Chính xu thế dãn rộng chênh lệch thu nhập giữa c dân nông thôn và thành thị sẽ gây ra những uy hiếp đến sự ổn định của chính trị và xã
2.2. ổn định quan hệ khoán ruộng đất, bảo vệ quyền sử dụng đất khoán của nông dân
2.2. ổn định quan hệ khoán ruộng đất, bảo vệ quyền sử dụng đất khoán của nông dân của nông dân
ổn định mối quan hệ thuê khoán ruộng đất, bảo vệ quyền sử dụng ruộng đất của nông dân chính là bảo vệ lợi ích căn bản nhất của ng-ời nông dân.
Chế độ khoán sản đến hộ gia đình trong nông nghiệp đ-ợc thực hiện ở những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ tr-ớc đã giải quyết đ-ợc quyền tự chủ kinh doanh sản xuất của hàng trăm triệu hộ nông dân Trung Quốc, khuyến khích và phát huy mạnh mẽ tính tích cực sản xuất của đông đảo nông dân, song nó vẫn không phải là một chế độ nông nghiệp hoàn thiện nhất có thể khiến cho nông nghiệp phát triển lâu dài và bền vững. Ng-ời ta thấy rằng chế độ khoán còn tồn tại nhiều hạn chế nh-:
Thứ nhất, phân phối bình quân ruộng đất theo nhân khẩu hoặc lực l-ợng lao động đã hạn chế sự l-u động hợp lý quyền sử dụng đất, gây trở ngại cho việc dịch chuyển ruộng đất vào tay những nông dân có khả năng làm ruộng, những nông
tr-ờng gia đình hoặc nông tr-ờng hợp tác, ruộng đất bị phân tán nhỏ lẻ, làm hạn chế việc kinh doanh và sản xuất nông nghiệp ở qui mô hợp lý, hiệu quả sản xuất thấp;
Thứ hai, chủ thể quyền sở hữu và sử dụng ruộng đất không rõ ràng, quyền sở hữu ruộng đất của nông dân không đ-ợc tôn trọng làm cho lợi ích của nông dân bị xâm hại, hiệu quả sử dụng đất không cao, ruộng đất không đ-ợc bảo vệ, hiện t-ợng ruộng đất bị sử dụng và bỏ hoang một cách tuỳ tiện diễn ra ngày càng nhiều;
Thứ ba, do quyền sở hữu và quyền sử dụng đất tách rời nhau khiến nông dân - chủ thể kinh doanh thiếu động lực để đầu t- vào ruộng đất, còn tập thể nông thôn - ng-ời sở hữu ruộng đất lại thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm đầu t-. Chính vì thế sau khi đã phát huy hết tác dụng tích cực của mình trong việc giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, chế độ khoán sản phẩm đã không thể giúp cho thu nhập của nông dân tiếp tục tăng lên. Bắt đầu từ năm 1985, tốc độ tăng tr-ởng thu nhập của nông dân chậm lại, giảm từ 11,8% năm 1985 xuống còn 5,3% năm 1987 và 1,8% năm 1990, thậm chí còn xuất hiện tăng tr-ởng âm vào năm 1989 [65].
Xét về bản chất, vấn đề thu nhập của nông dân là một vấn đề việc làm. Hạt nhân của vấn đề nông dân là mức thu nhập của ng-ời nông dân thấp, từ đó gây ra tiêu dùng không đủ, làm ảnh h-ởng đến cả nền kinh tế quốc dân. Những hạn chế của chế độ khoán đã ngăn cản sự chuyển nh-ợng và mua bán quyền tài sản ruộng đất, cản trở quá trình đô thị hoá, không có lợi cho nông thôn thực hiện kinh doanh ruộng đất với qui mô lớn. Nếu không thay đổi chính sách ruộng đất ở nông thôn, làm cho các hộ nông dân trên toàn quốc kinh doanh lâu dài trên nguồn tài nguyên đất canh tác có hạn, tất yếu sẽ gây ra tình trạng tiền công ruộng đất giảm dần trong mô thức nuôi trồng và lao động quá tập trung, năng suất giảm xuống, thậm chí gây ra hiện t-ợng không tăng tr-ởng hoặc tăng tr-ởng âm. Do tài sản ruộng đất của nông dân không thể t- bản hoá, nông dân không thể lấy ruộng đất thuê khoán mang đi thế chấp, khiến cho nông dân khó vay vốn để phát triển sản xuất.
Để hoàn thiện và khắc phục một số hạn chế của chế độ khoán ruộng đất, ngày 1 tháng 3 năm 2003, “Luật khoán ruộng đất nông thôn” bắt đầu được thực thi có nhấn mạnh để ổn định và hoàn thiện thể chế kinh doanh 2 tầng kết hợp giữa
dân quyền sử dụng đất khoán một cách lâu dài và có bảo đảm, đồng thời cũng xác minh việc thực hiện l-u chuyển quyền kinh doanh ruộng đất khoán, qui định quyền lợi và các ph-ơng thức của việc l-u chuyển này nh- kế thừa, h-ởng lợi, làm cổ đông, chuyển khoản, cho thuê, chuyển nh-ợng [67]... Một số nhà khoa học của Trung Quốc đánh giá “Luật khoán ruộng đất nông thôn” này đ-ợc coi là lần sáng tạo thứ ba1 trong cải cách chế độ ruộng đất ở Trung Quốc, sẽ đem lại cho nông dân nhiều biến đổi to lớn.
Một nghiên cứu đã chứng minh, trong số các yếu tố tài nguyên đóng góp vào thu nhập của ng-ời nông dân nh- sức lao động (bao gồm số l-ợng lao động và tố chất của lao động), ruộng đất kinh doanh, tài sản cố định mang tính sản xuất, thì số l-ợng lao động nông nghiệp có đóng góp ít nhất cho thu nhập của nông dân, còn ruộng đất thuê khoán có đóng góp lớn nhất cho thu nhập của nông dân. Theo tính toán nếu qui mô ruộng đất thuê khoán tăng lên 1% thì thu nhập thuần kinh doanh gia đình có thể tăng lên 1,5%; đóng góp của tài sản cố định mang tính sản xuất đối với thu nhập của nông dân cũng t-ơng đối lớn, tài sản cố định tăng 1% thì thu nhập thuần kinh doanh gia đình có thể tăng 1,2% [40,86].
Vì vậy, thúc đẩy l-u chuyển ruộng đất ở nông thôn, mở rộng qui mô kinh doanh ruộng đất gia đình của các hộ nông dân, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc tăng mức thu nhập nông nghiệp của ng-ời nông dân. Đi sâu cải cách thể chế tài chính nông thôn, cải thiện môi tr-ờng đầu t- của các hộ nông dân, giải quyết vấn đề vay vốn khó cho ng-ời nông dân, tăng c-ờng đầu t- cho nông nghiệp, đó chính là điểm mấu chốt để Trung Quốc xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài trong việc tăng thu nhập cho nông dân.
Gần đây nhất, Hội nghị Trung -ơng 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc (tháng 10 năm 2008) đã thông qua “Nghị quyết của Trung -ơng ĐCS Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng thúc đẩy cải cách phát triển nông thôn”, trong đó chính thức quy định
1Lần sáng tạo thứ nhất trong cải cách chế độ ruộng đất của Trung Quốc là lần cải cách sau năm 1950, đã xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, lần sáng tạo thứ hai là việc thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình vào năm 1979, trao cho nông dân quyền sử dụng và kinh doanh ruộng đất; lần sáng tạo thứ ba là việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất ở nông thôn một cách
cho phép nông dân có thể chuyển đổi quyền kinh doanh ruộng đất khoán một cách hợp pháp với các hình thức nh-: chuyển đổi quyền thuê khoán, cho thuê, trao đổi, chuyển nh-ợng, hợp tác cổ phần... Về thực tế đây là việc tiếp tục hoàn thiện quyền kinh doanh ruộng đất khoán, khiến nông dân đ-ợc đảm bảo hơn về các quyền lợi nh- quyền sở hữu, quyền sử dụng và thu lợi đối với ruộng đất khoán. Nghị quyết cũng nêu rõ cần phải xây dựng thị tr-ờng chuyển đổi quyền kinh doanh ruộng đất khoán ở nông thôn, cho phép nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô thích hợp. Theo đánh giá của Triệu Ngọc Điền - nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu kinh tế nông thôn, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, việc cho phép nông dân chuyển đổi hợp pháp quyền kinh doanh ruộng khoán là khâu đột phá quan trọng trong chế độ quản lý đất đai vốn có trên cơ sở ổn định chế độ khoán ruộng đất đến hộ gia đình ở nông thôn, xét về lâu dài, nó sẽ thúc đẩy hữu hiệu kinh tế nông thôn phát triển, thúc đẩy nông nghiệp Trung Quốc tăng sản l-ợng và nông dân tăng thu nhập [25].
Nghị quyết này có hai ý nghĩa: Một là, về mặt chế độ, kể từ khi b-ớc vào thế kỷ XXI đến nay, hoạt động l-u chuyển ruộng đất đã đ-ợc đẩy nhanh, nh-ng do ch-a có sự ủng hộ về mặt chính sách, cho nên việc chuyển đổi này th-ờng không thành công, Nghị quyết của Hội nghị Trung -ơng 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc đã tạo s- ủng hộ về chính sách, đã phát huy vai trò t-ơng đối lớn trong việc quy phạm hoá chuyển đổi ruộng đất.
Hai là, về mặt kinh tế, Nghị quyết này sẽ thúc đẩy phát triển sức sản xuất và ứng dụng công nghệ sản xuất, phát huy vai trò hết sức to lớn trên các mặt thu hút vốn đầu t- trong và ngoài n-ớc, l-u thông nông sản phẩm. Ngoài ra, bảo vệ quyền sử dụng đất khoán của nông dân, cho nông dân quyền tự do l-u chuyển ruộng đất khoán, tạo điều kiện tập trung ruộng đất qui mô lớn. Điều này không những có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà còn có lợi cho việc thúc đẩy chuyển dịch sức lao động nông thôn sang các ngành nghề thứ 2 và thứ 3, tăng thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, việc nông dân có thể chuyển nh-ợng đất khoán, dùng đất khoán để thế chấp vay vốn, hợp tác cổ phần, sẽ cho nông dân một nguồn vốn để đầu t- kinh doanh, tăng thu nhập mang tính tài sản cho nông dân.
Là một n-ớc nông nghiệp lớn, hầu hết nông dân Trung Quốc đều tiến hành sản xuất nông nghiệp phân tán trên những thửa ruộng nhỏ hẹp, năng suất không
cao. Nếu thực hiện thâm canh thông qua việc chuyển đổi quyền kinh doanh ruộng đất khoán thì có thể nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp Trung Quốc bằng việc kinh doanh qui mô lớn, từ đó thúc đẩy nông dân tăng thu nhập, đồng thời còn đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá.
Ngoài ra, để bảo vệ quyền sử dụng đất của nông dân, Hội nghị Trung -ơng 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy cải cách chế độ tr-ng dụng đất. Kể từ khi cải cách mở cửa, mặc dù Đảng và Chính phủ Trung Quốc vẫn luôn coi trọng vấn đề bảo vệ quyền lợi sử dụng ruộng đất của nông dân, nh-ng trong quá trình thực hiện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm tổn hại đến quyền lợi sử dụng ruộng đất của nông dân. Ngoài các hạn chế về quyền l-u chuyển ruộng đất, quyền sở hữu ruộng đất không rõ ràng, chế độ tr-ng thu ruộng đất còn nhiều điểm bất hợp lý nh- phạm vi tr-ng thu ruộng đất quá rộng, tiêu chuẩn bồi th-ờng thấp. Hiến pháp Trung Quốc qui định: “Vì nhu cầu lợi ích công cộng, Nhà n-ớc có thể tiến hành tr-ng thu ruộng đất theo quy định của pháp luật”,
nh-ng trong quá trình thực hiện do không có tiêu chuẩn rõ ràng thế nào là lợi ích công cộng, nên nhiều vụ việc tr-ng thu ruộng đất mang tính th-ơng nghiệp lấy danh lợi ích công cộng đã tr-ng thu ruộng đất của nông dân. Theo “Luật quản lý đất đai”, phương thức tính toán chi phí đền bù tr-ng thu ruộng đất hiện hành của Trung Quốc là tính theo giá trị sản l-ợng, cụ thể là từ 6 – 10 lần giá trị sản l-ợng bình quân của 3 năm tr-ớc, phí trợ cấp tr-ng thu ruộng đất là từ 4 – 6 lần giá trị sản l-ợng bình quân của 3 năm tr-ớc. Mức chi phí bồi th-ờng tr-ng thu đất nh- vậy là quá thấp, không đảm bảo đ-ợc kế sinh nhai của nông dân mất đất. Theo điều tra năm 2004 của tỉnh Liêu Ninh tại 14 huyện (thị) thuộc hai thành phố Thẩm D-ơng và Phủ Thuận, rất nhiều nông dân đang hình thành quần thể nghèo nàn mới. Toàn thành phố Phủ Thuận đã có 88.781 hộ nông dân mất ruộng đất, trong đó, 217 hộ bị tr-ng dụng hết toàn bộ ruộng đất, tỷ lệ thất nghiệp tới 45,9%. Có 600 gia đình nông dân tr-ớc khi bị tr-ng dụng ruộng đất thu nhập thuần bình quân đầu ng-ời đạt 4.057,5 NDT, nh-ng sau khi ruộng đất bị tr-ng dụng thì chỉ còn 2.985,3 NDT. Nh- vậy, thu nhập sau khi mất ruộng đất giảm 26,4% [22].
Để giải quyết thực trạng này, Nghị quyết Hội nghị Trung -ơng 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc đã xác định ph-ơng h-ớng cải cách chế độ tr-ng thu ruộng đất đó là “Phân định chặt chẽ ruộng đất tr-ng thu dùng cho xây dựng mang tính công ích và ruộng đất tr-ng thu dùng cho xây dựng mang tính kinh doanh, từng b-ớc thu hẹp phạm vi tr-ng thu ruộng đất, hoàn thiện cơ chế đề bù tr-ng thu ruộng đất. Căn cứ theo pháp luật tr-ng thu ruộng đất tập thể ở nông thôn, dựa theo nguyên tắc đồng địa đồng giá đền bù kịp thời, đủ giá trị cho tổ chức tập thể ở nông thôn và nông dân, giải quyết vấn đê việc làm, nhà ở, an sinh xã hội cho ng-ời nông dân bị tr-ng thu ruộng đất...”
[60]. Việc Trung Quốc thực hiện cải cách chế độ tr-ng thu ruộng đất, chú trọng giải quyết việc làm và an sinh xã hội cho ng-ời nông dân bị mất ruộng đất sẽ đem lại lợi ích cho nông dân, qua đó giúp nâng cao thu nhập cho bộ phận nông dân bị mất ruộng đất.