Chính xu thế dãn rộng chênh lệch thu nhập giữa c dân nông thôn và thành thị sẽ gây ra những uy hiếp đến sự ổn định của chính trị và xã
2.4. Tích cực chuyển dịch sức lao động d thừa ở nông thôn ra thành phố làm thuê, giải quyết tốt vấn đề ng-ời nông dân l-u động
làm thuê, giải quyết tốt vấn đề ng-ời nông dân l-u động
Chuyển dịch sức lao động d- thừa ở nông thôn đi ra thành phố làm việc là khâu then chốt trong việc giải quyết sức sức lao động d- thừa ở nông thôn và thực hiện hiện đại hoá, đô thị hoá ở Trung Quốc. Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể giảm nhẹ sự lệ thuộc và áp lực của nhân khẩu nông thôn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, nâng cao hiệu suất sản xuất của sức lao động nông nghiệp, thúc đẩy điều chỉnh kết cấu kinh tế và kết cấu ngành nghề ở nông thôn; đồng thời, thông qua việc chuyển dịch sức lao động d- thừa ở nông thôn ra thành phố làm việc sẽ tăng thu nhập mang tính tiền l-ơng – nguồn thu nhập đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy thu nhập nông dân tăng tr-ởng trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với quá trình chuyển dịch sức lao động d- thừa ở nông thôn và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, ở Trung Quốc đã hình thành nên một đội ngũ đông đảo những ng-ời nông dân ra thành phố làm thuê - đ-ợc gọi là những ng-ời
nông dân làm công. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ tr-ớc, số nông dân làm công trên cả n-ớc Trung Quốc ch-a đến 2 triệu ng-ời, năm 1990 tăng lên hơn 30 triệu ng-ời, năm 1994 tăng lên trên 60 triệu ng-ời, năm 2000 lên tới hơn 80 triệu ng-ời, năm 2004 v-ợt trên 100 triệu ng-ời. Trong vòng 5 năm trở lại đây, nó tăng lên với tốc độ chóng mặt, mỗi năm tăng 6 – 8 triệu ng-ời [13]. Theo “Điều tra nông dân làm thuê Trung Quốc” được Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố ngày 16 tháng 4 năm 2006, nông dân làm thuê ở n-ớc này có khoảng 200 triệu ng-ời. Dự báo, trong thời gian tới, dân số l-u động trong cả n-ớc Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên và duy trì ở mức t-ơng đối cao. Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp, trong 10 năm tới, nông dân Trung Quốc tiếp tục sẽ chuyển dịch về thành thị với tốc độ 8,5 triệu ng-ời mỗi năm, 20 năm tới số ng-ời từ nông thôn chuyển dịch vào thành thị sẽ đạt tới con số 300 triệu ng-ời [13].
Có thể nói xét về khía cạnh kinh tế, ng-ời nông dân làm thuê l-u động là nhân tố tích cực xuất hiện trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, họ đem lại sức sống mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, đồng thời cung cấp cơ hội và điều kiện cho việc thúc đẩy đô thị hoá. Họ trở thành cầu nối cho quan hệ giữa thành thị và nông thôn, điều chỉnh kết cấu xã hội giữa thành thị và nông thôn, tăng thu nhập cho ng-ời nông dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, có lợi cho sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Báo cáo điều tra nghiên cứu nông dân Trung Quốc của Phòng Nghiên cứu Quốc vụ viện cho thấy, 1/3 nông dân Trung Quốc đã trở thành nông dân làm công, làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Số l-ợng nông dân làm công ở ngành sản xuất thứ hai (công nghiệp, xây dựng) chiếm đến 70%, ở ngành sản xuất thứ ba (dịch vụ) chiếm 60% tổng số lao động [14]. Điều này cho thấy, nông dân làm công đã trở thành chủ thể trong các ngành nghề của Trung Quốc.
Ngoài ra, sở dĩ Trung Quốc trở thành “công x-ởng thế giới” là nhờ l-ợng lớn lao động d- thừa ở nông thôn, làm cho giá nhân công của Trung Quốc rẻ hơn so với các n-ớc khác trên thế giới, vì vậy có thể sản xuất sản phẩm với giá rẻ nhất, có sức cạnh tranh nhất thế giới. Theo thống kê của các chuyên gia, mỗi năm nông dân làm công tạo ra khoảng 1000 - 2000 tỷ NDT cho kinh tế của thành phố, tăng thêm thu nhập cho
nông thôn là 500 – 600 tỷ NDT. Theo tính toán của Cục Thống kê thành phố Bắc Kinh, sự đóng góp sức lao động của nông dân làm công chiếm 83% ngành xây dựng, 29% ngành chế tạo của thành phố này. ở Thâm Quyến trong lịch sử xây dựng đặc khu, hàng triệu nông dân công đã trở thành đội quân chủ lực trong các ngành kinh tế, họ tạo ra vốn tích lũy cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thâm Quyến. Phải nói rằng Thâm Quyến phát triển đ-ợc nh- ngày nay là có một phần đóng góp không nhỏ của nông dân làm công. Câu nói: “Một ng-ời ra thành phố làm công nhân, thì một gia đình ở nông thôn thoát khỏi đói nghèo” đã trở thành phổ biến ở Trung Quốc. Theo ông Lục Học Nghệ (2006), ở các tỉnh nh- Tứ Xuyên, An Huy, Hà Nam, Giang Tây, Hồ Nam, mỗi năm nông dân ra ngoài làm công gửi tiền về quê nhà khoảng 10 – 20 tỷ NDT, con số này t-ơng đ-ơng, thậm chí còn v-ợt quá mức thu nhập tài chính của toàn tỉnh, từ đó giảm đ-ợc mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn, giữ đ-ợc sự ổn định xã hội ở nông thôn [18, 159 - 160].
Nhận thức đ-ợc vai trò quan trọng của ng-ời nông dân làm công trong việc thúc đẩy tăng thu nhập cho ng-ời nông dân, Trung Quốc ngày càng chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho ng-ời nông dân đi ra thành phố làm thuê, đồng thời đ-a ra một loạt biện pháp chính sách và đã thu đ-ợc hiệu quả nhất định. Từ sau Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc, chính sách việc làm cho ng-ời nông dân làm công đã có sự biến chuyển quan trọng. Tháng 1 năm 2003, tại Hội nghị Công tác nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra ph-ơng châm “đối xử công bằng, dẫn dắt hợp lý, hoàn thiện quản lý, làm tốt công tác phục vụ”, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đi vào thành phố làm công. “Quyết định của Trung -ơng ĐCS Trung Quốc về một số vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị tr-ờng XHCN” đ-ợc thông qua tại Hội nghị Trung -ơng 3 khoá XVI ĐCS Trung Quốc (tháng10 - 2003) đã đề ra, cần phát triển mạnh kinh tế khu vực, tăng nhanh tiến trình đô thị hoá, dần từng b-ớc thống nhất thị tr-ờng sức lao động nông thôn và thành thị, hình thành chế độ bình đẳng về việc làm của ng-ời lao động, nhằm tạo càng nhiều cơ hội việc làm cho ng-ời nông dân. Quyết định này vừa chỉ rõ chuyển dịch sức lao động nông thôn đi đâu, tức là đẩy phát triển kinh tế khu vực huyện, và đẩy nhanh đô thị hoá để giải quyết vấn đề chuyển dịch sức lao động nông thôn.
Trong “Văn kiện số 1” năm 2004 với tiêu đề “ý kiến của Trung -ơng Đảng và Quốc vụ viện về một số chính sách thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân” đã đề ra, nông dân đi vào thành phố làm việc đã trở thành một bộ phận hợp thành quan trọng của đội ngũ công nhân trong các ngành nghề, đóng thuế, tạo ra của cải cho thành phố. Văn kiện còn đề ra cần kiện toàn pháp luật pháp quy hữu quan, dựa vào luật pháp để đảm bảo các lợi ích của ng-ời nông dân đi làm công. Văn kiện cũng đã xác lập khung chính sách đối xử công bằng với ng-ời nông dân làm công, làm cho ng-ời nông dân làm công hoà nhập đ-ợc với thành phố. Nói một cách khái quát, về vấn đề từng b-ớc thống nhất thị tr-ờng sức lao động thành thị – nông thôn và hình thành chế độ đối xử công bằng về việc làm của ng-ời lao động ở đô thị và nông thôn, gần đây Trung Quốc đã đ-a ra rất nhiều quyết định, dùng nhiều biện pháp khả thi t-ơng ứng nh-: Bãi bỏ chế độ giấy tờ chuyển đổi đối với những nông dân đi ra ngoài khu vực nông thôn làm việc, đơn giản hoá các thủ tục liên quan; xúc tiến việc cải cách chế độ hộ tịch ở thành phố vừa và lớn, nới lỏng điều kiện vào thành phố làm việc và định c- đối với nông dân; chính quyền thành phố tiến hành bồi d-ỡng nghề nghiệp, dạy dỗ con cái, bảo hiểm lao động và những dịch vụ khác một cách thiết thực, đồng thời quản lý và dự toán tài chính một cách minh bạch. Bắt đầu từ năm 2004, Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội, Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học kỹ thuật và Bộ xây dựng đã cùng nhau thực hiện “Công trình ánh d-ơng bồi d-ỡng tập huấn chuyển dịch sức lao động nông thôn”, đã cho ra đời “Quy trình bồi d-ỡng tập huấn nông dân đi làm công năm 2003 - 2010”. Đặc biệt là năm 2006, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Một số ý kiến về việc giải quyết vấn đề ng-ời nông dân làm công”, năm 2007, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật về thúc đẩy việc làm và Luật hợp đồng lao động, từng b-ớc xác định rõ chiến l-ợc trọng đại qui hoạch thống nhất việc làm ở thành thị và nông thôn. Các địa ph-ơng và các bộ ngành căn cứ theo qui hoạch thống nhất, đã tích cực tổ chức triển khai công tác bồi d-ỡng giáo dục việc làm cho số lao động chuyển dịch ở nông thôn. Từ năm 2004 đến năm 2007, chỉ tính riêng “Công trình ánh d-ơng bồi dưỡng tập huấn chuyển dịch sức lao động nông thôn” đã bồi d-ỡng đ-ợc 12,3 triệu lao động nông thôn [77].
Nh- vậy, việc bảo vệ quyền lợi của ng-ời nông dân ra thành phố làm thuê trên các ph-ơng diện nh- hợp đồng lao động, mức l-ơng, cải thiện môi tr-ờng lao động, chế độ bảo hiểm xã hội đã có b-ớc tiến triển mới. Theo thống kê của Cục Thống kê Nhà n-ớc Trung Quốc, tính đến cuối năm 2008, số l-ợng nông dân làm công của Trung Quốc đạt 225,42 triệu ng-ời [78]. Thu nhập bình quân đầu ng-ời hàng tháng của ng-ời nông dân ra thành phố làm thuê năm 2008 là 1.156 NDT. Tỉ lệ nông dân làm công ký hợp đồng lao động tăng cao, ở các thành phố Bắc Kinh, Th-ợng Hải, Quảng Đông, tỉ lệ số nông dân công ký hợp đồng lao động đạt trên 90%, từ đó kéo theo tỉ lệ số nông dân công tham gia bảo hiểm xã hội tăng tr-ởng trên 25%. Năm 2008, số nông dân công tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm y tế là 49,76 triệu ng-ời và 42,49 triệu ng-ời, số ng-ời tham gia bảo hiểm d-ỡng lão cơ bản đạt 24,16 triệu ng-ời [79]. Thu nhập từ việc đi ra thành phố làm việc đã trở thành nguồn quan trọng trong tăng tr-ởng thu nhập của nông dân. Vì vậy, tăng thu nhập cho ng-ời nông dân ra ngoài thành phố làm việc sẽ là kênh quan trọng để tăng thu nhập cho ng-ời nông dân từ nay về sau.
Mặt khác, để giải quyết vấn đề sức lao động d- thừa ở nông thôn, trong thời gian vừa qua, Trung Quốc cũng đã thúc đẩy mở cửa đối ngoại ở nông thôn, khai thác thị tr-ờng quốc tế, có lợi cho việc bổ sung những thiếu hụt về tài nguyên nông nghiệp của Trung Quốc, mở rộng không gian phát triển nông nghiệp và không gian việc làm cho sức lao động nông nghiệp. Đồng thời tích cực thu hút vốn và kỹ thuật của n-ớc ngoài, cải thiện cục diện phân bố các yếu tố sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình giải quyết sức lao động d- thừa ở nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập, Trung Quốc cũng đã nhận thấy một điều, giải quyết vấn đề “tam nông” nói chung và vấn đề tăng thu nhập, việc làm của ng-ời nông dân nói riêng không thể bó hẹp trong nội bộ nông thôn, mà cần phải kết hợp với thành thị, hình thành nên một cục diện kết hợp giữa thành thị và nông thôn, từng b-ớc tìm ra một tiền đồ mới cho việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Trung Quốc.