Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH đầu tư và thương mại bảo ngọc (Trang 26 - 29)

Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Một chiến sách sản phẩm tốt cần giải quyết các vấn đề căn bản như: chất lượng sản phẩm và sự cảm nhận của khách hàng; giá trị của sản phẩm được khách hàng đánh giá. Đứng dưới góc độ của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khách hàng để biết được quan điểm của họ khi đánh giá về chất lượng sản phẩm, từ đó tạo ra sự khác biệt mà khách hàng cảm nhận dễ nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng

phải thường xuyên đổi mới về kiểu dáng, mẫu mã; nâng cao chất lượng nhằm hấp dẫn người mua. Và đây cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ nhãn hiệu, uy tín sản phẩm.

Ngoài ra, sản phẩm chỉ thật sự có giá trị khi nó được khách hàng đánh giá cao chứ không phải đó là những sản phẩm được sản xuất với chi phí cao. Điều này, buộc các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tạo ra giá trị tăng cho thêm khách hàng bằng các hoạt động từ việc tiếp thị, phân phối đến các dịch vụ hỗ trợ khác.

Chính sách giá

Hầu hết các doanh nghiệp đều bị tác động của yếu tố giá cả đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Có thể thấy đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc kích thích nhu cầu thị trường về sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán và tâm lý của khách hàng. Xác định giá đúng giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng tiêu thụ và thu được nhiều lợi nhuận, tránh ứ đọng hàng hóa, hạn chế thua lỗ. Và giá cả cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh.

Tuy nhiên, giá cả không phải là nhân tố duy nhất quyết định đến sự mua hàng của khách hàng, và sự tác động của giá cả sẽ không giống nhau với những nhóm khách hàng khác nhau. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nếu doanh nghiệp lạm dụng giá cả là vũ khí cạnh tranh, có thể gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì khi doanh nghiệp hạ giá thành thì đối thủ cạnh tranh cũng có thể hạ thấp thậm chí thấp hơn giá cả hàng hóa cùng loại hoặc thay thế dẫn tới không thúc đẩy được tiêu thụ mà lợi nhuận còn bị giảm xuống. Hơn nữa, người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hóa thông qua giá của nó khi đứng trước những hàng hóa cùng loại hoặc thay thế. Do đó, doanh nghiệp phải hết sự thận trọng trong cạnh tranh về giá cả, đưa ra chiến lược định giá phù hợp với chất lượng sản phẩm, mục tiêu hướng tới nhóm khách hàng khác

nhau, nhằm tạo dựng được uy tín, phát triển tiêu thụ sản phẩm.

Chính sách phân phối

Xây dựng hệ thống mạng lưới trung gian, lựa chọn các phương án phân phối, lưu thông hàng hóa hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn hơn, đồng thời thúc đẩy phát triển quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để tiêu thụ hàng hóa đến người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể sử dụng những người trung gian như đại lý, bán buôn, bán lẻ. Đối với đa số doanh nghiệp, hoạt động của người bán hàng, người đại lý ... chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động tiêu thụ vì họ là người trực tiếp thực hiện việc bán hàng, thu tiền về.

Tuy nhiên, thông qua việc trưng bày và bán hàng, những người bán lẻ có thể tăng cường hoặc làm giảm uy tín sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ động trong việc hỗ trợ những người bán lẻ, đồng thời có những chính sách ưu đãi, chiết khấu, khuyến mại, quà tặng và giảm giá đối với họ, nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp, tăng sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, và thúc đẩy phát triển quá trình tiêu thụ sản phẩm mạnh hơn nữa.

Chính sách Marketing

Thực hiện tốt các chính sách Marketing giúp doanh nghiệp kích thích tiêu thụ sản phẩm một cách rộng rãi, đồng thời sẽ tạo dựng được uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Quảng cáo: Thông qua hoạt động quảng cáo mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể được biết đến một cách rộng rãi. Tuy nhiên, các hoạt động quảng cáo thường tiêu tốn một ngân sách không nhỏ, nên doanh nghiệp phải lựa chọn và kết hợp các phương tiện quảng cáo cho phù hợp với nguồn ngân sách dành cho hoạt động này. Hơn nữa, với sự phát triển mạnh mẽ của công cụ truyền thông, phương tiện đại chúng thì người tiêu dùng có nhiều cách để tiếp cận sản phẩm và tìm hiểu thông tin về sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp cũng nên chú trọng cả vào nội dung lẫn hình thức quảng cáo, để tránh quảng

cáo quá đà, khiến khách hàng dễ mất niềm tin, làm giảm uy tín doanh nghiệp. Tổ chức công tác bán hàng của doanh nghiệp: Đây cũng là nhân tố khá quan trọng thúc đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty cao hay thấp.

Hình thức bán hàng: Tùy vào đặc điểm của sản phẩm, cũng như chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn các hình thức khác nhau. Có thể lựa chọn hình thức bán buôn, bán lẻ, thông qua giới thiệu sản phẩm… hoặc kết hợp giữa nhiều hình thức khác nhau. Tất cả họ đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

Hình thức thanh toán: Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau, như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản, thanh toán chậm,.. Để thu hút đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức thanh toán khác nhau, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, cũng như làm đòn bẩy để kích thích tiêu thụ sản phẩm.

Dịch vụ sau bán hàng: Để cho khách hàng thuận lợi và cũng tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, dịch vụ sau bán hàng vô cùng cần thiết trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Những dịch vụ này được thể hiện thông qua các hoạt động: vận chuyển đến tận nhà cho khách hàng, lắp đặt, vận hành, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng. Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ được tăng lên, và uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng cao.

Tiểu kết: Nhằm hiểu rõ những nội dung mang tính tổng quát về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đi sâu nghiên cứu về khái niệm, vai trò, nội dung hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó là nền tảng cơ sở để phân tích về thực trạng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH đầu tư và thương mại bảo ngọc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w