Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 2 VẦN, NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN

2.1. Cách tổ chức vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn

2.1.2. Đánh giá chung

- Hiệp vần theo cách hiểu truyền thống là phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Qua việc khảo sát vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi thấy vần thơ Đồng Đức Bốn vừa chặt chẽ vừa đa dạng. Một mặt, Đồng Đức Bốn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hiệp vần đảm bảo sự hoà âm ở các vị trí thanh điệu, âm cuối và âm chính theo đúng quy luật ngữ âm chi phối cách hiệp vần nhưng mặt khác, tác giả tạo ra những rạn nứt hay những lỗi về hiệp vần. Những lỗi, những sự rạn nứt này, ngày nay không còn nặng nề nữa, thậm chí nó còn tạo ra sự chú ý ở người đọc, tạo nên một hiệu quả hoà âm mới nhằm bộc lộ cảm xúc, thi hứng. Ngoài sự hiệp vần có sự đồng nhất hoàn toàn ở các vị trí trong vần thơ, sự hoà âm của vần thơ chủ yếu còn được nhà thơ tạo ra bằng cách đắp đổi lẫn nhau giữa các vị trí tham gia hiệp vần. Nếu một trong ba yếu tố lỏng lẻo theo quy luật hiệp vần thì hai yếu tố còn lại phải tuân thủ chặt chẽ để tăng cường sự hoà âm. Chẳng hạn, nếu âm chính của các âm tiết hiệp vần không cùng âm sắc và/ hoặc âm lượng thì phần còn lại, tức âm cuối và thanh điệu phải đồng nhất hoàn toàn; nếu hai âm tiết hiệp vần có sự đồng nhất ở phần đoạn tính, kể cả âm đầu thì thanh điệu phải tăng cường

sự khác biệt (phải khác âm vực) để tránh sự lặp từ. Trường hợp khác, phần đoạn tính của hai âm tiết hiệp vần, kể cả âm đầu đồng nhất hoàn toàn thì tác giả huy động yếu tố âm đệm (vốn là yếu tố không tham gia hiệp vần thơ) nhằm giảm sự tương đồng, tăng cường sự hòa âm cho vần thơ.

- Xem xét vần thơ lục bát của Đồng Đức Bốn trong sự vận động và phát triển của thơ Việt Nam đương đại, chúng tôi thấy, vần thơ Đồng Đức Bốn, vần thơ hiện nay có sự nới lỏng đáng kể so với quy luật hiệp vần thơ truyền thống. Biểu hiện của sự nới lỏng vần thơ được thể hiện ở cả ba yếu tố tham gia hiệp vần là thanh điệu, âm cuối và âm chính. Xu thế của sự hoà âm không còn được xác lập ở sự đồng nhất ngữ âm ở ba yếu tố theo quy luật truyền thống mà có sự xác định lại theo những tiêu chuẩn mới linh hoạt hơn, thoát khỏi sự gò bó của niêm luật truyền thống. Những cách hiệp vần mà truyền thống cho là vần ép cũng xuất hiện khá nhiều trong thơ lục bát của Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ, Bùi Chí Vinh, Thanh Thảo, v.v.. Chẳng hạn:

Này em buồn để làm gì/ Thời trong leo lẻo lỡ qua mất rồi (Nguyễn Duy, Thời

gian).

Sự nới lỏng các yếu tố tham gia hiệp vần ở những mức độ khác nhau không những không làm cho vần thơ mất đi mà còn làm cho nó đa dạng, sinh động hơn. Sự vận động tạo vần theo hướng nới lỏng các quy luật ngữ âm truyền thống là xu thế phổ biến của các nhà thơ hiện đại, trong đó, Đồng Đức Bốn là một trong những nhà thơ tiên phong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của đồng đức bốn (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)