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định: hoặc là cùng âm (phụ âm, bán nguyên âm), hoặc là cùng nhóm (tắc miệng hoặc tắc mũi). Từ những nguyên tắc chỉ đạo này, chúng tôi tiến hành khảo sát âm cuối tham gia hiệp vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

b2. Số liệu thống kê

Khảo sát 1326 cặp vần thơ lục bát của Đồng Đức Bốn, tình hình âm cuối tham gia hiệp vần được thống kê ở bảng sau đây:

TT Các loại âm cuối Số lượng Tỉ lệ 1 Cùng âm cuối /zêro/ (không có âm cuối) 402 30,31% 2 Cùng âm cuối là phụ âm tắc, vang /m/ (m) 97 7,31% 3 Cùng âm cuối là phụ âm tắc, vang /n/ (n) 133 10,03% 4 Cùng âm cuối là phụ âm tắc, vang /ɲ/ (nh) 65 4,90% 5 Cùng âm cuối là phụ âm tắc, vang /ŋ/ (ng) 146 11,01% 6 Cùng âm cuối là các phụ âm tắc, vang /m, n, ɲ, ŋ/ 68 5,12% 7 Cùng âm cuối là bán nguyên âm /j/ (i, y) 218 16,44%

Ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 4: Rút trăng buộc lại con đò

Thu lời em hát chỉ cho riêng mình (Đêm sông Cầu)

Ở ví dụ 4, đò hiệp vần với cho, cùng âm cuối /zêro/ (không có âm cuối). Ví dụ 5: Có gì trong tiếng chuông êm

Quả mơ cứ héo cả đêm lẫn ngày (Vu vơ chùa Hương)

Ở ví dụ 5, êm hiệp vần với đêm, cùng âm cuối tắc, vang /m/ (m). Ví dụ 6: Em đi như chim về ngàn

Để rơi một cánh hoa tan nát lòng (Chờ đợi tháng ba)

Trong ví dụ 6, ngàn hiệp vần với tan, cùng âm cuối tắc, vang /n/. Ví dụ 7: Chiều mưa phố Huế một mình

Biết đâu là chỗ thân tình đến chơi (Chiều mưa phố Huế)

Trong ví dụ 7, mình hiệp vần với tình, cùng âm cuối tắc, vang /ɲ/ (nh). Ví dụ 8: Cái đêm em ở với chồng

Để ai hoá đá bên sông đợi đò (Cái đêm em ở với chồng)

Ở ví dụ 8, chồng hiệp vần với sông, cùng âm cuối tắc, vang /ŋ/ (ng). Ví dụ 9: Luồn kim vào nhớ để may

Chỉ yêu lại đứt trên tay mình cầm (Sông Thương ngày không em)

Trong ví dụ 9, may hiệp vần với tay, cùng âm cuối là bán nguyên âm /j/ (y). Ví dụ 10: Không em ra ngõ kéo diều

Nào ngờ được mảnh trăng chiều trong mây

(Sông Thương ngày không em) Ta thấy, diều hiệp vần với chiều, cùng âm cuối là bán âm /w/ (u). b3. Nhận xét

- Tiếng Việt có 11 âm cuối, trong đó có 8 phụ âm, 2 bán nguyên âm và âm cuối zêro. Vì vần trong thơ lục bát là vần bằng nên các âm cuối tắc, miệng /p, t, c, k/ (p, t, ch, c) không có điều kiện xuất hiện; vậy nên, chỉ còn 7 âm

cuối có thể tham gia hiệp vần. Nhìn vào bảng thống kê, chúng tôi thấy Đồng Đức Bốn đã sử dụng cả 7 âm cuối để tổ chức hiệp vần thơ. Dĩ nhiên, tần số xuất hiện của các âm cuối tham gia hiệp vần là không như nhau. Âm cuối được sử dụng để hiệp vần có số lượng lớn là /zêro/, có trong 402 cặp vần, chiếm gần 30,31% tổng số cặp vần được khảo sát. Tiếp theo là âm cuối bán nguyên âm /j/, có trong 218 cặp vần, chiếm gần 16,44%; âm cuối bán nguyên âm /w/ có trong 197 cặp vần, chiếm gần 14,85%; âm cuối /ŋ/ (ng) có trong 146 cặp vần, chiếm gần 11,01%; âm cuối /n/ (n) có trong 133 cặp vần, chiếm gần 10,03%. Từ số liệu âm cuối hiệp vần, chúng tôi nhận thấy trong vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn có sự ưu tiên đồng nhất âm cuối gồm cả âm cuối là phụ âm, bán âm và âm cuối zêro. Các ví dụ (4), (5), (6), (7), (8), (12), (13) chứng tỏ điều đó. Tăng cường sự đồng nhất của các âm cuối trong hiệp vần là xu hướng nổi bật trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, bởi các âm chính hiệp vần có nhiều trường hợp không theo quy luật ngữ âm chặt chẽ nên nhà thơ có ý thức tăng cường sự hoà âm của hai âm tiết hiệp vần ở vị trí âm cuối.

c. Âm chính tham gia hiệp vần thơ c1. Tiểu dẫn

Âm chính là hạt nhân của âm tiết, là yếu tố quyết định âm sắc của âm tiết. Cho nên, âm chính cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập vần thơ. Sự hòa âm của hai âm tiết hiệp vần, ngoài sự phụ thuộc vào thanh điệu và âm cuối còn phụ thuộc khá nhiều vào âm chính. Để góp phần vào sự hoà âm của các âm tiết hiệp vần, âm chính cũng đòi hỏi một quy luật phân bố khá nghiêm ngặt trong các vần thơ. Quy luật đó là, hai nguyên âm làm âm chính ở hai âm tiết hiệp vần phải: a/ hoặc đồng nhất hoàn toàn, b/ hoặc đồng nhất ở đặc trưng âm sắc (hai nguyên âm có cùng âm sắc bổng /i, e, ɛ, ie/; hai nguyên âm có cùng âm sắc trầm /u, o, ɔ, uo/), c/ hoặc cùng bậc âm lượng (độ mở, như /i - ɯ/, /e - ɤ/, /ɔ - ɛ/). Quy luật phân bố âm chính như trên phối hợp với quy luật phân bố thanh điệu và âm cuối sẽ tạo nên sự hoà phối âm thanh cho các

c2. Số liệu thống kê

Khảo sát 1326 cặp vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi thấy âm chính tham gia hiệp vần được phân bố qua bảng sau:

TT Các âm chính tham gia hiệp vần Số lượng Tỉ lệ

1 Cùng nguyên âm dòng trước, không tròn môi /i/ (i, y) 32 2,41%

2 Cùng nguyên âm dòng trước, không tròn môi /e/ (ê) 89 6,71%

3 Cùng nguyên âm dòng trước, không tròn môi /ɛ/ (e) 46 3,46%

4 Cùng nguyên âm dòng trước, không tròn môi /ie/ (ia, ya,

yê, iê)

54 4,07%

5 Cùng nguyên âm dòng sau, không tròn môi /ɯ/ (ư) 37 2,79%

6 Cùng nguyên âm dòng sau, không tròn môi /ɤ/ (ơ) 91 6,86%

7 Cùng nguyên âm dòng sau, không tròn môi /ɤ/ (â) 94 7,08%

8 Cùng nguyên âm dòng sau, không tròn môi /a/ (a) 132 9,95%

9 Cùng nguyên âm dòng sau, không tròn môi /ă/ (a, ă) 85 6,41%

10 Cùng nguyên âm dòng sau, không tròn /ɯɤ/ (ưa, ươ) 97 7,31%

11 Cùng nguyên âm dòng sau, tròn môi /u/ (u) 79 5,95%

12 Cùng nguyên âm dòng sau, tròn môi /o/ (ô) 98 7,39%

13 Cùng nguyên âm dòng sau, tròn môi /ɔ/ (o) 51 3,84%

14 Cùng nguyên âm dòng sau, tròn môi /uo/ (ua, uô) 79 5,95%

15 Hai nguyên âm cùng dòng trước, không tròn môi 67 5,05%

16 Hai nguyên âm cùng dòng sau, không tròn môi 57 4,29%

17 Hai nguyên âm cùng dòng sau, tròn môi 49 3,69%

18 Hai nguyên âm hiệp vần cùng bậc âm lượng 56 4,22%

19 Nguyên âm /a/ hiệp vần với một nguyên âm khác dòng 11 0,83%

Các ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 11: Mẹ đi gánh nước giếng đình

Bỏ quên cái tình vào chiếc võng gai (Mẹ tôi)

Trong ví dụ 11, đình hiệp vần với tình, cùng nguyên âm /i/ (i, y) dòng trước, không tròn môi.

Ví dụ 12: Người ơi để lá ngừng reo

Bướm bay lên núi xuống đèo vẩn vơ (Hội Lim)

Trong ví dụ 12, reo hiệp vần với đèo, cùng nguyên âm /ɛ/ (e) dòng trước, không tròn môi.

Ví dụ 13 Ngõ như một đoạn dây diều

Để tôi thắc thỏm lo chiều không cao (Ngõ quê)

Trong ví dụ 13, diều hiệp vần với chiều, cùng nguyên âm chuyển sắc

/ie/ (ia, ya, yê, iê) dòng trước, không tròn môi. Ví dụ 14: Ở kia có đám cháy rừng

Lửa cao cao đến lưng chừng trời xanh (Đám cháy rừng)

Ở ví dụ 14, ta thấy, rừng hiệp vần với chừng, cùng âm chính là nguyên âm /ɯ/ (ư) dòng sau, không tròn môi.

Ví dụ 15: Thế mà nửa cứ bơ vơ

Để thương không hết ngẩn ngơ cái buồn (Thơ tình tôi viết cho Nga)

Ở ví dụ 15, ta thấy, vơ hiệp vần với ngơ, cùng âm chính là nguyên âm

/ɤ/ (ơ) dòng sau, không tròn môi.

Ví dụ 16: Tình yêu ở trên đầm lầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)