Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 68)

CHƯƠNG 2 VẦN, NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN

2.4. Tiểu kết chương 2

Trong chương này, luận văn tập trung khảo sát các nguyên tắc hiệp vần và cách tổ chức nhịp điệu trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Đây là hai yếu tố hết sức quan trọng góp phần làm nên đặc sắc ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Vần tạo sự hoà âm trong thơ, là một yếu tố nằm trong sự vận dụng nghệ thuật hình thức âm thanh để phục vụ ý đồ nghệ thuật. Tìm hiểu vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn theo phương pháp định lượng ngôn ngữ học là lí giải cơ sở ngữ âm đã khiến cho vần thơ đem lại âm hưởng chung từ ba yếu tố thanh điệu, âm cuối và âm chính. Vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn có sự nới rộng các nguyên tắc hiệp vần truyền thống, tạo sự hòa âm theo hướng mới. Xu thế của sự hoà âm không còn được xác lập ở sự đồng nhất ngữ âm ở ba yêu tố theo nguyên tắc truyền thống mà có sự xác định lại theo những tiêu chuẩn mới linh hoạt hơn, thoát khỏi sự gò bó của niêm luật truyền thống. Những cách hiệp vần mà truyền thống cho là vần ép xuất hiện khá nhiều trong thơ lục bát hiện đại. Khảo sát 1326 vần thơ trong 153 bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn thì tất cả đều là vần bằng, không có một ngoại lệ. Các thanh tham gia hiệp vần gồm: cùng thanh ngang, cao có 443 cặp vần, chiếm gần 33,4%; cùng thanh huyền, thấp có 279 cặp vần, chiếm gần 20,09%; thanh ngang, cao và thanh huyền, thấp hiệp vần có 604 cặp vần, chiếm gần 45,4%. Tỉ lệ này cho ta thấy cùng

thanh ngang, cao, hoặc cùng thanh huyền thấp hiệp vần chiếm tỉ lệ lớn hơn (443 + 279 = 722; 53,49%) thanh ngang, cao và thanh huyền thấp (604; 45,4%) hiệp vần. Do vậy, trong thơ Đồng Đức Bốn, số lượng vần thông và vần ép khá cao. Sự nới lỏng các nguyên tắc hiệp vần trong thơ Đồng Đức Bốn không những không làm cho vần thơ mất đi mà còn làm cho nó đa dạng hơn, sinh động hơn. Sự vận động tạo vần theo hướng nới lỏng các quy tắc ngữ âm truyền thống là xu thế phổ biến của các nhà nhơ hiện đại, trong đó, Đồng Đức Bốn là một trong những người tiên phong.

Nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn hết sức đa dạng, độc đáo, có sự đan xen giữa nhịp truyền thống và chủ yếu là các loại nhịp biến thiên nhằm diễn tả nhịp điệu tâm hồn của nhà thơ. Với mười loại nhịp ở câu lục, 27 loại nhịp ở câu bát và 84 loại nhịp ở cặp lục bát, so với nhịp lục bát truyền thống thì số lượng nhịp thơ Đồng Đức Bốn xác lập theo hướng biến thiên đa dạng là chủ yếu. Những biểu hiện phá cách về nhịp trong câu lục, trong câu bát và cặp lục bát của Đồng Đức Bốn phá vỡ sự đơn điệu, tẻ nhạt của lục bát truyền thống, làm cho ấn tượng ngữ nghĩa được khắc sâu thêm, rõ ràng hơn. Nhịp thơ Đồng Đức Bốn là nhịp cảm xúc thể hiện những cung bậc tình cảm, những biến thái tinh tế trong đời sống nội tâm của nhà thơ. Đồng Đức Bốn đã có ý thức làm mới nhịp lục bát một cách linh hoạt, nhiều vẻ để diễn tả nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu thời đại.

Nhạc điệu thơ lục bát Đồng Đức Bốn có sức quyến rũ khác thường qua cách hoà âm của vần thơ có sự nới rộng nguyên tắc hiệp vần, cách tổ chức nhịp điệu biến thiên đa dạng, cách phối thanh bằng trắc tạo âm điệu theo một định hướng mới. Cùng với vần và nhịp, cách phối thanh bằng trắc trong thơ Đồng Đức Bốn cũng có những nét riêng, rất độc đáo. Đó là sự tập trung nhiều thanh bằng trong câu lục, trong câu bát, có khi trong cả cặp lục bát làm cho tiết âm điệu và tấu câu thơ nhẹ nhàng, du dương, phù hợp với cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA TRONG THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN

Trong chương này, luận văn sẽ tập trung giải quyết một số nội dung: các biện pháp tu từ, những kết hợp đặc biệt về ngữ nghĩa, một số hình ảnh tiêu biểu trong thơ Đồng Đức Bốn.

3.1. Các biện pháp tu từ 3.1.1. So sánh tu từ

3.1.1.1. Khái quát về so sánh tu từ

So sánh là biện pháp tu từ trong đó người ta đối sánh các sự vật, hiện tượng,…với nhau nhằm phát hiện ra những nét giống nhau theo một cách nhìn nào đó giữa các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe. Về hình thức, so sánh được thực hiện trên mô hình bốn yếu tố như trong câu ca dao dưới đây:

(1) Sự vật đem ss (2) Thuộc tính củasự vậtcần ss (3) Từ ss (4) Sự vật để ss

Cổ tay em trắng như ngà

Trong thực tế hoạt động, mô hình trên được biến hoá linh hoạt, mới lạ, bất ngờ, thú vị, biểu cảm, v.v.. Giá trị của so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện tinh tế và gợi cảm xúc thẩm mỹ. So sánh tu từ là phương tiện quan trọng nhất để xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng các tín hiệu ngôn ngữ. Trong so sánh tu từ, phần miêu tả đầy hình ảnh và xúc cảm là ở vế được so sánh. Hình tượng xuất hiện từ đó. Chẳng hạn:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (Xuân Diệu)

Thực tế cho thấy, so sánh tu từ được nhiều nhà thơ, trong đó có Đồng Đức Bốn, sử dụng để xây dựng hình tượng thơ. Trong thơ Đồng Đức Bốn, nhiều trường hợp, nhà thơ phát hiện nét nghĩa tương đồng giữa hai sự vật rất

xa nhau nhằm tạo nên phương thức diễn đạt tu từ độc đáo, giàu cảm xúc thẩm mỹ. Chúng tôi sẽ phần nào chứng tỏ điều đó ở phần trình bày dưới đây.

3.1.1.2. So sánh tu từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn

Về cấu trúc hình thức, so sánh tu từ trong thơ Đồng Đức Bốn chỉ có một số ít trường hợp xuất hiện đầy đủ cả bốn yếu tố, chẳng hạn:

Ví dụ 55: (Không em từ bấy đến giờ)

Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang 1 2 3 4

(Sông Thương ngày không em)

Trong những hoàn cảnh này, khó mà có cái gì chính xác hơn, hay hơn được hình ảnh bàn tay vẫn héo khi Sông Thương ngày không em. Tính từ héo làm bật nổi hình ảnh so sánh cờ chịu tang, làm cho hình tượng thơ lung linh,

đầy gợi cảm. Cái dáng vẻ ủ rũ, bất động của cờ chịu tang dùng để đong đếm chính xác tâm trạng cô đơn, trống vắng của những người yêu nhau mà phải xa cách. Bàn tay héo là cách nói mới lạ, cách so sánh bàn tay héo với cờ chịu tang không mang dáng dấp của kiểu so sánh thông thường. Ở đây, từ dùng để

so sánh và cách so sánh đều được mới lạ, dẫn đến hình ảnh thơ cũng lạ, qua đó, mở rộng các chiều kích liên tưởng, khơi sâu hơn tâm trạng trong một ngôn ngữ thơ sinh động.

Ví dụ 56: Bồi hồi những giọt mưa đêm

Sáng như nến thắp ở bên mái chèo

2 3 4 (Đêm sông Cầu)

Khi viết về tình yêu, Đồng Đức Bốn thường khắc khoải và tỏ bày niềm khát vọng da diết đến cháy lòng. Nhiều câu thơ cất lên nhói buốt mặc cảm về tình yêu đơn côi trong những ngày không em, xa em. Không chỉ ngày không em nơi sông Thương tâm trạng ủ rủ, buồn bã mà ngay cả những giọt mưa đêm bồi hồi, sáng như nến thắp trong đêm sông Cầu cũng thức gợi cái cảm giác

trống trải trong thi cảm của nhà thơ. Ở trường hợp này, những giọt mưa đêm

có sự kiêm nhiệm chức năng: vừa làm chủ ngữ ở câu lục, vừa làm chủ ngữ cho câu bát (tức là sự vật có thuộc tính sáng) nên được rút gọn theo phương thức liên kết tỉnh lược, tạo tính hàm súc cho câu thơ. Hình ảnh thơ có vẻ lung linh nhưng không che dấu được nỗi khắc khoải tình yêu của nhà thơ. Gần như, càng đi vào tình yêu, Đồng Đức Bốn càng cảm thấy cay đắng hơn: Tình yêu là thứ

trời đày/ Càng đi tới cõi càng ngây ngất buồn (Chiếc gió ngụ ngôn).

Hầu hết các câu thơ có so sánh tu từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn đều có kiểu cấu trúc ba yếu tố: 1, 3, 4 mà vắng yếu tố 2 (cơ sở so sánh). Những so sánh có cấu trúc ba yếu tố (bớt cơ sở so sánh) làm cho cái so sánh đa nghĩa và giàu tính thẩm mỹ hơn.

Ví dụ 57: Em như bồ kết lắm gai

1 3 4 (Cây bồ kết lắm gai)

Ví dụ 58: (Nửa trời còn lại bóng đêm)

Nửa em như chiếc trăng lên muộn màng

1 3 4 (Sương mù và cô gái gù) Đây cũng là kiểu so sánh rất phổ biến trong thơ. Những hoàn cảnh này không thể đặt vào một tính chất hay đặc điểm nào để nói trúng, nói hết được mối quan hệ nào giống nhau giữa em với bồ kết lắm gai và nửa em với chiếc

trăng lên muộn màng. Người ta cũng gọi đây là kiểu so sánh tự lấp đầy, tự bù

đắp nơi người tiếp nhận. Tức là, người tiếp nhận có thể tha hồ thả sức liên tưởng đến nhiều chiều của cơ sở so sánh.

Điều đáng quan tâm hơn là Đồng Đức Bốn đã đặt vào so sánh tu từ những loại đối tượng nào và quan hệ ngữ nghĩa giữa đối tượng đem so sánh (1) và đối tượng được dùng để so sánh (4).

Đối tượng đem so sánh chiếm ưu thế là người - người nói chung và

người được phân ngôi, phân vai thành tôi và em. Trong nhiều trường hợp, tôi

và em lại được “chẻ” ra thành hồn tôi, đời tôi,…và nửa em, phía em, v.v.. Đối tượng đem so sánh không phải người là các sự vật, cảnh vật, thiên nhiên như: chuông, ngõ quê, tia chớp, ánh trăng, chim bay, v.v..

Đối tượng được dùng để so sánh chiếm ưu thế không phải là người

(hiển nhiên, vì đối tượng đem so sánh đã là người), như: bồ kết lắm gai, chiếc

trăng lên muộn màng, nước ra nguồn, nắng vẫn muôn năm mình, ngọn gió

hoang vu,… Loại đối tượng được dùng để so sánh này vô cùng phong phú, đa

dạng, sinh động, tạo thành những thi ảnh giàu tính liên tưởng.

Đối tượng được dùng để so sánh đôi khi là người gắn liền với những cảnh ngộ, tâm trạng hết sức cụ thể như kẻ khóc hờ, gái nhớ chồng xa, v.v. làm cho cái so sánh vốn trừu tượng lại được hiện lên hết sức cụ thể, đầy sức gợi tả người đọc.

Ví dụ 59: Gió như một kẻ khóc hờ (Bây giờ vàng chẳng là thau) Ví dụ 60: Chuông chùa Trấn Quốc ngân nga

Buồn như gái nhớ chồng xa chưa về (Chuông buồn)

Đó là những so sánh tu từ tạo sự nhân hoá khá thú vị. Ở những câu thơ trên, thi ảnh gió và chuông chùa Trấn Quốc thực sự góp sự tinh tế, mới lạ

trong cảm xúc và suy tư cho cuộc hành trình đổi mới thơ lục bát. Đồng Đức Bốn đã tránh được những lối mòn xưa cũ của lục bát, phá vỡ những quy luật thơ ở mọi chiều kích trong sự ngang tàng, ngạo nghễ của tư duy thơ và cách xây dựng thi ảnh. Đồng Đức Bốn trong thơ vốn cô đơn, không tìm được mối giao hòa với xung quanh nên buộc phải quay lại với chính lòng mình. Tâm trạng ấy, nỗi niềm ấy thể hiện trong các so sánh tu từ trên đây.

Một dạng so sánh tu từ nữa là cả hai loại đối tượng: đối tượng đem so sánh và được dùng để so sánh đều không phải là người mà là các sự vật, hiện

tượng. Trong thơ Đồng Đức Bốn, ngôn từ nhiều khi thô mộc như con người anh. Nó mạnh mẽ, có chút liều lĩnh, ngang tàng, độc đáo trong cách diễn tả, trong vận dụng hình ảnh. Nhưng trong nhiều câu thơ sử dụng so sánh tu từ theo dạng này, ngôn từ thơ Đồng Đức Bốn cũng hết sức mềm mại, tinh tế. Ví dụ 61: Tia chớp như sợi chỉ mềm (Chạy mưa không chạy qua rào) Ví dụ 62: Ngõ quê như một dây diều (Nhà quê)

Như vậy, các loại đối tượng xuất hiện trong các thành phần đem so sánh và được dùng để so sánh khá đa dạng, nhiều vẻ. Các đối tượng này, có khi rất xa nhau nhưng qua cái nhìn, cách cảm của nhà thơ thì người đọc vẫn nhận ra nét nghĩa tương đồng giữa chúng. Nhà thơ đã tạo ra sự liên tưởng độc đáo, mới lạ qua những kiểu so sánh này.

Quan hệ ngữ nghĩa giữa đối tượng đem so sánh và đối tượng được dùng để so sánh trong so sánh tu từ của Đồng Đức Bốn cũng có hơi hướng của ca dao.

Ví dụ 63: Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen (Ca dao)

Ví dụ 64: Em như bồ kết lắm gai

Mà hương vẫn để tóc ai gội đầu

(Em như bồ kết lắm gai) Đồng Đức Bốn cũng đã thừa nhận ngay trong so sánh của mình: Ví dụ 65: Một anh như thể ca dao (Hoang vắng)

Ví dụ 66: Em là lục bát của tôi (Em là lục bát của tôi)

Các hình ảnh nước, nắng, chim cũng hay được dùng để so sánh với con người trong thơ. Đồng Đức Bốn cũng đã vận những hình ảnh này vào thơ mình:

Ví dụ 67: Người đi như nước ra nguồn

Ví dụ 68: Em đi như chim về ngàn

(Để rơi một cánh hoa tan nát chiều)

(Sông Thương ngày không em)

Thế nhưng, chắc chưa ai qua được Chế Lan Viên với cách so sánh hết sức độc đáo: Em đi như chiều đi

Gọi chim vườn bay hết Em về tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc Em ở trời trưa ở

Nắng sáng màu xanh che (Chế Lan Viên – Tình ca ban mai ) Điều đáng ghi nhận hơn là Đồng Đức Bốn đã “vật vã” đi tìm và đã tìm được những chuẩn so sánh khá độc cho tôi và em.

Hơn một lần, tôi (tao) được ví với ngọn gió hoang, một sự so sánh rất mới lạ. Cái mới lạ biểu hiện theo cách đồng nhất cái đẹp với nỗi đau, qua đó bộc lộ một tâm thế có chút ngông cuồng nhưng thiết tha muốn hòa nhập với cộng đồng. Ngọn gió hoang vu Đồng Đức Bốn đang trên hành trình đi tìm và khẳng định cái tôi của mình giữa đời sống bằng những câu thơ hào sảng, khoẻ khoắn.

Ví dụ 69: Tôi như ngọn gió hoang vu

Lang thang trong những lời ru tìm người (Tìm người)

Ví dụ 70: Tao như một ngọn gió hoang

Về đây hát khúc tình tang quê mùa

(Nói chuyện với những cây cỏ dại) Thơ Đồng Đức Bốn trước hết là dành cho riêng mình. Còn gì đáng lang

thang hơn khi thi sĩ tự ví mình với ngọn gió hoang. Ngọn gió hoang – thi sĩ

hoang ấy cũng thổi được thành những lời ru, khúc hát (hát khúc). Thế nhưng dù ru và hát thì đời tôi vẫn cứ đượm buồn, trống vắng:

Ví dụ 71: Đời tôi là một nghĩa trang

Những mô đất cứ xếp hàng thành thơ Đời tôi như một con diều

Đứt dây để trống cả chiều ngẩn ngơ (Đời tôi)

Đã bao thi sĩ ví hồn mình với những hình ảnh nên thơ, trong sáng như Nguyễn Bính: hoa cỏ may, giếng ngọc trong veo, trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh; dữ dội như Tế Hanh: chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng;…

Đồng Đức Bốn thì dám độc hơn: Ví dụ 72: Hồn tôi như một lá bùa

Lửng lơ treo giữa cơn mưa đặc trời (Vào chùa)

Cái lá bùa hồn tôi ấy vừa hư vừa thực nhưng phần hư nhiều hơn. Hồn

tôi cùng với đời tôi và cái tôi trong con người thi sĩ bây giờ đây như một sự

phó mặc cho cuộc đời và thi ca.

Với em, Đồng Đức Bốn đã dụng một phép kéo theo trong các hình ảnh được dùng để so sánh:

Ví dụ 73: Em như hôm nào cũng rằm

Cũng sương sương khói cũng tăm tăm buồn Cũng chớp bể cũng mưa nguồn

Cũng em giọt nước mắt tuôn ngọt ngào (Gửi Tân Cương) Vậy em như là tất cả. Trong em có ánh sáng của trăng rằm, có vẻ mờ ảo của sương khói, có nét buồn dịu; nhưng trong em cũng có sức ào ạt dữ dội của chớp bể, mưa nguồn. Cuối cùng, em là chính em với giọt nước mắt tuôn ngọt

Trong một bài thơ khác, em được so sánh ngang bằng với các hình ảnh bằng từ so sánh “là”. Cách so sánh này biểu hiện đồng thời sự gắn bó của em

và thơ lục bát với tôi, thuộc về sở hữu của tôi. Ví dụ 74: Em là lục bát của tôi

Dẫu em là mái tranh nghèo

Dẫu em là hoa có gai (Em là lục bát của tôi)

Đây là kiểu so sánh có ý khẳng định. Trong những câu thơ trên, dẫu có thế nào thì em vẫn là lục bát của tôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)