Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản đến hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc trong những năm đầu cải cách mở cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân ở trung quốc từ khi cải cách mở của đến nay (Trang 29 - 35)

Chính xu thế dãn rộng chênh lệch thu nhập giữa c dân nông thôn và thành thị sẽ gây ra những uy hiếp đến sự ổn định của chính trị và xã

2.1. Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản đến hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc trong những năm đầu cải cách mở cửa

thôn Trung Quốc trong những năm đầu cải cách mở cửa

Có thể nói chế độ khoán đến hộ gia đình là nội dung hạt nhân của cải cách nông thôn trong thời kỳ đầu, đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa nhất giúp cho thu nhập của nông dân tăng tr-ởng mạnh mẽ. Chế độ khoán đến hộ gia đình phù hợp với đặc điểm và quy luật sản xuất lúc đó, xét về căn bản đã thay đổi ph-ơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh tập thể thống nhất, thực hiện chuyển đổi chế độ sản xuất, phát huy đ-ợc sự nhiệt tình sản xuất của nông dân, thúc đẩy thu nhập của nông dân tăng tr-ởng nhanh chóng.

2.1.1. Sự ra đời của chế độ khoán sản đến hộ gia đình

Sau Hội nghị Trung -ơng 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (tháng 12 – 1978), Trung Quốc từng b-ớc triển khai cải cách thể chế kinh tế nông thôn, trọng điểm cải cách nông thôn thời kỳ này là phát triển chế độ trách nhiệm khoán sản đến hộ gia đình.

Chế độ khoán sản đến hộ gia đình là một hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp quá độ xuất hiện trong quá trình phát triển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Nó là hình thức trách nhiệm sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân lấy gia đình làm đơn vị để nhận khoán nhiệm vụ sản xuất và t- liệu sản xuất nh- ruộng đất từ các tổ chức tập thể. Đặc điểm cơ bản của chế độ này là đồng thời với việc bảo l-u nền kinh doanh thống nhất cần thiết của kinh tế tập thể, tập thể sẽ giao khoán ruộng đất và các t- liệu sản xuất khác cho các hộ gia đình nông dân, các hộ đ-ợc nhận khoán sẽ căn cứ theo quyền hạn quy định trong hợp đồng giao khoán để đ-a ra các quyết định và biện pháp kinh doanh độc lập. Quan hệ phân phối của chế độ khoán sản đến hộ gia đình này đ-ợc nông dân khái quát một cách hình tượng là “nộp đủ cho Nhà n-ớc, l-u đủ cho tập thể, còn lại đều là của mình” [20,22]. Các t- liệu sản xuất chủ yếu đ-ợc quy về sở hữu tập thể; về hình thức phân phối vẫn áp dụng theo nguyên tắc phân phối theo lao động; trong các hoạt động kinh doanh sản xuất, tập thể và gia đình có lúc phân tách có lúc hợp nhất. Các hộ nhận khoán và các tổ chức kinh tế tập thể ký kết hợp đồng khoán với hai hình thức cụ thể nh- sau:

Một là, khoán việc đến hộ. Các hộ đ-ợc nhận khoán sẽ nộp thuế nông nghiệp cho Nhà n-ớc, ký hợp đồng mua bán sản phẩm và trích lại một phần tiền nộp cho tập thể. Toàn bộ số sản phẩm còn d- lại đều thuộc quyền sở hữu của ng-ời nông dân.

Hai là, khoán sản l-ợng đến hộ. ở hình thức này, tập thể sẽ tiến hành định mức sản l-ợng, định mức đầu t-, định mức công điểm, nếu v-ợt sản l-ợng quy định thì nông dân đ-ợc h-ởng, nếu không đạt sản l-ợng định mức thì nông dân phải bù vào. Đại đa số các vùng của Trung Quốc áp dụng hình thức thứ nhất là khoán việc đến hộ. Tính đến năm 1983, ở nông thôn trong cả n-ớc Trung Quốc đã có 97,72% đội sản xuất thực hiện chế độ khoán sản đến hộ gia đình [20,23].

Có thể nói chế độ khoán sản đến hộ gia đình là một sáng tạo vĩ đại của ng-ời nông dân Trung Quốc, là sản phẩm cũng là hạt nhân của cải cách thể chế kinh tế nông thôn Trung Quốc, đồng thời nó cũng là nguyên nhân sâu xa nhất giúp cho thu nhập của nông dân tăng lên nhanh chóng vào thời kỳ đầu cải cách mở cửa. Việc

thực hiện chế độ khoán sản đến hộ gia đình đã giải phóng và phát triển sức lao động nông thôn, vừa phát huy đ-ợc tính -u việt của chế độ kinh doanh tập thể thống nhất, lại vừa phát huy đ-ợc tính tích cực sản xuất của nông dân, là một hình thức kinh tế t-ơng đối tốt phù hợp với đặc điểm của nền nông nghiệp, trình độ phát triển sức sản xuất và trình độ quản lý ở nông thôn Trung Quốc lúc đó. Từ đó nó nâng cao đ-ợc mức sống và thu nhập của hàng trăm triệu nông dân, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, nó đ-ợc Đặng Tiểu Bình gọi là “b-ớc nhảy vọt thứ nhất”của công cuộc cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc.

2.1.2. Vai trò của chế độ khoán sản đến hộ trong việc tăng thu nhập cho ng-ời nông dân Trung Quốc

William Petty nhà kinh tế học cổ điển ph-ơng Tây đã từng nói: “đất đai là mẹ đẻ của tài sản, còn lao động là cha đẻ của tài sản”. Trung Quốc là một n-ớc nông nghiệp lớn, gần 80% nông dân dựa vào nông nghiệp làm nguồn thu nhập chính. Vì vậy, có thể nói ruộng đất chính là tài sản quan trọng nhất của ng-ời nông dân. Chế độ khoán sản phẩm đến hộ có nội dung tr-ớc hết là cải cách quyền tài sản đối với ruộng đất, nông dân nhờ đó mà có đ-ợc một số quyền về ruộng đất, tính tích cực sản xuất đ-ợc phát huy, nên đã tạo ra những biến đổi cực kỳ to lớn về nông nghiệp.

Cải cách ruộng đất thời kỳ đầu xây dựng đất n-ớc đã giúp cho ng-ời nông dân có đ-ợc ruộng đất của riêng mình, chế độ ruộng đất lúc đó là kết cấu tài sản với mô hình nhị nguyên hợp nhất “ruộng đất công ích đ-ợc quy về sở hữu nhà n-ớc, ruộng đất kinh doanh quy về sở hữu tư nhân”.Hiến pháp n-ớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” ban bố tháng 9 năm 1954 quy định: “Nhà n-ớc căn cứ theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất của nông dân và quyền sở hữu các t- liệu sản xuất khác”, thừa nhận một loạt quyền lợi về tự do kinh doanh, mua bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp ruộng đất. Nh-ng trong khoảng thời gian từ năm 1955 – 1958, do việc thúc đẩy phong trào cải tạo tập thể hoá xã hội chủ nghĩa nông nghiệp, quyền sở hữu ruộng đất của ng-ời nông dân Trung Quốc và quyền sở hữu những t- liệu khác nhanh chóng bị t-ớc đoạt mất. Đến năm 1962, sau khi “Điều lệ công tác công xã nhân dân nông thôn” chính thức đ-ợc ban hành, qui định cá nhân ng-ời nông dân không còn quyền sở hữu ruộng đất, ngay cả đất đai ông bà tổ tiên để lại cũng bị thu quy về sở hữu tập thể nông thôn.

Những năm cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ tr-ớc, 18 hộ nông dân thuộc thôn Tiểu C-ơng, xã Lý Uyên đã bí mật ký một “hợp đồng khoán lớn” về đất đai, mở màn cho việc thực hiện chế độ khoán đ-ợc thi hành trong cả n-ớc về sau này. Năm 1978, Hội nghị Trung -ơng 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc đã đ-a ra quyết sách lịch sử tiến hành cải cách mở cửa. Năm 1982, Trung ương Đảng phê chuẩn “Kỷ yếu Hội nghị công tác nông thôn toàn quốc”. Bản Kỷ yếu chỉ rõ: Hiện nay đã có trên 90% đội sản xuất ở nông thôn xây dựng chế độ trách nhiệm sản xuất với các hình thức khác nhau nh- khoán sản l-ợng đến hộ, khoán việc đến hộ v.v…, tất cả đều là “chế độ trách nhiệm sản xuất của kinh tế tập thể XHCN”; đồng thời nói rõ các hình thức khoán nêu trên “không đồng nghĩa với kinh tế cá thể t- hữu nhỏ tr-ớc khi hợp tác hoá, mà là bộ phận hợp thành của kinh tế nông nghiệp XHCN” [18,34]. Nh- vậy, chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình đã thay thế cho công xã nhân dân, không những phát triển mối quan hệ giữa nông dân và ruộng đất, mà còn hình thành nên lần giải phóng t- t-ởng thứ nhất lúc đó, tiến hành những tìm tòi mang tính sáng tạo cho việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị tr-ờng và chế độ kinh tế cơ bản giai đoạn đầu của Trung Quốc. Năm 1984, Trung -ơng ĐCS Trung Quốc đ-a ra thời hạn thuê khoán đất thông th-ờng là trên 15 năm, chế độ kinh doanh khoán đế hộ gia đình từ đó đ-ợc xác lập trở thành chế độ kinh doanh sản xuất cơ bản nhất ở nông thôn Trung Quốc lúc đó.

Từ năm 1982 đến năm 1986, Trung -ơng ĐCS Trung Quốc liên tiếp đ-a ra 5 văn kiện số 1 về công tác nông thôn, ph-ơng h-ớng cơ bản là xoá bỏ thể chế công xã nhân dân vốn có, xây dựng chế độ kinh doanh cơ bản ở nông thôn, tập trung giải phóng sức sản xuất xã hội nông thôn bị kìm nén đã lâu. “Văn kiện số 1” năm 1982 đã giải quyết vấn đề nguyên tắc “khoán đến hộ”, họ “Xã” hay họ “Tư”, trong đó xác định tính chất của “khoán” không phải là t- hữu hoá.Văn kiện số 1” năm 1983 xác định chế độ khoán đến hộ gia đình là “nhiệm vụ chủ yếu của công tác nông thôn trong giai đoạn trước mắt”. “Văn kiện số 1” năm 1984 xác định “không thay đổi chế độ khoán ruộng đất 15 năm”. “Văn kiện số 1” năm 1985 xoá bỏ chế độ thu mua tiêu thụ thống nhất đối với nông sản đã tồn tại 30 năm tr-ớc đói, chuyển đổi sang cơ chế điều tiết của thị tr-ờng, về mặt thể chế đảm bảo chắc chắn cho chế độ quyền sử dụng đất đai ở nông thôn đi sâu phát triển. “Nộp đủ cho nhà n-ớc, l-u đủ cho tập thể, còn lại đều là của mình”, chế độ trách nhiệm khoán đến hộ gia đình b-ớc

đầu bảo đảm quyền kinh doanh đất đai và quyền sở hữu sản phẩm nông nghiệp d- thừa của ng-ời nông dân.

Sự phát triển của cải cách nông thôn đã giúp cho nông thôn Trung Quốc có sự thay đổi to lớn. Căn cứ theo số liệu, từ năm 1978 – 1984, tăng tr-ởng sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm của Trung Quốc duy trì tốc độ 7,7%. So sánh 2 năm 1984 và 1978, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá không đổi tăng 42,23% [10, 281], trong đó khoảng hơn một nửa đến từ sự nâng cao tỉ lệ sản xuất do chế độ khoán đến hộ gia đình mang lại. Từ năm 1980 đến năm 1985, tỉ lệ tăng tr-ởng thu nhập bình quân hàng năm của ng-ời nông dân đều v-ợt quá 10%, tốc độ cao hơn hẳn thời kỳ tr-ớc đó. Chế độ khoán đến hộ gia đình không những giúp cho nông nghiệp Trung Quốc bước vào “thời kỳ hoàng kim”, mà còn trong một khoảng thời gian rất ngắn giải quyết đ-ợc vấn đề no ấm cho hơn 1 tỉ ng-ời dân. Số ng-ời đói nghèo ở nông dân giảm từ 250 triệu ng-ời xuống còn 130 triệu ng-ời, tỉ lệ nghèo đói giảm từ 30,7% xuống còn 15,1% [74], trở thành kỳ tích trong lịch sử xoá đói giảm nghèo của nhân loại. Sở dĩ nông thôn có đ-ợc sự thay đổi to lớn nh- vậy, mấu chốt đó là chế độ khoán sản đến hộ gia đình đã thích ứng đ-ợc với đặc điểm và tính quy luật của sản xuất nông nghiệp, thực hiện sự chuyển đổi chế độ sản xuất, phát huy lòng nhiệt tình sản xuất của nông dân, giải phóng tối đa sức sản xuất nông thôn bị đè nén trong suốt một thời gian dài, tăng c-ờng động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thu nhập của nông dân tăng tr-ởng nhanh chóng.

Chế độ khoán sản đến hộ thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân Trung Quốc, chủ yếu thể hiện trên các mặt:

Một là, đã giải phóng đ-ợc sức sản xuất bị thể chế công xã nhân dân tr-ớc đây ràng buộc trong nhiều năm, nâng cao nhanh chóng năng suất lao động nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp của Trung Quốc, phạm vi hoạt động sản xuất của nông dân cũng sâu rộng hơn bất kỳ giai đoạn nào tr-ớc đây. Bên cạnh đó chế độ khoán sản đến hộ gia đình cũng đã khôi phục và khẳng định lại quyền tự chủ sản xuất và quyền tự quyết của nông dân - những ng-ời trực tiếp lao động sản xuất và là chủ nhân của kinh tế tập thể. Điều này đã giúp nông dân có thể tự chủ sắp xếp và hoạt động sản xuất, có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để đ-a ra các quyết định sách l-ợc

sản xuất và kinh doanh. Quyền tự chủ không những đã phát huy mạnh mẽ tính tích cực của ng-ời nông dân và nâng cao năng suất lao động, mà còn có thể giúp họ tự do chi phối sức lao động và thời gian lao động của mình, cố gắng sử dụng sức lao động và thời gian lao động tr-ớc đây bị dồn ép, quên lãng vào các lĩnh vực có thể thu đ-ợc những lợi ích mới. Kết quả trực tiếp của tình hình trên là nông nghiệp và các ngành kinh tế khác của nông thôn phát triển mạnh mẽ, giúp cho đại đa số nông dân Trung Quốc thoát khỏi khó khăn, không ít ng-ời đã có cuộc sống sung túc. Hơn nữa tỉ lệ thặng d- của các thành quả lao động không ngừng tăng lên, ng-ời nông dân có của ăn của để, qua đó mà thu nhập của nông dân cũng tăng lên, đời sống của c- dân nông thôn cũng đ-ợc cải thiện rõ rệt.

Hai là, phát huy tính tích cực lao động của nông dân, tăng c-ờng tính trách nhiệm trong lao động của họ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt của sản xuất nông nghiệp. Sau thời kỳ hợp tác xã, do thực hiện chủ nghĩa bình quân phân công lao động, vì thế sự nỗ lực sản xuất của nông dân hoàn toàn quyết định bởi sự kiểm tra giám sát. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại không giống với sản xuất công nghiệp, nó mang đặc tính chu kỳ sản xuất dài, khó giám sát, vì thế sự giám sát lại đ-ợc quyết định bởi thành phẩm giám sát trong sản xuất. Còn chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình đã giải quyết đ-ợc vấn đề hạn chế những ng-ời ăn bơ làm biếng, giúp tính tích cực sản xuất của nông dân đ-ợc nâng cao tối đa, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt của sản xuất nông nghiệp. Từ đó thúc đẩy thu nhập của nông dân trong thời kỳ này tăng tr-ởng nhanh chóng và ổn định.

Ba là, giúp nông dân thoát khỏi sợi dây trói buộc đã không cho phép họ tự do l-u động trong nhiều năm, đã giải phóng rất nhiều nông dân ra khỏi sự ràng buộc của ruộng đất, từ đó làm nảy sinh quá trình rời đất rời làng với qui mô lớn của nông dân Trung Quốc. Kể từ khi tiến hành chế độ khoán sản phẩm, một mặt do thể chế khống chế nông dân mang tính c-ỡng bách giống nh- ở công xã nhân dân tr-ớc đây bị sụp đổ; mặt khác, do tính tích cực lao động của nông dân bị nén lại tr-ớc đây nay đã đ-ợc phát huy, đội ngũ lao động d- thừa đông đảo tích tụ trong nông thôn và nông nghiệp Trung Quốc đã bung ra, và từ giữa những năm 1980, một số lớn đã chuyển từ nông nghiệp sang các ngành khác, chuyển từ nông thôn ra thành thị. Theo dự toán, kể từ

khi chế độ khoán sản phẩm đ-ợc thực hiện Trung Quốc đã có hơn 100 triệu nông dân rời ruộng đất chuyển sang các ngành nghề khác, có hàng chục triệu ng-ời đổ về các thành phố. Chính quá trình phi nông nghiệp hoá, những ng-ời nông dân ra thành phố kiếm việc làm cũng là một nhân tố thúc đẩy làm cho thu nhập của ng-ời nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân ở trung quốc từ khi cải cách mở của đến nay (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)